[Góc công sở] Làm sếp và 5 “sóng gió” không thể tránh khỏi!

Đánh giá post

Làm sếp, đứng đầu một tập thể, quản lý một công ty có lẽ là điều mà bất kỳ ai cũng mơ ước, mong muốn đạt được. Tuy nhiên, phía sau hào quang người sếp ấy lại là áp lực, là khó khăn chồng chất. Vậy cụ thể những sóng gió thường gặp khi bạn làm sếp, đó là gì? Cùng JobsGO bàn luận về chủ đề này nhé!

Gặp quá nhiều áp lực

Làm sếp, công việc của bạn không phải là ngày ngày chạy KPI cho kịp deadline, bạn sẽ phải định hướng hoạt động, lên các kế hoạch phát triển công ty, đồng thời quản lý nhân sự, công việc của các nhân viên. Do đó, trách nhiệm của bạn là rất lớn.

Làm sếp thường phải trải qua nhiều áp lực
Làm sếp thường phải trải qua nhiều áp lực

Cụ thể, đó là những áp lực làm sao để đạt hiệu quả kinh doanh cao, làm sao để công ty có thể phát triển mạnh mẽ, tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường, áp lực từ phía khách hàng, từ nhân viên,… Và đôi khi, các vấn đề đều ập đến cùng lúc khiến bạn bị quá tải, không thể chống đỡ nổi.

Để có thể giảm bớt được những áp lực này, là người quản lý, bạn nên ủy quyền nhiệm vụ cho các nhân viên cấp dưới, phân nhỏ dự án để dễ dàng theo dõi. Ngoài ra, dù làm lãnh đạo, phải lo nhiều việc nhưng bạn cũng đừng quên dành cho mình giây phút thư giãn, biết cân bằng công việc và cuộc sống nhé.

👉 Xem thêm: 5 cách tốt nhất để vượt qua áp lực công việc

Những cuộc trò chuyện không được thoải mái

Một trong những vấn đề mà bạn gặp phải khi làm sếp đó chính là sẽ có những cuộc trò chuyện không được thoải mái với nhân viên. Ví dụ như là tham gia các cuộc họp, sa thải, chuyển các cuộc đấu tranh của công ty cho nhân viên,… Với những trường hợp này thì thách thức của bạn sẽ nhiều hơn vì chúng đòi hỏi bạn phải làm sao để giao tiếp tế nhị mà vẫn giữ được sự bình tĩnh.

Vậy nên, nếu bạn phải đối mặt với thử thách này, điều quan trọng cần nhớ chính là phải thể hiện thái độ lịch sự, bình tĩnh và nên cố gắng để cởi mở hơn với nhân viên.

Gặp vấn đề về giao tiếp

Gặp vấn đề về giao tiếp
Gặp vấn đề về giao tiếp

Có không ít người làm sếp nhưng lại gặp vấn đề về giao tiếp nơi làm việc. Cụ thể đó là việc trao đổi, giao tiếp với các thành viên trong nhóm, các nhà lãnh đạo, quản lý khác không đạt hiệu quả. Điều này dẫn đến các mâu thuẫn, bất đồng và xích mích trong quá trình làm việc.

Và nếu bạn gặp phải sóng gió này, hãy cố gắng để vượt qua rào cản giao tiếp bằng cách rèn luyện, bồi dưỡng, đồng thời luôn khuyến khích về việc giao tiếp cởi mở, thoải mái với mọi người trong công ty. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tổ chức các buổi hội thảo, cuộc họp thường xuyên nhằm thúc đẩy sự gắn kết, thống nhất trong công việc giữa các thành viên trong nhóm hay ban lãnh đạo công ty.

👉 Xem thêm: 5 rào cản giao tiếp phổ biến chốn công sở & cách vượt qua

Vấn đề về cơ hội để phát triển của nhân viên

Với cương vị là một người làm sếp, việc tạo cơ hội cho nhân viên phát huy giá trị, phát triển sự nghiệp là điều rất cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp tạo động lực làm việc cũng như giữ chân nhân viên lâu dài cho công ty. Tuy nhiên, đây cũng lại là một thách thức lớn với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo.

Để giải quyết được vấn đề này, bạn hãy gặp gỡ tất cả các thành viên trong nhóm, bộ phận của mình để tìm hiểu, khám phá mục tiêu nghề nghiệp của họ. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi, quan sát để nhận thấy tài năng, phẩm chất của nhân viên, từ đó tạo cơ hội cho họ được phát triển. Một cách khác để bạn thực hiện thách thức này đó là mở các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để nhân viên được hoàn thiện bản thân hơn.

Quản lý quá nhiều

Quản lý quá nhiều
Quản lý quá nhiều cũng là vấn đề mà nhiều người làm sếp gặp phải

Người làm sếp chắc chắn sẽ phải quản lý nhiều vấn đề. Từ nhân viên đến công việc, tất cả đều sẽ do họ theo dõi, quản lý. Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, quản lý quá chặt, quá sát sao sẽ khiến nhân viên cảm thấy “ngộp thở”, họ mất đi quyền tự do, làm việc độc lập. Vai trò của người lãnh đạo là hỗ trợ, khuyến khích, định hướng cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải ngày ngày cầm tay chỉ việc. Vậy nên, nếu trở thành một người sếp, bạn hãy làm sao để quản lý công việc, nhân viên một cách hợp lý, đừng quá khắt khe, điều đó có thể khiến công việc không hiệu quả đó nhé.

👉 Xem thêm: Nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp nên làm gì? Cách xử lý ra sao?

Có thể thấy, làm sếp cũng không phải chuyện dễ dàng như chúng ta tưởng tượng. Đằng sau sự uy quyền, oai phong đó là rất nhiều sóng gió, thử thách đòi hỏi bạn phải vượt qua. Mong rằng nhưng chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn nhận ra được những điều cần thiết để đảm nhiệm thật tốt vị trí lãnh đạo của mình nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: