Những điều cần biết để học Marketing hiệu quả

Đánh giá post

Marketing cũng giống như các lĩnh vực khác luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Các xu hướng và công nghệ mới xuất hiện thường xuyên, nhanh chóng thay đổi cách chúng ta tương tác với khách hàng và khách hàng tiềm năng. Để trở thành một người làm Marketing thành công, bạn cần phải sở hữu nhiều kiến thức, kỹ năng, tố chất khác nhau. Vậy những điều cần biết để học Marketing hiệu quả là gì? Cùng JobsGO đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. Những kiến thức cần biết để học Marketing

Để học Marketing hiệu quả, trước hết bạn cần phải nắm được những kiến thức căn bản của ngành cũng như các lĩnh vực liên quan.

1.1 Kiến thức ngành Marketing

Những kiến thức Marketing bạn cần có gồm:

  • Khái niệm cơ bản các yếu tố trong Marketing như 4P, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Tìm hiểu về các xu hướng và chiến lược marketing hiện đại như marketing số, marketing truyền thông xã hội, Marketing nội dung, Marketing quan hệ khách hàng và Marketing trực tuyến.
  • Đọc và tìm hiểu các tài liệu, sách vở, blog, podcast và các nguồn thông tin khác liên quan đến Marketing để có được kiến thức và kỹ năng cần thiết.
những điều cần biết để học marketing hiệu quả
Những kiến thức cần biết để học Marketing

1.2 Kiến thức kinh doanh

Học Marketing không chỉ đòi hỏi kiến thức về Marketing mà còn cần kiến thức về kinh doanh nói chung. Vì Marketing là một phần của kinh doanh và bạn cần hiểu cách hoạt động của các hoạt động kinh doanh khác cũng như cách chúng tương tác với nhau.

Một số kiến thức kinh doanh quan trọng để học cùng với Marketing bao gồm:

  • Kế hoạch kinh doanh và phân tích SWOT: Hiểu rõ về mục tiêu kinh doanh và điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức của doanh nghiệp để xác định chiến lược Marketing phù hợp.
  • Quản lý tài chính: Hiểu cách quản lý ngân sách, tài chính và đầu tư để có thể đưa ra quyết định Marketing hợp lý.
  • Quản lý nhân sự: Hiểu cách quản lý và phát triển nhân sự để có được đội ngũ nhân viên tốt nhất trong việc triển khai chiến lược Marketing.
  • Quản lý sản xuất và hoạt động: Hiểu cách quản lý sản xuất và hoạt động để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
  • Luật pháp và quy định: Hiểu về các quy định, luật pháp và chính sách liên quan đến Marketing và kinh doanh để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình.

1.3 Các kiến thức liên quan đến phân tích dữ liệu

Trong thời đại số hóa hiện nay, phân tích dữ liệu trở thành một phần quan trọng của Marketing. Vì vậy, nếu muốn học Marketing hiệu quả, bạn cần có kiến thức và kỹ năng phân tích dữ liệu.

Các kiến thức liên quan đến phân tích dữ liệu mà bạn cần học để áp dụng trong Marketing bao gồm:

  • Các phương pháp phân tích dữ liệu cơ bản: Hiểu rõ về các phương pháp phân tích dữ liệu như khai thác dữ liệu, phân tích đa biến, phân tích nguyên nhân, phân tích dữ liệu chuỗi thời gian,…
  • Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu: Tìm hiểu các công cụ phân tích dữ liệu như Excel, SPSS, R, SAS, Tableau, Power BI,… để phân tích dữ liệu và trình bày kết quả một cách trực quan.
  • Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là một phần quan trọng của Marketing, bạn cần hiểu cách thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu từ các cuộc khảo sát, cuộc thăm dò để có được thông tin về khách hàng, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.
  • Marketing số: Tìm hiểu về Marketing số, cách sử dụng dữ liệu số và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định, cải thiện hiệu quả của các chiến lược Marketing.
  • SEO và PPC: Hiểu cách phân tích dữ liệu từ các công cụ SEO và PPC để đưa ra quyết định trong việc tối ưu hóa website và chiến lược quảng cáo trực tuyến.

2. Những kỹ năng cần có để học Marketing hiệu quả

Những kỹ năng mà dân Marketing không thể thiếu khi học và ứng tuyển việc làm Marketing hiệu quả đó là:

2.1 Kỹ năng duy trì và phát triển các mối quan hệ

Học Marketing cần những tố chất gì
Kỹ năng duy trì và phát triển các mối quan hệ

Mặc dù rất nhiều hoạt động Marketing được thực hiện trực tuyến ngày nay, nhân viên Marketing vẫn phải tương tác với đồng nghiệp và khách hàng tiềm năng của họ. Tất nhiên, các công cụ Digital Marketing đã thay đổi nhưng các mô hình vẫn vậy.

Do đó, các Marketer cần sở hữu kỹ năng giao tiếp và làm việc cùng với các nhân viên, phòng ban khác. Theo 86% giám đốc dự án và nhân viên, việc thiếu giao tiếp và hợp tác trong công việc có thể dẫn đến thất bại trong các chiến dịch.

Tất nhiên, ngoài các quan hệ cùng đồng nghiệp, nhân viên Marketing cũng cần học cách duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành với thương hiệu luôn là thành công lớn và là mục đích của mọi Marketer. Ngược lại, nếu không thể duy trì liên hệ với khách hàng, quá trình Marketing chắc chắn không thể thành công.

2.2 Kỹ năng sáng tạo và tiếp thị nội dung

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà người làm Marketing hiện đại cần có chính là kỹ năng tiếp thị và sáng tạo nội dung. “Content is King” – câu nói nổi tiếng của tỷ phú người Mỹ Bill Gates đã phần nào nói lên tầm quan trọng của việc sáng tạo nội dung.

Nhân viên Marketing cần có kỹ năng Content Marketing để thu hút khách hàng truy cập, tương tác bằng các nội dung trên website, các mạng xã hội (social media). Ngoài ra, gửi nội dung qua email cũng là công cụ hiệu quả nhằm nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Trong thời công nghệ phát triển vũ bão, người làm Marketing phải nghiên cứu, luôn luôn cập nhật và tạo ra các nội dung phù hợp để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành các đơn hàng. Ngoài nội dung bằng văn bản thông thường, các marketer còn phải sản xuất nội dung bằng hình ảnh, video hay các dạng nội dung khác như podcast, ebook,..

Một nghiên cứu của Hubspot (Blog hàng đầu về Marketing) chỉ ra rằng 54% khách hàng hiện nay thích các nội dung thể hiện bằng video. Vì vậy, người làm Marketing hiện đại cần có kỹ năng chỉnh sửa, thiết kế và dựng video cơ bản để tạo ra các nội dung trực quan thu hút khách hàng.

Hơn nữa, kỹ năng viết quảng cáo (copywriting) sẽ giúp người làm tiếp thị bán hàng tốt hơn thông qua trang đích (landing page) hay các sàn thương mại điện tử (E-commerce).

Xem thêm: 7 việc làm hữu ích khi “bí” ý tưởng sáng tạo

2.3 Kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Google hay các công cụ tìm kiếm khác đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu khách hàng. Thật vậy, khi khách hàng có nhu cầu mua một sản phẩm họ sẽ thực hiện một loạt tìm kiếm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Thống kê từ BrightEdge – công ty hàng đầu trong lĩnh vực SEO chỉ ra rằng 51% lưu lượng truy cập trang web và 40% doanh thu của họ đến từ lưu lượng truy cập không trả phí. Để giúp website luôn hiển thị trong top đầu khi người dùng tìm kiếm các từ khóa Marketer cần nắm vững các kỹ năng SEO.

Các kỹ năng tối ưu công cụ tìm kiếm bao gồm nghiên cứu từ khóa, SEO Onpage và Offpage, xây dựng hệ thống link liên kết (backlink),.. Bằng cách đầu tư vào SEO, bạn sẽ tăng khả năng hiển thị của sản phẩm dịch vụ với khách hàng tiềm năng hơn.

2.4 Kỹ năng truyền thông mạng xã hội

Những điều cần biết trước khi học marketing
Kỹ năng truyền thông mạng xã hội

Trong những năm gần đây, mạng xã hội đã trở thành một trong những nền tảng phổ biến và thu hút lượng tương tác khổng lồ. Ngoài tương tác với bạn bè, người dùng còn thường xuyên tương tác với thương hiệu, doanh nghiệp qua mạng xã hội.

Theo trang thống kê GlobalWebIndex, 54% các trình duyệt xã hội sử dụng Social Media để nghiên cứu về sản phẩm.

Một số kênh Social Media phổ biến hiện nay cho doanh nghiệp:

  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Snapchat

Tất nhiên, tùy theo mỗi đặc điểm riêng của mỗi mạng xã hội mà các yếu tố nhân khẩu học và cách truyền thông riêng. Người làm Marketing cần phải nghiên cứu chọn ra các kênh truyền thông xã hội tốt nhất cho doanh nghiệp để tương tác với khách hàng.

Xem thêm: Tạo Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng Qua Mạng Xã Hội

2.5 Kỹ năng tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)

Nếu bạn muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh hơn, nhắm đối tượng mục tiêu chính xác và hiệu quả hơn, Digital Marketing là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Thật vậy, thống kê từ Google chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhỏ có mức tăng trưởng doanh thu cao hơn gấp 4 lần khi học sử dụng các công cụ kỹ thuật số như quảng cáo trực tuyến và phân tích dữ liệu so với các doanh nghiệp không sử dụng chúng.

Một số nền tảng quảng cáo kỹ thuật số phổ biến:

  • Google
  • Facebook
  • Ad Network
  • Instagram
  • Twitter
  • Pinterest

Tuy nhiên, Marketer cần cẩn trọng khi đưa ra các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng bởi mỗi nền tảng có đặc thù tương đối khác nhau. Nếu không có sự chọn lọc, bạn sẽ lãng phí ngân sách quảng cáo của mình. Với mỗi nền tảng, người làm Marketing cần học cách đặt ngân sách, nhắm mục tiêu, theo dõi kết quả hay thực hiện test A/B,…

Xem thêm: Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Digital Marketing

2.6 Kỹ năng tiếp cận

Dù là tiếp thị trực tuyến hay ngoại tuyến, nhiệm vụ chính của Marketing là tiếp cận với các nhóm, cộng đồng mà khách hàng thuộc về.

Nếu bạn đang tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng trực tuyến, bạn cần phải tiếp cận để:

  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
  • Bài đăng của khách hàng (User Generated Content) – nội dung do chính khách hàng tạo ra
  • Xây dựng các liên kết

Việc có thể tương tác với các khách hàng chưa biết nhiều tới doanh nghiệp là một kỹ năng quan trọng. Tiếp cận với càng nhiều khách hàng mới giúp bạn có thể đem lại doanh thu cũng như tăng thêm danh tiếng cho doanh nghiệp.

2.7 Kỹ năng quản lý thời gian và các dự án

Trong thời đại mà tính đa nhiệm của một nhân viên Marketing được đánh giá rất cao, bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian cũng như các dự án bạn tham gia.

Để quản lý thời gian hiệu quả, các Marketer có thể trau dồi thêm các kỹ năng:

  • Thiết lập mục tiêu
  • Theo dõi mục tiêu
  • Chia nhỏ mục tiêu trong thời gian ngắn theo mức độ quan trọng
  • Làm báo cáo về các nhiệm vụ đã thực hiện

Những kỹ năng nêu trên cũng các kỹ năng để quản lý thời gian khác giúp người làm Marketing tập trung và nâng cao hiệu suất làm việc. Điều này cũng giúp bạn hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.

2.8 Kỹ năng phân tích dữ liệu

Những điều cần biết trước khi theo học ngành marketing
Kỹ năng phân tích dữ liệu

Kỹ năng phân tích dữ liệu đã trở thành một thành phần thiết yếu của một nhân viên Marketing hiện đại. Trên thực tế, 64% giám đốc Marketing (CMO) “hoàn toàn đồng ý” rằng tiếp thị dựa trên dữ liệu là yếu tố quan trọng để thành công trong các chiến dịch Marketing hiện nay.

Cho dù bạn làm việc trong lĩnh vực tạo nội dung, tiếp thị sản phẩm hay quảng cáo, bạn phải có khả năng đo lường và phân tích các chiến dịch của mình bằng cách sử dụng các chỉ số và điểm dữ liệu cụ thể. Không có gì ngạc nhiên khi các kỹ năng cứng về dữ liệu và tiếp thị là kỹ năng được các công ty tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2019 theo một báo cáo gần đây của LinkedIn.

Tất nhiên, không phải mọi nhân viên Marketing sẽ là một bậc thầy về phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, tất cả các Marketer hiện đại phải nắm chắc các công cụ và số liệu khác nhau có thể theo dõi và phân tích các chiến dịch của họ.

2.9 Kỹ năng đo lường ROI (return on investment)

ROI hay Return on Investment là chỉ số biểu thị tỷ suất hoàn vốn trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để các doanh nghiệp hiểu được chính xác mức độ tác động của hoạt động Marketing tới chỉ số ROI là điều không hề đơn giản. Đó là lý do tại sao 93% giám đốc bộ phận Marketing nói rằng họ gặp khó khăn trong việc cấp các thông tin để đo lường chỉ số ROI.

Thông thường, các Marketer thực hiện các chiến dịch nhắm vào các mục tiêu chính như nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng hay các chiến dịch gia tăng chuyển đổi. Người làm Marketing cần sở hữu kỹ năng theo dõi phân tích các chỉ số để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh các chiến dịch phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu chính xác giá trị của những chỉ số đó với doanh nghiệp.

Ví dụ về các câu hỏi cần trả lời khi thực hiện chiến dịch Marketing:

Đâu là giá trị của:

  • Lượt truy cập trong chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu
  • Khách hàng tiềm năng trong chiến dịch Remarketing
  • Khách hàng mới trong suốt vòng đời khách hàng của họ

Người làm Marketing cũng như doanh nghiệp cần chú trọng vào phân tích chỉ số ROI nhằm đánh giá được hiệu quả của hoạt động Marketing đối với doanh nghiệp.

3. Những tố chất cần có để học Marketing

Ngoài kiến thức, kỹ năng, các bạn còn cần có tố chất để học ngành Marketing đó là:

3.1 Năng động

Để học Marketing hiệu quả, bạn cần năng động. Lĩnh vực Marketing thường xuyên thay đổi và cập nhật theo xu hướng, thị trường, vì vậy bạn cũng phải luôn cập nhật, học hỏi những thay đổi này để đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Ngoài ra, sự năng động còn bao gồm khả năng thích ứng với tình huống khác nhau và đưa ra quyết định nhanh chóng. Marketing là một lĩnh vực đòi hỏi sự nhanh nhạy và linh hoạt trong việc phân tích, đưa ra quyết định. Do đó, bạn cần có khả năng này.

3.2 Nhạy bén với thị trường

Học Marketing, bạn cũng cần phải có khả năng nhạy bén với thị trường. Điều này có nghĩa là bạn cần phải hiểu và đánh giá đúng những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, bao gồm:

  • Xu hướng: Bạn cần nắm bắt được xu hướng của thị trường, ví dụ như xu hướng tiêu dùng, thị trường công nghệ, thị trường tài chính,… Điều này sẽ giúp bạn hiểu được nhu cầu của khách hàng và đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp.
  • Đối thủ: Bạn cần phải nghiên cứu và đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh của mình. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, từ đó đưa ra các chiến lược Marketing hiệu quả.
  • Khách hàng: Bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Môi trường: Bạn cần đánh giá đúng tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của thị trường để đưa ra các chiến lược Marketing tốt nhất.

3.3 Giao tiếp tốt

5 tố chất cần có để học tốt ngành Marketing
Những tố chất cần có để học Marketing

Khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần phải liên tục giao tiếp với các đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và cấp quản lý để truyền đạt thông tin, đưa ra các ý tưởng hay giải pháp Marketing.

Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp còn giúp bạn xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác, tạo sự tin tưởng, giúp tăng cường độ uy tín của thương hiệu mà bạn đang quảng cáo.

Để nâng cao khả năng giao tiếp của mình, bạn có thể tham gia các khóa học, đào tạo hoặc tìm kiếm các tài liệu chuyên ngành về giao tiếp, thuyết trình, truyền thông,… Ngoài ra, thực hành liên tục và tìm cách áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cũng là một cách hiệu quả để nâng cao khả năng giao tiếp của bạn.

3.4 Có tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là một yếu tố rất quan trọng giúp bạn học Marketing hiệu quả. Trong lĩnh vực này, bạn cần phải tìm cách nghĩ ra các ý tưởng mới, sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra giá trị cho thương hiệu.

Để phát triển tư duy sáng tạo, bạn có thể tham gia các cuộc thi ý tưởng, thực hành tạo ý tưởng, tìm hiểu các phương pháp tạo sáng tạo, đọc sách về tư duy sáng tạo và thường xuyên tìm kiếm ý tưởng mới từ các nguồn khác nhau.

3.5 Ham học hỏi

Với sự phát triển liên tục của công nghệ và thị trường, kiến thức trong lĩnh vực Marketing cũng đang thay đổi liên tục và phát triển mới. Vì vậy, để học Marketing hiệu quả, bạn cần có khả năng tìm kiếm thông tin, học hỏi và cập nhật kiến thức thường xuyên.

Ham học hỏi giúp bạn tìm kiếm và tiếp cận các nguồn kiến thức mới nhất, bao gồm sách vở, bài báo, bài viết trên mạng, khóa học và các chương trình đào tạo, từ đó giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong lĩnh vực Marketing.

Ham học hỏi cũng giúp bạn tìm hiểu về các xu hướng mới, các phương thức và công cụ tiếp thị mới nhất, từ đó giúp bạn phát triển chiến lược Marketing và tăng cường hiệu quả công việc của mình.

Trên đây là những điều cần biết để học Marketing hiệu quả dành cho bạn. Hy vọng rằng JobsGO đã đưa đến những thông tin hữu ích cho bạn trên con đường phát triển trong ngành Marketing. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm ngành Marketing uy tín với mức đãi ngộ hấp dẫn, bạn có thể tìm hiểu thêm tại website tìm việc làm JobsGO nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: