Làm nhà nước liệu có còn an toàn?

4.5/5 - (1 vote)

Những thay đổi của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức từ ngày 01/07/2020 đã tạo ra một môi trường doanh nghiệp nhà nước mới. Sự thay đổi này khiến cho câu hỏi “làm nhà nước liên có còn an toàn?” trở nên hot hơn bao giờ hết.

 

Những thay đổi quan trọng của môi trường viên chức nhà nước từ ngày 01/07

Luật cán bộ công chức và Luật Viên chức chính thức thay đổi một số quy định có hiệu lực từ ngày 1/7. Trong đó, những điều luật sau đây được đặc biệt quan tâm những ngày qua.

Bỏ “biên chế suốt đời”

Điểm nổi bật nhất trong các điều luật sửa đổi chính là việc bỏ “biên chế suốt đời”. Đây là bước đột phá của việc loại bỏ sự ỷ lại trong hệ thống nhà nước. Thay vào đó, chế độ gia hạn hợp đồng lao động sẽ được áp dụng để viên chức có nhận thức làm việc cao hơn.

 Bổ sung “chế độ đào thải”

Chế độ đào thải cũng là điều được nhiều người quan tâm. Xét theo những tiêu chí đánh giá được quy định trong luật, cán bộ 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thôi việc. Thêm vào đó, đơn vị chủ quản có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với viên chức không đạt.

Thay đổi nguyên tắc đánh giá

Trong luật sửa đổi, các nguyên tắc đánh giá cán bộ, công, viên chức cũng được chú trọng hơn. Theo đó phương thức đánh giá định lượng, theo kết quả công việc sẽ được áp dụng. Nói cách khác, cán bộ, công, viên chức trong tương lai sẽ làm việc với KPI nhiều và cao hơn. 

việc làm nhà nước-bỏ biên chế suốt đời

Những “mối đe dọa” xuất hiện từ sự thay đổi

Khi sự thay đổi được áp dụng, những mối đe dọa cũng theo đó xuất hiện. Đâu là điều mà người lao động nhà nước cần chú ý lúc này.

Không còn sự cố định

Sự ổn định từ trước đến nay luôn là điểm mạnh hàng đầu của công việc nhà nước. Tuy nhiên, khi biên chế bị loại bỏ, sự ổn định đó đã không còn nữa. Đối với nhiều người quan tâm đến việc làm nhà nước thì đây thực sự là một sự thất vọng lớn. 

Sự cạnh tranh cao trong công việc

Đánh giá theo KPI, hợp đồng lao động có thời hạn, chế độ đào thải xét 2 năm/lần,… tất cả những điều luật ấy khiến tính cạnh tranh trong công việc gia tăng mạnh hơn. Sự “an nhàn” vốn có của việc làm nhà nước sẽ không được đảm bảo nữa. 

cạnh tranh việc làm nhà nước

Tiêu chí đánh giá chưa hoàn thiện

Cho đến hiện tại, dù luật thay đổi đã được áp dụng, thế nhưng các tiêu chí đánh giá vẫn khiến nhiều người thắc mắc. Vì các thay đổi đều là lần đầu, nguyên tắc cũng chưa được thử nghiệm kỹ lưỡng, vậy nên sẽ có những bất cập nhất định. Sự chưa hoàn thiện trong đánh giá khiến luật sửa đổi vẫn còn nhiều lỗ hổng. Đó vẫn chưa là cơ hội hoàn hảo cho những nhân tài thực sự muốn cống hiến cho chính phủ.

Sự siết chặt của nhà nước

Ở giai đoạn mới ứng dụng, luật cán bộ, công viên chức sẽ được áp dụng mạnh mẽ. Điều này đe dọa trực tiếp đến vị trí của nhiều lao động nhà nước hiện tại. Đây là một mối đe dọa lớn phá bỏ “sự an toàn” vốn có của việc làm nhà nước.

Xem thêm: Luật cán bộ công chức và luật viên chức sửa đổi 2019

 

Làm nhà nước liệu có còn an toàn?

Với những thay đổi và mối đe dọa ấy, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn khi làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. Bạn có nghĩ rằng chế độ làm việc này còn an toàn?

Yêu cầu công việc cao hơn

Đây là một điều hiển nhiên xảy ra khi nhà nước bắt đầu thay đổi quan niệm vận hành. Tính cạnh tranh và chắt lọc khiến cho yêu cầu công việc sẽ ngày một cao hơn. Sự phát triển đó thể hiện qua 2 yếu tố: hiệu suất và chất lượng công việc.

Nhà nước sẽ dần hướng đến bộ máy tính gọn nhưng với hiệu suất tăng lên. Điều này sẽ được thực hiện thông qua 2 phương pháp là tuyển chọn nhân tài và ứng dụng công nghệ.

Với chất lượng công việc, độ chính xác, sáng tạo và tính ứng dụng thực tiễn cao là những yêu cầu chính. Với những yêu cầu đó, chất lượng lao động cũng cần được nâng cao hơn rất nhiều. 

việc làm nhà nước

Môi trường gần tương tự doanh nghiệp tư

Nếu như nhìn ở khía cạnh so sánh các điểm sửa đổi, chúng ta có thể thấy doanh nghiệp nhà nước cũng đang hướng đến mô hình làm việc của doanh nghiệp tư. Đều này sẽ dẫn chúng ta đến một so sánh khác: việc làm nhà nước liệu có tốt hơn việc làm doanh nghiệp tư?

Khi môi trường, chế độ gần giống nhau, người lao động sẽ bắt đầu xét đến những yếu tố khác. Môi trường làm việc, các đãi ngộ đặc biệt, cơ hội thăng tiến,… là những điều mà họ quan tâm đến. Điều này tạo ra một thách thức với nhà nước khi chưa thể cạnh tranh với doanh nghiệp tư trong việc chiêu mộ nhân tài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nước ngoài cũng là một đối thủ đáng gờm. Sự thay đổi có giúp chính phủ khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám” hay không?

Xem thêm: Doanh nghiệp tuyển dụng

Cơ hội đến từ sự thay đổi

Dù vậy, tất cả những sự thay đổi đều có ưu điểm và sự tiến bộ của chúng. Trong sự hoài nghi, cơ hội cũng mở ra khi chế độ dần được nâng cao chất lượng. Các cơ hội đó đến từ việc lên kế hoạch tương lai đối với những ai định hướng làm việc nhà nước.

Với người trẻ, bạn có thể chọn điểm xuất phát với doanh nghiệp tư để tạo nền tảng cho mình. Rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm sẽ là bước đệm để bạn tăng khả năng cạnh tranh khi làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi và chờ đợi hệ thống vận hành mới. Một hệ thống hoàn thiện sẽ phù hợp hơn với việc tối ưu sử dụng chất xám để phục vụ lợi ích quốc gia.

 

Những sự thay đổi trong mô hình làm việc của nhà nước là một tín hiệu tích cực đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, câu hỏi “làm nhà nước liệu có còn an toàn?” vẫn chưa thực sự có đáp án chính xác. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng hơn các yếu tố để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

 

 

 

 

 

 

 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: