Top 10 Các Sàn Thương Mại Điện Tử Hút Khách, Hot Nhất Việt Nam

5/5 - (1 vote)

Khi công nghệ phát triển thì các sàn thương mại điện tử cũng theo đó hình thành và mở rộng, thu hút nhiều doanh nghiệp, cá nhân, người tiêu dùng. Để biết thêm thông tin về các sàn này, hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở bài viết sau.

Mục lục

Sàn Thương Mại Điện Tử Là Gì?

Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Sàn giao dịch thương mại điện tử hay còn được biết đến là các sàn thương mại điện tử. Đây là trang web diễn ra toàn bộ hoạt động mua, bán, giao dịch online giữa người mua và người bán.

Hiểu theo một khác thì đây chính là những website thương mại điện tử. Nó cho phép doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (thương nhân) là chủ sở hữu hoặc quản lý trang web đó có thể trực tiếp bán hàng, cung cấp các dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu tại đó.

> Tìm hiểu thêm: Market place là gì?

Ưu – Nhược Điểm Của Kinh Doanh Sàn Thương Mại Điện Tử

Kinh doanh sàn TMĐT có nhiều ưu điểm và nhược điểm khác nhau như:

Ưu Điểm

  • Tiếp cận thị trường rộng lớn: Sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng trên toàn quốc và quốc tế mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý.
  • Chi phí thấp hơn: Việc vận hành một cửa hàng trực tuyến thường có chi phí thấp hơn so với cửa hàng vật lý bởi có thể tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, nhân viên và một số chi phí khác.
  • Tiện lợi cho khách hàng: Khách hàng có thể mua sắm bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối internet.
  • Đa dạng sản phẩm: Sàn thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp trưng bày một lượng lớn sản phẩm mà không bị giới hạn bởi không gian.
  • Dữ liệu và phân tích: Các sàn thương mại điện tử cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
  • Quảng cáo và tiếp thị dễ dàng: Các sàn thương mại điện tử thường có sẵn các công cụ quảng cáo, tiếp thị giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.

Nhược Điểm

  • Cạnh tranh cao: Sự phổ biến của sàn thương mại điện tử dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng và sản phẩm đặc biệt để trở nên nổi bật trên thị trường.
  • Chi phí hoa hồng và phí dịch vụ cao: Nhiều sàn thương mại điện tử thu phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng hoặc phí dịch vụ hàng tháng, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Phụ thuộc vào nền tảng: Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nghĩa là doanh nghiệp phụ thuộc vào quy định và chính sách của nền tảng đó. Sự thay đổi bất ngờ từ nền tảng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Vấn đề về quản lý tồn kho: Khi số lượng đơn hàng tăng, việc quản lý tồn kho và xử lý đơn hàng có thể trở nên phức tạp và tốn kém.
  • Bảo mật và rủi ro công nghệ: Kinh doanh trực tuyến đòi hỏi sự đầu tư vào bảo mật thông tin và quản lý rủi ro công nghệ để bảo vệ dữ liệu của khách hàng, doanh nghiệp.
  • Trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm mua sắm trực tuyến có thể không đáp ứng được đầy đủ như mua sắm trực tiếp, đặc biệt đối với các sản phẩm cần kiểm tra chất lượng hoặc thử trước khi mua.

Tóm lại, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử có thể mang lại nhiều lợi ích nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng các công cụ và chiến lược phù hợp, đồng thời cần phải quản lý tốt các nhược điểm để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Sàn Giao Dịch Thương Mại Điện Tử Mang Lại Những Lợi Ích Gì?

