Product Owner là gì? Nhiệm vụ của Product Owner trong dự án

Đánh giá post

Product Owner là một thuật ngữ tương đối phổ biến trong ngành công nghệ thông tin. Nghe nhiều, gặp nhiều nhưng số lượng người thực sự hiểu Product Owner là gì lại tương đối ít. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến Product Owner, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

TÌM VIỆC LÀM công nghệ thông tin

Product Owner là gì?

Product Owner hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là chủ sở hữu sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo đó, Product Owner là tập hợp những người lên kế hoạch, nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm. Để có thể làm được điều này, một Product Owner chuyên nghiệp sẽ phải phụ trách rất nhiều khâu từ nghiên cứu người dùng, làm việc với UX/UI Designer, chuẩn bị Timeline ra mắt sản phẩm,…

Product Owner là gì
Product Owner là gì? Nhiệm vụ của Product Owner trong dự án

Nhiệm vụ của Product Owner trong các dự án

Công việc của một Product Owner trong các dự án tương đối quan trọng và cần thiết. Họ là những người phụ trách nghiên cứu, lập kế hoạch để cho ra mắt sản phẩm tốt nhất dành cho người tiêu dùng. Không những vậy, Product Owner cũng là “mắt xích” kết nối các thành viên trong đội nhóm UX/UI Designer, Develop, vận hành, khách hàng. Để làm tốt những nhiệm vụ này, Product Owner cần thực hiện tốt những nhiệm vụ như sau:

  • Xác định tầm nhìn chiến lược cho sản phẩm.
  • Lập kế hoạch chuẩn bị cho việc triển khai và phối hợp với các đội nhóm trên thực tế.
  • Dự phòng tất cả các phương án, rủi ro có thể xảy ra với sản phẩm.
  • Chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề phát sinh trên thực tế của sản phẩm.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan khác bên cạnh sản phẩm như chiến lược, định vị sản phẩm, thương hiệu,…
  • Chịu trách nhiệm thay đổi các phương án phù hợp nhất với sản phẩm khi triển khai trên thực tế.
  • Nắm bắt tinh thần sản phẩm và truyền đạt tới tất cả đội nhóm cùng nghiên cứu, sáng tạo.
  • Đánh giá chính xác nhất tiến độ sản phẩm để có thể đưa ra những cải tiến phù hợp nhất.

 👉 Xem thêm: PO là gì? Tổng hợp những thông tin liên quan đến PO

Phân biệt Product Owner và Product Manager

Trên thực tế, Product Owner và Product Manager là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn dù bản chất khác biệt hoàn toàn.

Theo đó, Product Manager là quản lý sản phẩm. Công việc của họ chủ yếu liên quan đến giám sát, phát triển thị trường, thực hiện các chiến dịch kinh doanh,… để phục vụ tốt nhất cho sản phẩm trước và sau khi tung ra thị trường. Các nhiệm vụ này của Product Manager sẽ được tiến hành song song với Product Owner sao cho sản phẩm hoàn thành, các chiến lược Release cũng được chuẩn bị chỉn chu nhất. Trong quá trình làm việc. Product Manager cũng phải làm việc thường xuyên với Product Owner để có cách tiếp cận đúng đắn nhất với sản phẩm.  

Nếu công việc của Product Manager liên quan đến giám sát, chiến lược thì nhiệm vụ của Product Owner chủ yếu xoay quanh giá trị cốt lõi của sản phẩm. Họ phải nghiên cứu, lập kế hoạch, làm việc với các phòng ban để có thể đưa được những sản phẩm chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng.

 👉 Xem thêm: Tầm quan trọng của Product Management

Những tố chất cần có của một Product Owner chuyên nghiệp

Trở thành một Product Owner chuyên nghiệp liệu có khó? Dưới đây là những tố chất cần có của một Product Owner mà chúng tôi đã tổng hợp được, bạn có thể tham khảo để có những chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.

Hiểu về sản phẩm, thị trường đang phát triển

Product Owner là gì
Những tố chất cần có của một Product Owner chuyên nghiệp

Nắm bắt về sản phẩm đang nghiên cứu là yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành một Product Owner thành công. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc hiểu sản phẩm thì chưa đủ. Bạn còn cần hiểu thị trường mà mình đang muốn hướng đến. Có cách hiểu đúng, Product Owner sẽ có những định hướng tốt nhất để phát triển những nghiên cứu của mình.

Kỹ năng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng

Hiểu về hành vi người tiêu dùng giúp bạn có những định hướng đúng đắn ngay trong quá trình phát triển sản phẩm. Theo đó, Product Owner có thể căn cứ vào hành vi khách hàng và dự đoán chính xác những gì họ mong muốn. Như vậy, những đặc trưng của sản phẩm được phát triển là có căn cứ, thiết thực chứ không phải dựa trên suy đoán. Nhờ vậy, số lượng khách hàng thực sự cần sản phẩm sẽ rất lớn và không ngừng tăng lên khi đánh trúng tâm lý, hành vi của họ.

 👉 Xem thêm: ux designer tuyển dụng

Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý công việc

Product Owner là gì
Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý công việc

Không chỉ với Product Owner, đây là hai kỹ năng cần thiết đối với mọi ngành nghề hiện nay. Tuy nhiên, với một công việc đòi hỏi sự linh hoạt như Product Owner thì việc sắp xếp công việc và giải quyết vấn đề lại quan trọng hơn bao giờ hết. Theo đó, bạn không cần phải quá xuất sắc mới có thể trở thành một Product Owner. Sự nhanh nhạy và sắp xếp công việc hợp lý mới là những thứ bạn thực sự cần để đi xa với vị trí Product Owner.

 👉 Xem thêm: Các bước giải quyết vấn đề hiệu quả

Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “ Product Owner là gì?”. Nếu bạn quan tâm đến các vị trí Product Owner tuyển dụng mới nhất, hãy truy cập JobsGO ngay để tạo CV và ứng tuyển ngay nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: