Mục lục
- Copywriter Là Gì?
- Có Những Loại Copywriter Nào?
- Tố Chất, Kỹ Năng Cần Có Của Copywriter
- Làm Copywriter Cần Lưu Ý Những Gì?
- Mức Lương Copywriter Là Bao Nhiêu?
- Học Copywriter Ở Đâu?
- Phân Biệt Copywriter Và Content Writer
- Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Thuê Copywriter?
- Lộ Trình Nghề Nghiệp Copywriter
- Câu hỏi thường gặp
Copywriter Là Gì?
Copywriter là người viết văn bản cho mục đích quảng cáo hoặc các hình thức Marketing khác. Sản phẩm của nghề này là những nội dung được viết nhằm tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng hay tỉ lệ chuyển đổi.
Cụ thể Copywriter làm gì?
Copywriter sẽ tham gia sản xuất nội dung sáng tạo (copywriting) như slogan, ý tưởng hình ảnh,… nhằm phục vụ xây dựng thương hiệu, truyền thông và quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Nội dung văn bản từ Copywriter trên trang web có thể có nhiều mục tiêu, một trong số đó là đạt được thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm (SEO).
Có Những Loại Copywriter Nào?
7 Loại Copywriter Theo Khía Cạnh Nội Dung
Sale Letter Copywriter
- Điểm Mạnh: Viết tốt, sử dụng từ ngữ phong phú,
- Viết tốt cho: Sale letter, sale page, thông cáo báo chí
Creative/ Advertising Copywriter
Trái ngược lại với dạng Copywriter cổ điển kể trên, Creative/Advertising Copywriter thực tế không cần viết nhiều – đôi khi chỉ là câu slogan vỏn vẹn 3 chữ.
Công việc của Creative/Advertising Agency thú vị nhưng mang nhiều thách thức. Do yêu cầu phải sáng tạo liên tục với nhiều loại sản phẩm khác nhau dành cho nhiều đối tượng khách hàng nên họ phải là người có những kinh nghiệm nhất định. Ở một số agency hiện nay thì Copywriter dạng này họ còn gọi là Creative.
- Điểm mạnh: Sáng tạo, hiểu tâm lý con người
- Viết tốt cho: Slogan, tagline, Storyboard, Concept
Digital Copywriter
Công việc của một Digital Copywriter là sử dụng các câu chữ một cách hợp lý trên những công cụ này để tăng lượng conversion cho các công đoạn của một chiến dịch Marketing Online.
- Điểm mạnh: tỉ mỉ, nhẫn nại, sự thuyết phục
- Viết tốt cho: Social Post, Copy điều hướng trên Web, micro copy…
Technical Copywriter
Technical Copywriter là những người có kiến thức sâu về kĩ thuật, công nghệ, xe cộ,… và thường viết về các chủ đề này. Technical copywriter là những chuyên gia trong lĩnh vực nội dung mà họ viết và bài viết của họ có uy tín với cộng đồng và một tầm ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, những copywriter dạng này hầu như chỉ viết được nội dung trong lĩnh vực của họ.
- Điểm mạnh: Có kiến thức sâu về chuyên ngành, có tiếng nói,
- Viết tốt cho: bài PR giới thiệu, review sản phẩm
SEO Copywriter
SEO Copywriter là những Copywriter tập trung hơn vào các kĩ thuật SEO như tần suất xuất hiện keywords, vị trí đặt keyword… tất cả nhằm tăng thứ hạng SEO cho bài viết nói riêng cũng như Website chính nói chung.
- Điểm mạnh: hiểu về SEO, biết cách tìm ý tưởng cho nội dung
- Viết tốt cho: Website Content
Brand Copywriter
Brand Copywriter – hay còn gọi là Inhouse Copywriter được xem là “đại diện” về mặt câu chữ của thương hiệu. Không sai khi nói họ là “nhà báo thương hiệu” – người chỉ đưa tin về thương hiệu. Họ viết tất cả những gì mà nhãn hàng yêu cầu, từ thông cáo báo chí cho tới bài PR,…
- Điểm mạnh: Hiểu sâu về nhãn hàng, hiểu khách hàng mục tiêu
- Viết tốt: Blog Article, PR, Thông cáo báo chí…
>>>Xem thêm: Cách viết content quảng cáo Facebook hay và thu hút người xem nhất.
Publisher
Các Publisher được coi là một trong những kênh để quảng bá nội dung, tin tức, họ có số lượng độc giả trung thành theo dõi riêng. Hiện nay số lượng các Publisher cũng tăng nhanh chóng ngoài phạm vi báo giấy trở thành báo mạng và các mạng xã hội. Do đó số lượng bài viết nội dung cũng như bài PR, quảng cáo đòi hỏi phải có những Copywriter chất lượng để phục vụ khách hàng. Không chỉ là những người sản xuất content, họ còn sử dụng kinh nghiệm đó vào việc viết các bài PR giới thiệu cho sản phẩm theo đúng bản thân của publisher đó. Có thể nói các Copywriter dạng này là những người hiểu về khách hàng của mình nhất, biết cách điều chỉnh content làm sao cho độc giả mình dễ tiếp nhận nhất.
- Điểm mạnh: Hiểu đối tượng độc giả
- Viết tốt cho: Bài PR, content , forum seeding storyboard…
3 Loại Copywriter Phân Loại Theo Nơi Làm Việc
Agency Copywriter
Agency Copywriter là những Copywriter làm việc trong các Agency về Quảng cáo, Marketing. Nếu bạn có cơ hội làm việc tại các Agency lớn, bạn sẽ có cơ hội làm việc với đội ngũ siêu sáng tạo, và cùng họ thực hiện những chiến dịch của những khách hàng lớn chưa từng nghĩ sẽ được tiếp xúc trong đời. Nếu bạn định mở agency về quảng cáo, hay đam mê ngành sáng tạo, agency copywriter sẽ là vị trí mang đến cho bản nhiều trải nghiệm đáng giá nhất trong đời.
>>>Xem thêm: Content pillar là gì?
Corporate Copywriter
Corporate copywriter là những copywriter làm việc tại các công ty không phải agency và chỉ phục vụ cho một hoặc một vài thương hiệu thuộc một công ty duy nhất.
Vị trí này thường được gọi là Content Marketing trong các tin tuyển dụng. Chỉ đơn giản khi công ty hay nhãn hiệu cần cái gì liên quan đến chữ, bạn là người phụ trách viết cho họ. Công việc này tương đối nhàm chán nhưng tính cạnh tranh lại khá thấp và có tính ổn định cao.
Freelance Copywriter
Freelance Copywriter là những Copywriter làm việc tự do và thường chỉ nhận theo dự án. Vị trí này đặc biệt ở chỗ bạn được quyền chọn khách hàng và chọn dự án mà mình muốn làm. Bạn cũng sẽ là người chủ động deal giá với khách hàng của mình.
Nghe qua sẽ thấy công việc này rất tự do và đúng là đam mê của rất nhiều người. Nhưng điều này chỉ đúng khi bạn có một portfolio xịn với hàng loạt các brand lớn. Sự tự do đồng nghĩa với sự không ổn định, bạn có thể không làm việc trong 6 tháng, nhưng hãy đảm bảo rằng 6 tháng đó mình không chết đói là được.
? Xem thêm: Tuyển dụng copywriter
Tố Chất, Kỹ Năng Cần Có Của Copywriter
Để trở thành một Copywriter xuất sắc, bạn cần sở hữu những tố chất và kỹ năng sau:
Khả Năng Viết Lách Tốt
Kỹ năng viết văn là yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất đối với một Copywriter chuyên nghiệp. Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ trôi chảy, mạch lạc và cuốn hút là chìa khóa để tạo ra những nội dung quảng cáo thực sự thu hút và gây ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Copywriter giỏi không chỉ thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo mà còn biết cách khai thác sức mạnh của từ ngữ để truyền tải thông điệp một cách xúc tích và truyền thuyết phục.
Kiến thức Tiếp Thị
Bên cạnh kỹ năng viết văn xuất sắc, Copywriter cần có kiến thức sâu rộng về tiếp thị. Hiểu biết về thị trường, tranh cạnh tranh, hành vi và nhu cầu của khách hàng là nền tảng để xây dựng nội dung quảng cáo phù hợp và hiệu quả. Khi nắm vững các chiến lược và tiếp thị theo hướng xu hướng, Copywriter sẽ có khả năng tạo ra nội dung quảng cáo nhắm vào đối tượng khách hàng mục tiêu, tạo ra sự khác biệt và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.
Kỹ Năng Sáng Tạo
Trong lĩnh vực quảng cáo, sự sáng tạo là yếu tố rồi chốt để tạo nên sự khác biệt và gây ấn tượng với khách hàng. Copywriter cần sở hữu tư duy sáng tạo và có khả năng “đẻ” ra những ý tưởng mới lạ, độc ý. Họ phải biết cách khai thác trí tưởng tượng và sáng tạo để tạo ra những câu chuyện, khẩu hiệu hay kịch bản video quảng cáo thực sự cuốn hút và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng.
Khả Năng Thu Thập Thông Tin
Copywriter cần có kỹ năng thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu thị trường. Công việc nghiên cứu kỹ năng về đối tượng khách hàng, xu hướng ngành, đối thủ cạnh tranh sẽ giúp Copywriter xây dựng nội dung quảng cáo dựa trên nền tảng thực tế và thuyết phục. Khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu sẽ giúp Copywriter hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng, từ đó tạo ra nội dung quảng cáo phản hồi đáp ứng những nhu cầu đó.
Kỹ Năng Giao Tiếp
Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa vàng giúp Copywriter thành công. Khả năng lắng nghe, thấu hiểu khách hàng và làm rõ yêu cầu là nền tảng để tạo ra những nội dung quảng cáo hiệu quả và chạm đến trái tim người tiêu dùng. Không chỉ vậy, Copywriter còn cần có khả năng giao tiếp tốt với các bộ phận khác trong công ty để đảm bảo sự đồng bộ và nhất quán trong quá trình xây dựng và phát triển nội dung. Để khám phá sâu hơn về khả năng giao tiếp và các kỹ năng khác của bản thân, bạn có thể tham gia mbti test free . MBTI sẽ giúp bạn tìm được điểm mạnh của bản thân.
Làm Copywriter Cần Lưu Ý Những Gì?
Công việc của Copywriter là tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua con chữ. Và để làm được điều này, người làm nội dung sẽ phải nghiên cứu rất kĩ vấn đề của khách hàng, và tìm ra giải pháp cải thiện nó.
Ví dụ: Một trang web có tỉ lệ chuyển đổi là 1/500, tức là cứ 500 khách thì có 1 khách mua hàng. Copywriter là người tìm cách rút ngắn khoảng cách lại sao cho cứ 100 người thì có 1 người mua hàng. Tức là tăng tỉ lệ chuyển đổi tới 5 lần. Để tạo ra năng suất doanh số, bạn sẽ phải để ý và tối ưu câu chữ, giao diện landing page, các tiêu chí SEO, nội dung trong chiến dịch quảng cáo,…
Mức Lương Copywriter Là Bao Nhiêu?
Copywriter là một vị trí hiện vẫn chưa được coi trọng và đánh giá cao tại Việt Nam, ở nước ngoài, mức lương vị trí này ở tầm thấp khoảng 30-50 ngàn đô 1 năm. Đối với Copywriter đã có kha khá kinh nghiệm khoảng 50-70 ngàn đô. Nếu bạn xuất sắc có thể có mức thu nhập >100 ngàn đô mỗi năm.
Vấn đề lương thưởng còn tùy vào phúc lợi từng công ty, mức lương copywriter tại Việt Nam thường sẽ rơi vào khoảng 7-10 triệu đồng. Tại các Agency, mức lương vị trí này có thể vào 8-12 triệu đồng tùy theo năng lực ứng viên. Riêng đối với Freelancer, mức thu nhập vị trí này dao động cực lớn, có thể bạn sẽ chết đói cả tháng, nhưng có thể bạn sẽ kiếm đc 20-30 triệu 1 tháng. Điều này tùy vào khả năng, portfolio, óc sáng tạo của bạn.
Học Copywriter Ở Đâu?
Hiện nay ở Việt Nam, chưa có một trường Đại học, Cao đẳng nào đào tạo chuyên ngành Copywriting. Vì thế, nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này, bạn cần tự học hoặc tham gia vào các khóa học ngắn hạn.
- Vinalink Media
- AIM Academy
- SEONGON
- Vietmoz
Bạn cũng có thể tìm hiểu và đăng ký các khóa học được tổ chức bởi các Copywriter có chuyên môn cao như: anh Phùng Thái học, chị Linh Phan,…
Tuy nhiên, bạn đừng hi vọng có thể trở thành Copywriter chuyên nghiệp chỉ sau một vài khóa học. Tham gia vào các khóa học chỉ giúp bạn rút ngắn thời gian mày mò tìm kiếm chứ rất khó giúp bạn sáng tạo hơn. Do đó, bạn nên đọc nhiều sách, tìm hiểu nhiều hơn về ngành Marketing, tập viết hàng ngày, đọc thêm về các case study về truyền thông thương hiệu.
Ngoài ra, bạn nên xin làm Thực tập sinh tại các đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao tay nghề.
Phân Biệt Copywriter Và Content Writer
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Copywriter và Content Writer. Vậy Content Writer là gì? Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hai khái niệm này qua bảng bên dưới nhé.
Tiêu chí | Content Writer | Copywriter |
Mục tiêu chính | Cung cấp thông tin, giáo dục, hoặc giải trí cho người đọc. | Thuyết phục người đọc thực hiện hành động mua hàng hoặc chuyển đổi. |
Loại nội dung | Bài viết blog, bài báo, sách điện tử, hướng dẫn, email, v.v. | Khẩu hiệu quảng cáo, lời kêu gọi hành động, trang web bán hàng, email marketing, v.v. |
Phong cách viết | Thông tin, chi tiết, chuyên sâu. | Súc tích, hấp dẫn, thuyết phục |
Kỹ năng cần thiết | Nghiên cứu, phân tích thông tin, viết lách tốt, kỹ năng SEO. | Hiểu rõ tâm lý khách hàng, kỹ năng kể chuyện, kỹ năng copywriting. |
Công cụ sử dụng | CMS (WordPress, Joomla, v.v.), công cụ SEO, phần mềm phân tích dữ liệu. | Công cụ quảng cáo trực tuyến, phần mềm email marketing, công cụ theo dõi chuyển đổi. |
Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Thuê Copywriter?
Trong thời đại mà nội dung lên ngôi, đâu đâu cũng nói đến “Content”, thì lượng nội dung càng ngày càng lớn và nhu cầu Copywriter hiển nhiên cũng sẽ tăng theo. Việc thuê Agency vừa đắt đỏ mà đôi khi rất khó làm việc do vấn đề khoảng cách. Đó là lý do các công ty hiện đang có xu hướng chuyển dần sang thuê Copywriter inhouse để thuận tiện cho công việc hơn.
Ví dụ “một vài” nội dung mà một công ty cần làm: Quảng cáo TV, quảng cáo Facebook, quảng cáo B2C, quảng cáo B2B, quản lý Facebook page, LinkedIn, Instagram, Nội dung website, Tối ưu chuyển đổi trên nội dung, ấn phẩm báo chí,…
Còn hàng tỉ cái nội dung khác cần đến Copywriter, chưa kể những nội dung kiểu thiệp chúc mừng sinh nhật anh chị em trong công ty, nghĩ caption deep cho chị trưởng phòng sống ảo,…Từng đó lý do đã đủ để chúng ta hiểu tại sao nên thuê Copywriter rồi nhỉ?
>>>Xem thêm: Content planner là gì?
Lộ Trình Nghề Nghiệp Copywriter
Copywriter là người nắm được insight khách hàng nhờ hàng tỉ lần test nội dung trên website, blog, fanpage, quảng cáo,… Đồng thời vị trí này yêu cầu mắt thẩm mỹ tốt. Lộ trình nghề nghiệp của Copywriter sẽ đi như sau:
Intern Copywriter – Junior Copywriter – Senior Copywriter – Content Manager – Creative Director.
Copywriter – như đã nói – đang là việc làm rất hot trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên để kiếm được việc làm agency copywriter thì lại không hề dễ dàng. Nếu bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm nhưng lại tự tin vào khả năng sáng tạo, hãy bắt đầu từ công cuộc đi thực tập tại agency trước đã. Từ đó leo lên copywriter rồi chuyển sang Planner. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy Copywriter không quá phù hợp nhưng vẫn đam mê ngành Digital Marketing, hãy tìm hiểu xem Digital Marketing là làm gì? nhé.
Câu hỏi thường gặp
1. Copywriter Học Ngành Gì? Có Thể Học Nghề Copywriter Ở Đâu?
Hiện nay, tại Việt Nam không có ngành học nào chuyên đào tạo Copywriter chính quy. Tuy nhiên, để trở thành một Copywriter, bạn có thể học những ngành liên quan như báo chí, truyền thông, marketing, quan hệ công chúng để có nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một Copywriter.
Bạn có thể học những ngành này tại các trường đại học, cao đẳng (ví dụ như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Cao đẳng FPT,...) hoặc tham gia các khóa đào tạo, các buổi hội thảo, workshop về Copywriter.
2. Làm Thế Nào Để Đánh Giá Hiệu Quả Công Việc Của Copywriter?
Hiệu quả công việc của Copywriter có thể được đánh giá dựa trên các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), lượt click chuột (click-through rate), lượt chia sẻ (share rate), v.v.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)