Sự phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử giúp cuộc sống của cá nhân và tổ chức trở nên thuận tiện hơn. Cụ thể là:

Đối Với Người Tiêu Dùng

  • Bạn có thể thỏa mái mua sắm mọi loại hàng hóa nào dù ở bất kỳ đâu hay ở thời điểm nào. Sẽ không có giới hạn về không gian, thời gian khi bạn mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.
  • Các loại sản phẩm trên sàn thương mại điện tử vô cùng đa dạng, phong phú, giúp bạn có hàng ngàn lựa chọn. Bạn có thể tìm kiếm bất kỳ sản phẩm nào theo nhu cầu mà không cần đến trực tiếp cửa hàng, siêu thị,…
  • Khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, bạn có thể so sánh mức giá giữa nhiều gian hàng, thương hiệu,… khác nhau. Tuyệt vời hơn, bạn còn có thể mua hàng hóa với giá “hời” do không bị cộng tiền điện nước, mặt bằng,… như mua hàng trực tiếp.
  • Hình thức mua thanh toán trên các sàn thương mại điện tử đa dạng từ thanh toán qua thẻ, ví điện tử, tiền mặt,… phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.

Đối Với Doanh Nghiệp Bán Hàng

Sàn thương mại điện tử mang lại những lợi ích gì?
Sàn thương mại điện tử mang lại những lợi ích gì?

Đối với doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử như một kênh bán hàng mới để gia nhập thị trường kinh doanh 4.0 đầy sôi động. Tại các trang bán hàng trực tuyến này, doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tiếp cận với người mua trong nước mà còn cả quốc tế.

Chi phí vận hành sàn thương mại điện tử trên thực tế cũng thấp hơn nhiều so với đầu tư hệ thống cửa hàng với hàng loạt chi phí phát sinh như tiền mặt bằng, tiền thuê nhân sự, tiền điện, tiền nước,…

Không những vậy, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử có quy định, chính sách riêng giúp việc kinh doanh nhanh chóng ổn định hơn.

10 Sàn Thương Mại Điện Tử Hot Nhất Hiện Nay

Theo các số liệu thống kê, lượng truy cập của người Việt vào các sàn thương mại điện tử tương đối lớn. Giữ top đầu trong số đó phải kể đến các trang thương mại điện tử sau:

Sàn Thương Mại Điện Tử Shopee

Có thể nói, với tốc độ phát triển của mạng internet như hiện nay, Shopee đang dần phủ sóng khắp cả nước. Đây là kênh bán hàng hiệu quả hàng đầu và cũng là sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, sàn thương mại điện tử Shopee đang dần trở thành một xu hướng mua sắm của không ít bộ phận giới trẻ.

Sàn thương mại điện tử Shopee
Sàn thương mại điện tử Shopee

Bản chất của Shopee chính là một social E-commerce Platform – nền tảng website thương mại điện tử có tích hợp cùng mạng xã hội. Chính vì thế mà người dùng có thể tương tác dễ dàng hơn với người bán hàng trên Shopee, việc trao đổi thông tin cũng thuận tiện hơn. Nếu bạn đang tìm hiểu cách kiếm tiền trên Shopee, đây là một trong những lợi thế lớn để tối ưu việc kinh doanh và tăng doanh thu của mình.

>>> Đọc thêm: Môi trường làm việc tại Shopee

Sàn Thương Mại Điện Tử Lazada

Khác với Shopee, Lazada là một sàn TMĐT của Đức, được thành lập bởi Maximilian Bittner. Hiện nay Lazada đang hoạt động và phát triển tại các nước khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore.

Đến năm 2015 Lazada được mua lại bởi Jack Ma và đã có những bước phát triển vô cùng nổi bật ở nước ta. Cái tên này trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn, cung cấp nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng.

Sàn Thương Mại Điện Tử Tiki

Có thể bạn chưa biết, định hướng ban đầu mà Tiki hướng đến là một nhà sách trực tuyến. Thế nhưng sau 9 năm hoạt động và phát triển, Tiki đã trở thành một trang web thương mại điện tử nổi bật, cung cấp sản phẩm thuộc 15 ngành khác nhau.

