Việc làm sales là gì? Kỹ năng cần thiết để làm công việc sales
Sales là một trong những công việc vô cùng phổ biến trong xã hội ngày nay, là xu hướng nghề nghiệp được nhiều người lựa chọn bởi tiềm năng phát triển lớn. Vậy, hãy cùng JobsGO tìm hiểu kỹ hơn về việc làm sales trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn điều đó.
1. Việc làm sales là gì?
Việc làm sales là gì?
Việc làm sales hay còn gọi là việc làm nhân viên kinh doanh, là công việc chịu trách nhiệm giới thiệu, tư vấn, thuyết phục khách hàng mua và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, đây là việc trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp.
2. Mô tả công việc nhân viên sales
Nhân viên sales sẽ phụ trách những công việc cụ thể như sau:
2.1 Nắm bắt và hiểu rõ về sản phẩm công ty
Mục đích mà nhân viên sales hướng tới là bán được sản phẩm nhằm tăng doanh thu. Vậy nên, việc hiểu rõ về danh mục sản phẩm công ty cũng như chi tiết từng sản phẩm là công việc mà mỗi nhân viên sales đều cần phải thực hiện.
2.2 Giới thiệu, tư vấn sản phẩm cho khách hàng
Để có thể giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và thấy chuyển đổi thành hành vi mua hàng, nhân viên sales cần giới thiệu, tư vấn sản phẩm cho khách. Nhân viên sales có thể gặp gỡ trực tiếp hoặc sử dụng các phương thức như gọi điện, nhắn tin, gửi email để truyền đạt thông tin tới khách hàng.
2.3 Nghiên cứu thị trường
Nhân viên sales cũng cần nghiên cứu thị trường để hiểu rõ những xu hướng của thị trường, từ đó nắm được nhu cầu của khách hàng. Đây là nền tảng giúp nhân viên sales tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
2.4 Chủ động tìm kiếm khách hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
Chủ động tìm kiếm khách hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
Để có thể có mạng lưới khách hàng rộng lớn phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, nhân viên sales phải chủ động tìm kiếm khách hàng đang quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ và chuyển đổi hành vi của họ. Đồng thời nhân viên sales cũng cần duy trì mối quan hệ với những khách hàng hiện tại để xây dựng hệ thống khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
2.5 Báo cáo kết quả định kỳ
Trong quá trình bán hàng, nhân viên sales cũng cần theo dõi tốc độ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và báo cáo với cấp trên. Việc báo cáo kết quả định kỳ sẽ giúp nhân viên sales có thể nhìn được những hạn chế trong kinh doanh, từ đó đưa ra hướng đi phù hợp trong tương lai.
3. Mức lương nhân viên sales bao nhiêu?
Dưới đây là mức lương nhân viên sales mà bạn có thể tham khảo:
-
Nhân viên sales mới ra trường: Mức lương nhận được dao động từ 4 - 8 triệu đồng/tháng.
-
Nhân viên sales từ 1 - 3 năm kinh nghiệm: Mức lương trong khoảng từ 8 - 12 triệu đồng/tháng.
-
Nhân viên sales từ 3 - 5 năm kinh nghiệm: Mức lương dao động từ 10 - 20 triệu/tháng.
Mức lương này chưa bao gồm doanh thu từ sản phẩm bán được. Vậy nên, nếu lượng tiêu thụ sản phẩm tốt, thu nhập của nhân viên sales có thể lên tới vài chục triệu đồng/tháng.
4. Nhu cầu tuyển dụng việc làm sales hiện nay như thế nào?
Nhu cầu tuyển dụng việc làm sales hiện nay như thế nào?
Vậy nhu cầu tuyển dụng sales hiện nay như thế nào? Có thể nói, nhân viên sales là một trong những vị trí không thể thiếu của tất cả các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Bất kỳ ngành hàng, lĩnh vực nào cũng cần có nhân viên sales để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Chính vì thế, có rất nhiều cơ hội việc làm mở ra với những bạn mong muốn theo đuổi công việc nhân viên kinh doanh.
5. Kỹ năng cần thiết để làm công việc sales
Để trở thành một nhân viên sales giỏi, chuyên nghiệp, bạn cần không ngừng trau dồi và rèn luyện những kỹ năng sau:
5.1 Kỹ năng giao tiếp
Với tính chất công việc phải thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng, nhân viên sales phải có một kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo để tạo dựng và duy trì những mối quan hệ bền vững. Từ đó, mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
5.2 Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán cũng là kỹ năng quan trọng của người làm sales. Bởi kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp nhân viên sales thuyết phục khách hàng và mang lại những lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
5.3 Kỹ năng xử lý vấn đề
Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra. Vậy nên, kỹ năng xử lý vấn đề là yếu tố cần thiết giúp nhân viên sales xử lý mọi tình huống bất ngờ xảy ra, duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng.
Kỹ năng cần thiết để làm công việc sales
6. Nhận ngay việc làm sales tại JobsGO
Nếu bạn đang tìm việc làm sales thì bạn có thể tham khảo tại các trang tuyển dụng việc làm, chẳng hạn như JobsGO. Với đa dạng các lĩnh vực từ các công ty trên khắp các tỉnh thành, chắc chắn bạn sẽ chọn được công ty tuyển dụng sales phù hợp với bản thân.
Các thao tác tìm việc sales tuyển dụng trên JobsGO cực kỳ đơn giản như:
-
Bước 1: Truy cập website https://jobsgo.vn/
-
Bước 2: Tìm “Nhân viên sales/ kinh doanh” tại mục tìm kiếm và nhập địa điểm làm việc mong muốn tại ô “Địa điểm”.
-
Bước 3: Chọn công việc phù hợp và click “Ứng tuyển ngay”.
Trên đây là những chia sẻ của JobsGO về việc làm sales. Hy vọng, thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề và có căn cứ để chọn được công việc phù hợp nhất cho mình.
Câu hỏi thường gặp về việc làm Sales
1. Bằng cấp nào là cần thiết để làm trong ngành bán hàng?
Tùy thuộc vào ngành và vị trí cụ thể, nhưng đa số các vị trí bán hàng không yêu cầu bằng cấp chuyên môn cao. Ứng viên tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc có chứng chỉ liên quan đến kinh doanh và Marketing đều có thể ứng tuyển vào các vị trí bán hàng cơ bản.
2. Làm thế nào tôi có thể tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực bán hàng?
Bạn có thể tìm việc thông qua các trang web tuyển dụng uy tín ở Việt Nam như JobsGO. Ngoài ra, bạn có thể gia nhập các group Facebook liên quan đến ngành hàng mà bạn quan tâm để cập nhật thông tin việc làm mới nhất.
3. Các cơ hội phát triển sự nghiệp cho một người làm trong lĩnh vực bán hàng là gì?
Trong lĩnh vực bán hàng, bạn có cơ hội được phát triển từ những vai trò sơ khai như Sales Representative (Nhân viên Kinh doanh) đến các vị trí cao hơn như Sales Manager (Quản lý Kinh doanh), Area Sales Manager (Quản lý Khu vực), hay thậm chí là Sales Director (Giám đốc Kinh doanh). Sự phát triển này phụ thuộc vào hiệu suất công việc của bạn và khả năng quản lý, lãnh đạo khi được giao trách nhiệm cao hơn.