Ngành Quản lý năng lượng là ngành đào tạo được đánh giá là xu hướng và có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề môi trường trong tương lai. Nếu quan tâm tới môi trường, năng lượng,… bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có những hình dung cơ bản về ngành học này nhé!
Mục lục
- 1. Ngành Quản Lý Năng Lượng Là Gì?
- 2. Ngành Quản Lý Năng Lượng Học Những Gì?
- 3. Ngành Quản Lý Năng Lượng Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 4. Học Ngành Quản Lý Năng Lượng Ra Làm Gì?
- 5. Mức Lương Ngành Quản Lý Năng Lượng Cao Không?
- 6. Ngành Quản Lý Năng Lượng Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Quản Lý Năng Lượng
- 8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Lý Năng Lượng Như Thế Nào?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Quản Lý Năng Lượng Là Gì?
Ngành Quản lý năng lượng là ngành đào tạo trang bị cho sinh viên kiến thức liên quan tới các hoạt động quản lý, kỹ thuật, công nghiệp sản xuất trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng. Với khối kiến thức vững chắc được cung cấp tại trường, sinh viên ngành Quản lý năng lượng là lực lượng chính tham gia vào quá trình quản lý năng lượng, tính toán bài toán kinh tế dầu khí, hệ thống điện,…
2. Ngành Quản Lý Năng Lượng Học Những Gì?
Trong những năm đầu, sinh viên ngành Quản lý năng lượng được trang bị đầy đủ kiến thức về các môn học đại cương giống với hầu hết các trường đại học hiện nay như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, Đường lối cách mạng, Giáo dục an ninh, Quốc phòng,…
Hoàn thành khối kiến thức đại cương, sinh viên tiếp tục đi sâu vào khối kiến thức toán và khoa học cơ bản với các môn như Giải tích, Đại số, Vật lý đại cương, Hóa học,…
Khối cơ sở và cốt lõi ngành là phần kiến thức chuyên sâu gắn liền với thực tiễn bao gồm các môn học như:
- Kỹ thuật điện.
- Phân tích và quản lý dự án năng lượng.
- Quy hoạch phát triển năng lượng.
- Chính sách năng lượng.
- Nguồn năng lượng và công nghệ biến đổi.
- Quản trị sản xuất.
- Công nghệ năng lượng tái tạo là gì
Các môn học tự chọn định hướng được học cuối cùng theo 3 nhóm là Quản lý sử dụng năng lượng, Phát triển bền vững năng lượng và Học tập tại doanh nghiệp.
3. Ngành Quản Lý Năng Lượng Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Quản lý năng lượng tại một số trường đào tạo theo hình thức xét tuyển THPT trong năm 2023 như sau:
STT | Tên trường | Tổ hợp xét tuyển | Điểm chuẩn |
1 | Đại học Bách khoa Hà Nội | A00, A01, D01 | 24,98 |
2 | Đại học Điện lực | A00, A01, D01, D07 | 22 |
4. Học Ngành Quản Lý Năng Lượng Ra Làm Gì?
Hoàn thành chương trình học ngành Quản lý năng lượng, sinh viên có thể lựa chọn một trong các công việc như:
4.1. Quản Lý Môi Trường
Quản lý môi trường là công việc liên quan trực tiếp đến việc theo dõi tình hình môi trường, đánh giá tác động của năng lượng cũng như đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Công việc này hiện đang được cả các đơn vị nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước và quốc tế tuyển dụng.
4.2. Vận Hành Quản Lý Nguồn Năng Lượng
Đây cũng là một vị trí được rất nhiều bạn trẻ ngành Quản lý năng lượng quan tâm. Vận hành và quản lý nguồn năng lượng là hoạt động cần thiết với các công ty năng lượng. Tuy theo định hướng, bạn có thể chọn làm việc tại các đơn vị sản xuất, điều hành hoặc phân phối năng lượng.
4.3. Giảng Dạy Và Nghiên Cứu
Đam mê truyền đạt kiến thức và nghiên cứu sâu ngành Quản lý năng lượng, bạn có thể lựa chọn công việc giảng dạy. Một điểm thú vị ở việc làm này là bên cạnh chuyên môn chính, bạn có thể được mời tham gia làm cố vấn, diễn giả,… cho các chương trình, dự án về năng lượng.
4.4. Nghiên Cứu Và Phát Triển Năng Lượng Mới
Nhiệm vụ của bạn khi làm công việc này là nghiên cứu thực trạng sử dụng năng lượng để có giải pháp sử dụng, phát triển đồng thời nâng cao tính ứng dụng năng lượng. Đơn vị công tác của vị trí nghiên cứu và phát triển năng lượng mới thường là các trung tâm, viện nghiên cứu trên cả nước.
5. Mức Lương Ngành Quản Lý Năng Lượng Cao Không?
Ngành Quản lý năng lượng đang dần khẳng định tầm quan trọng đối với ngành công nghiệp năng lượng nước nhà. Mức lương của nhân sự ngành theo đó ngày càng có dấu hiệu khởi sắc với ngưỡng trung bình là 11,5 triệu đồng.
Trong đó, nhân sự mới thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhận mức lương từ 8 – 10 triệu. Chuyên viên có mức thu nhập tốt hơn, từ 12 – 25 triệu đồng/tháng. Mức lương của giám đốc điều hành quản lý năng lượng có thể lên tới trên 50 triệu tùy thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn.
6. Ngành Quản Lý Năng Lượng Có Được Ưa Chuộng?
Quản lý năng lượng có thể chưa được biết đến quá rộng rãi như các ngành nghiên cứu khác. Tuy nhiên, ở thời điểm các vấn đề năng lượng và môi trường đang ở mức báo động đỏ như hiện nay, ngành học này đang dần trở nên phổ biến và khẳng định vị thế riêng. Người học ngành Quản lý năng lượng được đánh giá là đón đầu xu hướng và sở hữu nhiều lợi thế hơn so với các ngành học quen thuộc đang được quan tâm ở thời điểm hiện tại.
7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Quản Lý Năng Lượng
Để theo đuổi và đạt được những thành tựu nhất định trong ngành Quản lý năng lượng, bạn cần có được những tố chất sau đây:
7.1. Khả Năng Học Tốt Các Môn Tự Nhiên
Chương trình học ngành Quản lý năng lượng chủ yếu là các môn khoa học tự nhiên. Các môn học này phân cấp từ cơ bản và ngày một nâng cao dần. Để có thể thích ứng được, bạn sẽ cần học tốt các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa,… ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
7.2. Kỹ Năng Phân Tích, Tổng Hợp.
Phân tích và tổng hợp là hai kỹ năng đặc biệt quan trọng với ngành Quản lý năng lượng. Bởi các vấn đề thuộc lĩnh vực này khó tiếp cận nên cần được “mổ xẻ” chi tiết từng chút. Nắm bắt được các vấn đề nhỏ, bạn cũng phải biết tổng hợp chúng để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc sau này.
7.3. Không Ngừng Học Tập, Nghiên Cứu
Ngành Quản lý năng lượng phức tạp, lại thay đổi mỗi ngày để thích ứng với các vấn đề quản lý năng lượng và môi trường. Để không bị bỏ lại phía sau, bạn cần học tập, nghiên cứu mỗi ngày để am hiểu sâu sắc về ngành năng lượng.
8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Lý Năng Lượng Như Thế Nào?
Nhu cầu tuyển dụng cao đem đến cho sinh viên ngành Quản lý năng lượng nhiều lựa chọn tốt tại các đơn vị uy tín như:
- Các đơn vị, tổ chức quản lý năng lượng nhà nước hoặc ngoài nhà nước.
- Công ty, doanh nghiệp phân phối, sản xuất, điều hành và cung cấp năng lượng.
- Trung tâm nghiên cứu về năng lượng và giải pháp sử dụng năng lượng.
- Các trường đào tạo có chuyên ngành Quản lý năng lượng.
Ngành Quản lý năng lượng là ngành đào tạo quan trọng với vấn đề môi trường và sử dụng năng lượng mỗi quốc gia. Cơ hội việc ngành này đang ngày càng mở rộng nên nếu thực sự đam mê nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhiệt lạnh,… bạn hãy chuẩn bị kỹ càng ngay từ hôm nay nhé!
Câu hỏi thường gặp
1. Thời Gian Đào Tạo Ngành Quản Lý Năng Lượng Bao Lâu?
Thời gian đào tạo phổ biến tại các trường đại học là 4 năm.
2. Chỉ Tiêu Tuyển Sinh Ngành Quản Lý Năng Lượng Trường Đại Học Điện Lực Như Thế Nào?
- Xét tuyển THPT: 40%.
- Xét tuyển học bạ: 55%.
- Xét tuyển kết hợp: 5%
- Xét tuyển thẳng: Không giới hạn.
3. Tìm Việc Làm Ngành Quản Lý Năng Lượng Chất Lượng Ở Đâu?
Ứng viên tìm việc làm ngành Quản lý năng lượng có thể tham khảo JobsGO. Nền tảng kết nối rộng và quy trình kiểm duyệt thông tin kỹ càng nên bạn hoàn toàn yên tâm.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)