Sàn thương mại điện tử Tiki
Sàn thương mại điện tử Tiki

Hiện nay Tiki đang hoạt động tuân theo mô hình B2C. Cùng với mục tiêu là trang thương mại điện tử uy tín hàng đầu cho khách hàng, vì thế Tiki đặt ra những quy định nghiêm ngặt cho người bán. Cụ thể, người bán hàng phải cung cấp giấy phép kinh doanh, chứng minh nguồn gốc tài sản,…

Sàn Giao Dịch Thương Mại Điện Tử Sendo

Sendo là nhà bán lẻ thương mại điện tử, công ty con trực thuộc tập đoàn FPT. Với phương châm “Trăm người bán – Vạn người mua”, Sendo thực sự đem đến cho người sử dụng những dịch vụ chất lượng.

Cùng với đó, không ngừng thay đổi để tiến lên phía trước cũng là mục tiêu hàng đầu được “con cưng” tập đoàn FPT đặt ra trong quá trình hoạt động. Sự nỗ lực đặc biệt giúp Sendo ghi dấu ấn với hàng loạt thành tựu nổi bật như:

  • Sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam tính theo lưu lượng truy cập (Đồng hạng Shopee theo số liệu iPrice).
  • Đạt doanh thu cao thứ hai trong nhóm ngành Thương mại điện tử, chỉ xếp sau Lazada vào 2014.

Sàn Thương Mại Điện Tử Hotdeal

Được biết đến như một sàn thương mại điện tử “đời đầu, Hotdeal ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khách hàng từ thời điểm mới ra mắt cho đến hiện tại. Thường xuyên áp dụng deal giá tốt, không ngừng đa dạng mặt hàng kinh doanh,…, Hotdeal sở hữu lượng truy cập cao và doanh thu tương đối ổn định.

Lựa chọn Hotdeal, bạn có thể dễ dàng lựa chọn danh mục mua sắm như ẩm thực, vé sự kiện, dịch vụ làm đẹp,… và nhận hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn.

Sàn thương mại điện tử Hotdeal
Sàn thương mại điện tử Hotdeal

Sàn Thương Mại Điện Tử Adayroi

Adayroi là sàn thương mại điện tử được sáng lập và đầu tư bởi tập đoàn hàng đầu Việt Nam – Vingroup. Sở hữu hệ thống cửa hàng đa dạng và được đầu tư đồng bộ, toàn diện, Adayroi thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng với nhu cầu, khả năng tài chính khác nhau.

Nằm trong lộ trình tái cơ cấu của tập đoàn Vingroup (VIC), nhằm tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực ưu tiên cốt lõi là Công nghiệp – Công nghệ, trang thương mại điện tử Adayroi sẽ ngừng cung cấp dịch vụ từ 20/12/2019. Bạn không cần lo lắng vì khách hàng của Adayroi sẽ được hưởng chính sách đặc quyền thẻ VinID.

Sàn Thương Mại Điện Tử Alibaba

Nếu như là một tín đồ hàng Quảng Châu, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua Alibaba được. Đây là một sàn thương mại điện tử Trung Quốc vô cùng lớn, thay đổi nhiều thói quen của người tiêu dùng.

Khác với các trang buôn bán khác, Alibaba là một sàn chuyên bán sỉ, bán buôn các loại mặt hàng như: Máy móc, linh kiện, đồ điện tử, đồ dùng gia dụng,…

Sàn thương mại điện tử Alibaba
Sàn thương mại điện tử Alibaba

Một khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử Alibaba bạn cần phải lưu ý:

  • Giá để trên trang web chỉ là giá tham khảo, nếu muốn biết giá chính xác bạn phải nhắn tin hỏi trực tiếp nhà sản xuất.
  • Thời gian giao hàng tương đối lâu.
  • Các phụ phí giao hàng cũng cao hơn nhiều so với các trang khác.

Sàn Thương Mại Điện Tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon trực thuộc công ty Amazon.com Inc được dành riêng cho thị trường Mỹ. Với sự phát triển vượt bậc, Amazon trở thành một trang web bán lẻ hàng đầu trên thế giới, phân phối khắp 220 nước với hàng triệu người dùng. Lượng khách hàng tăng nhanh, nhu cầu của họ cũng nhiều lên. Amazon muốn đáp ứng toàn bộ nhu cầu đó và đã trở thành một kho hàng khổng lồ.

Nếu như bạn muốn kinh doanh, buôn bán trên sàn thương mại này, trước tiên phải đăng ký gian hàng và trả tiền thuê gian hàng đó là xong. Nhìn chung về thủ tục mua bán trên Amazon tương đối đơn giản, không phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho 3 bên. Ngoài 2 sàn thương mại điện tử này, bạn còn có thể tham khảo thêm sàn thương mại điện tử Fado, sàn thương mại điện tử Postmart cũng khá hấp dẫn và thú vị đó.

Sàn thương mại điện tử Amazon
Sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn Thương Mại Điện Tử Taobao

Taobao thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, là sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc với lượng người dùng khổng lồ. Nền tảng này cung cấp các công cụ hỗ trợ bán hàng, quảng cáo và phân tích dữ liệu mạnh mẽ, giúp người bán tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Với hệ thống thanh toán, giao hàng tiện lợi, Taobao mang lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện cho khách hàng. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh cao và các quy định nghiêm ngặt của Taobao đòi hỏi người bán phải có chiến lược rõ ràng và tuân thủ quy định.

Sàn Thương Mại Điện Tử eBAY

eBay là sàn thương mại điện tử quốc tế nổi tiếng, cho phép người bán tiếp cận thị trường toàn cầu thông qua các hình thức bán hàng đa dạng như đấu giá hay bán hàng trực tiếp. Nền tảng này được đánh giá cao về uy tín, cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ bán hàng cùng các phương thức thanh toán linh hoạt. Tuy nhiên, người bán trên eBay phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế khốc liệt và các chi phí dịch vụ, hoa hồng cao, những thách thức về vận chuyển và cả thuế quan khi kinh doanh xuyên biên giới.

Tham Gia Sàn Thương Mại Điện Tử Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Khi tham gia sàn thương mại điện tử, bạn cần chuẩn bị một số yếu tố quan trọng sau:

Về Nhân Sự

  • Đội ngũ chuyên gia và nhân viên: Bao gồm các chuyên gia về thương mại điện tử, kỹ thuật, kinh doanh, Marketing hay chăm sóc khách hàng…
  • Vai trò rõ ràng: Xác định rõ các vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong đội ngũ nhân sự, đảm bảo mỗi người có vai trò phù hợp và hiệu quả.

Về Quy Trình Vận Hành

  • Quy trình bán hàng: Xác định các bước từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi hàng được giao và chính sách đổi trả.
  • Quản lý kho hàng: Thiết lập quy trình quản lý, kiểm soát kho hàng hiệu quả để đảm bảo sự phù hợp giữa cung và cầu.
  • Dịch vụ khách hàng: Xây dựng quy trình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp từ khi khách hàng có thắc mắc, khiếu nại đến khi giải quyết vấn đề.

Về Cách Lựa Chọn Mô Hình

  • Mô hình kinh doanh: Chọn mô hình kinh doanh phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn như B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng) hay dropshipping.
  • Nền tảng công nghệ: Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp như Shopify, Magento, WooCommerce,… và phát triển website thương mại điện tử hoặc sử dụng các sàn thương mại điện tử sẵn có như Amazon, eBay…

Về Việc Tạo Dựng Niềm Tin Khách Hàng

  • Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ: Đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
  • Chính sách đổi trả: Xây dựng chính sách đổi trả linh hoạt, rõ ràng để khách hàng có thể yên tâm mua hàng.
  • Phản hồi và đánh giá: Phản hồi nhanh chóng, tích cực với khách hàng, đồng thời khuyến khích khách hàng đánh giá và chia sẻ trải nghiệm mua hàng trên website hoặc các kênh mạng xã hội.

Tóm lại, để thành công trên sàn thương mại điện tử, việc chuẩn bị các yếu tố về nhân sự, quy trình vận hành, lựa chọn mô hình kinh doanh và tạo dựng niềm tin khách hàng là rất quan trọng. Điều này giúp bạn xây dựng một nền tảng vững chắc, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong thương mại điện tử.

Những Lưu Ý Khi Bán Hàng Trên Những Sàn Thương Mại Điện Tử Hiện Nay

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử cần tuân theo nhiều chính sách khác nhau. Theo đó,chỉ cần một sơ xuất nhỏ, bạn cũng có thể bị gián đoạn công việc kinh doanh. Vì vậy, hãy lưu lại một số chú ý sau quan trọng sau để thuận lợi hơn khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử:

  • Tìm hiểu kỹ chính sách của sàn thương mại điện tử trước khi bắt đầu kinh doanh để không bị rơi vào “Blacklist – Danh sách đen”.
  • Tìm hiểu và nắm chắc danh sách các sản phẩm bị cấm kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
  • Đầu tư, chăm chút hình ảnh để thu hút sự chú ý của khách hàng tại gian hàng.
  • Nghiên cứu, đầu tư các giải pháp tối ưu, quảng cáo,… để đẩy sản phẩm lên top tìm kiếm.
  • Trau chuốt cho sản phẩm, chăm sóc khách hàng sau mua hàng để nhận được đánh giá cao và tăng uy tín gian hàng.

Như vậy, có thể thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước. Đây cũng là điều kiện tốt cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khi người bán kích được cầu, người mua dễ dàng mua hơn. Với bài viết này, JobsGO đã tổng hợp giúp bạn các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ở Việt Nam và thế giới. Rất mong rằng chia sẻ này sẽ có ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

1. Làm Thế Nào Để Mở Gian Hàng Trên Các Trang Thương Mại Điện Tử?

Để mở cửa hàng, bạn cần đăng ký tài khoản trên sàn thương mại điện tử, chuẩn bị các thông tin cần thiết về doanh nghiệp, sản phẩm, sau đó làm theo hướng dẫn để tạo cửa hàng và đăng sản phẩm.

2. Phí Dịch Vụ Trên Sàn Thương Mại Điện Tử Là Bao Nhiêu?

Phí dịch vụ trên sàn thương mại điện tử thường bao gồm phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng và các phí dịch vụ khác như phí quảng cáo, phí đăng ký cửa hàng… Chi phí này tùy thuộc vào chính sách của từng sàn.

3. Làm Thế Nào Để Thanh Toán Trên Sàn Thương Mại Điện Tử?

Sàn thương mại điện tử hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng…

4. Làm Thế Nào Để Tối Ưu Hóa Cửa Hàng Trên Sàn Thương Mại Điện Tử?

Bạn có thể tối ưu hóa cửa hàng bằng cách sử dụng các công cụ quảng cáo, tối ưu hóa mô tả sản phẩm, hình ảnh, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt và theo dõi phân tích dữ liệu để điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

5. Sàn Thương Mại Điện Tử Có Hỗ Trợ Vận Chuyển Không?

Hầu hết các sàn thương mại điện tử đều có đối tác vận chuyển hoặc cung cấp dịch vụ vận chuyển tích hợp, giúp người bán dễ dàng gửi hàng đến khách hàng.

6. Có Cần Phải Tuân Thủ Quy Định Pháp Luật Khi Kinh Doanh Trên Sàn Thương Mại Điện Tử Không?

Có, người bán cần tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh, thuế, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định liên quan khác khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

7. So Sánh Các Sàn Thương Mại Điện Tử

  • So sánh giữa tiki và lazada: Tiki và Lazada đều là các sàn thương mại điện tử uy tín. Tiki chuyên về sách, đồ dùng gia đình và thiết bị điện tử còn Lazada có đa dạng mặt hàng hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân mà bạn có thể lựa chọn sàn thương mại điện tử phù hợp.
  • Nên Mua Tiki Hay Shopee: Nếu bạn cần mua sách, thiết bị điện tử và đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, Tiki là sự lựa chọn tốt. Còn nếu bạn thích sự đa dạng và muốn mua hàng với giá cạnh tranh hoặc có nhu cầu mua hàng quốc tế, Shopee là một lựa chọn phù hợp.

 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: