Sinh Viên Có Nên Đi Làm Thêm Không? Lựa Chọn Của Bạn Là Gì?

Đánh giá post

Sinh viên có nên đi làm thêm không? Đây là điều đang khiến nhiều bạn sinh viên cảm thấy bối rối. Nên đi làm để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, hay tập trung thời gian để đạt kết quả học tập tốt? Lựa chọn của bạn là gì?

1. Sinh Viên Đi Làm Thêm Được Gì Và Mất Gì?

Sinh Viên Đi Làm Thêm Được Gì Và Mất Gì
Sinh Viên Đi Làm Thêm Được Gì Và Mất Gì?

Để có thể trả lời cho câu hỏi “sinh viên có nên đi làm thêm không?”, JobsGO sẽ cùng bạn khám phá những điểm được và điểm mất khi vừa học, vừa làm.

1.1. Sinh Viên Đi Làm Thêm Được Gì?

Sinh viên đi làm thêm nhận được rất nhiều lợi ích, bao gồm mở rộng mối quan hệ, tích lũy thêm kinh nghiệm cho tới có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Mở Rộng Mối Quan Hệ

Khi đi làm thêm, bạn có cơ hội gặp gỡ, làm việc cùng với nhiều người khác nhau, từ đồng nghiệp, cấp trên đến khách hàng và đối tác. Điều này cho phép bạn mở rộng mối quan hệ. Những mối quan hệ này có thể hữu ích cho bạn trong cuộc sống, cũng như công việc tương lai.

Rèn Luyện Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian

Sinh viên đi làm thêm sẽ phải cân nhắc và sắp xếp thời gian học tập, làm việc, sinh hoạt cá nhân sao cho hợp lý. Từ đó, bạn sẽ học được cách quản lý thời gian một cách hiệu quả. Đây là một kỹ năng đặc biệt quan trọng và có giá trị cho bạn trong cuộc sống, cũng như công việc sau này.

Thêm Năng Động

Khi phải đối mặt với nhiều tình huống khác nhau trong công việc, bạn sẽ tự nhiên học được cách nhanh chóng thích nghi và đưa ra giải pháp một cách nhanh chóng. Điều này giúp bạn phát triển sự sáng tạo và linh hoạt trong suy nghĩ, cũng như hành động.

Nhận Biết Được Giá Trị Của Đồng Tiền

Việc đổ mồ hôi để nhận về những đồng tiền do chính mình làm ra sẽ giúp sinh viên nhận ra giá trị của tiền bạc và học được cách quản lý tài chính cá nhân. Khi đi làm thêm, bạn có thể học được cách tiết kiệm, đầu tư và sử dụng tiền một cách thông minh, có trách nhiệm.

Thêm Kinh Nghiệm Làm Việc Thực Tế

Nhiều người đưa ra câu trả lời có cho câu hỏi “sinh viên có nên đi làm thêm không?” vì đi làm giúp bạn có cơ hội áp dụng những kiến thức học được trên ghế nhà trường vào môi trường làm việc thực tế. Điều này cho phép bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề mình quan tâm, phát triển kỹ năng chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm quan trọng khác.

Phát Hiện Khả Năng Tiềm Ẩn Của Bản Thân

Khi làm việc trong môi trường thực tế, bạn sẽ không ít lần phải đối mặt với các tình huống bất ngờ. Lúc này, bạn buộc phải vận dụng hết khả năng của bản thân để vượt qua khó khăn. Và bạn hẳn sẽ cảm thấy ngạc nhiên về những gì mà mình có thể làm được đó. Nếu không thực sự làm thì bạn sẽ không bao giờ có thể biết được rằng mình tài giỏi như thế nào.

Làm Đẹp CV

Sinh viên có nên đi làm thêm không?
Sinh viên có nên đi làm thêm không?

Những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bạn nhận được trong quá trình đi làm thêm thời đại học có thể giúp bạn “làm đẹp” CV của mình và trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Điều này có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được mời phỏng vấn.

Có Thêm Thu Nhập

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của việc làm thêm là thu nhập bổ sung. Tiền lương kiếm được từ công việc part-time có thể giúp bạn trang trải học phí, chi phí sinh hoạt hàng ngày, thậm chí tiết kiệm để đầu tư vào tương lai của mình.

Trải Nghiệm Cuộc Sống

Bằng cách tham gia vào môi trường làm việc thực tế, bạn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, học hỏi cách làm việc với đồng nghiệp, đối mặt với áp lực công việc và quản lý tài chính cá nhân. Điều này giúp bạn phát triển và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Xem thêm: Sinh viên có nên làm thêm nhiều việc không?

1.2. Sinh Viên Đi Làm Thêm Mất Gì?

Sinh viên có nên đi làm thêm không? Dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc đi làm thời sinh viên cũng có thể mang đến cho bạn một số điểm không hay như sau:

Thiếu Thời Gian Học Tập

Một ngày mãi chỉ có 24 tiếng, làm thêm thời sinh viên đồng nghĩa với việc bạn phải chia bớt thời gian học để đi làm. Việc thiếu thời gian có thể khiến kết quả học tập của bạn bị suy giảm.

Có Thể Bị Căng Thẳng, Mệt Mỏi

Căng thẳng và mệt mỏi là một vấn đề phổ biến mà sinh viên đi làm thêm phải đối mặt. Với áp lực từ cả hai phía công việc và học tập, bạn thường phải làm việc nhiều giờ, dẫn đến thiếu thời gian nghỉ ngơi. Điều đó gây ra tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần.

Dễ Mắc Bẫy Lừa Đảo

Sinh viên có nên đi làm thêm không Tại sao không
Sinh viên có nên đi làm thêm không Tại sao không?

Sinh viên thường có ít kinh nghiệm sống vì vậy rất dễ mắc phải các bẫy lừa đảo “việc nhẹ lương cao”. Một số bạn chỉ mất thời gian, công sức; một số bạn khác phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng hơn bao gồm mất rất nhiều tiền bạc, thậm chí đánh mất danh dự, phẩm giá của bản thân.

Khó Tìm Kiếm Được Công Việc Part-Time Ổn Định

Một trong những thách thức lớn mà sinh viên đi làm thêm có thể gặp phải là khó tìm kiếm được công việc part-time ổn định. Khi rơi vào tình huống đó, bạn sẽ liên tục phải tìm kiếm, làm quen với các nhiệm vụ, đồng nghiệp mới.

Có Thể Quá Coi Trọng Đồng Tiền Mà Lơ Là Học Tập

Khi phải đối mặt với áp lực tài chính và các chi phí sinh hoạt hàng ngày, một số người có thể dễ dàng mất tập trung và đặt mục tiêu ngắn hạn (kiếm tiền) trên mục tiêu dài hạn (hoàn thành việc học tập, phát triển bản thân). Điều này có thể khiến kết quả học tập suy giảm, dẫn đến ra trường muộn, thậm chí không đủ điều kiện tốt nghiệp.

2. Sinh Viên Có Nên Đi Làm Thêm Không?

Sinh viên có nên đi làm thêm không? Việc sinh viên đi làm thêm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu cá nhân, khả năng quản lý thời gian, tài chính và môi trường học tập cụ thể của từng người. Dưới đây là một số điểm cần xem xét khi đưa ra quyết định:

  • Mục tiêu cá nhân: Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu và ưu tiên của bản thân. Việc làm thêm có thể giúp bạn tích luỹ kinh nghiệm làm việc, kiếm thêm thu nhập và phát triển các kỹ năng mềm. Tuy nhiên, nếu việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập hoặc sức khỏe thể chất, tinh thần, bạn nên cân nhắc lại quyết định của mình.
  • Khả năng quản lý thời gian: Bạn cần đảm bảo rằng mình có khả năng tự quản lý thời gian để cân bằng giữa việc học tập, làm việc và sinh hoạt cá nhân.
  • Tài chính: Việc làm thêm có thể cung cấp một nguồn thu nhập bổ sung, giúp bạn trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày và giảm áp lực tài chính. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng, nhiệm vụ lớn nhất của sinh viên là học tập để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Nếu đi làm chỉ mang đến cho bạn tiền bạc mà ko còn bất cứ điều gì khác, bạn hãy cân nhắc lại quyết định của mình.
  • Môi trường học tập: Nếu chương trình học tập quá căng thẳng hoặc yêu cầu nhiều thời gian và sự nỗ lực, bạn không nên đi làm thêm vì nó có thể khiến bạn bị áp lực quá mức và ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn.

Quyết định sinh viên có nên đi làm thêm hay không là một sự lựa chọn cá nhân và cần phải dựa trên nhu cầu, cũng như tình hình cụ thể của từng người. Dù chọn phương án nào, bạn cũng cần đảm bảo rằng việc đi làm không ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng, sức khỏe cũng như kết quả học tập của bạn.

3. Lưu Ý Dành Cho Sinh Viên Khi Đi Làm Thêm

Có nhiều điều cần lưu ý khi đi làm thêm thời sinh viên
Có nhiều điều cần lưu ý khi đi làm thêm thời sinh viên

Nếu không bị bó buộc bởi thời gian, sức khỏe thì sinh viên rất nên đi làm thêm. Những việc làm này ban đầu có thể không tạo thêm quá nhiều thu nhập nhưng lại có thể giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng sống. Cùng với đó, lựa chọn được công việc phù hợp cũng sẽ giúp bạn nhanh nhạy hơn; sống tích cực hơn nhờ bớt được thời gian rảnh rỗi suy nghĩ tiêu cực; tăng khả năng ứng biến với các tình huống, sự cố bất ngờ trong cuộc sống;… Tuy nhiên, để có được những lợi ích tuyệt vời kể trên, bạn không thể bỏ qua các lưu ý như sau:

3.1. Cân Đối Thời Gian

Nếu quyết định đi làm thêm khi là sinh viên, hãy chắc chắn rằng mình có thể đảm bảo cân đối giữa lịch học cố định trên trường và thời gian rảnh rỗi trong ngày. Cùng với đó, bạn nên đi làm thêm từ năm 2 sau khi đã quen với nhịp độ và phương pháp học trên đại học.

Xem thêm: 5 nguyên tắc quản lý thời gian hiệu quả

3.2. Ưu Tiên Việc Học

Cân đối được thời gian làm thêm với thời gian học là vô cùng quan trọng. Nhưng cân đối như thế nào cũng rất quan trọng. Theo đó, hãy ưu tiên việc học và dành thời gian hợp lý cho việc học để tránh học lại, thi lại,… gây mất nhiều thời gian hơn.

3.3. Lựa Chọn Công Việc Phù Hợp

Khi lựa chọn việc làm thêm sinh viên, hãy chú ý và ưu tiên các công việc linh hoạt, phù hợp với thời gian rảnh và không gây mất quá nhiều sức lực như:

  • Gia sư
  • Cộng tác viên viết bài
  • Dịch thuật
  • Trợ giảng
  • Pha chế, phục vụ bàn tại các quán cafe

Nếu không có phương tiện di chuyển hoặc chỗ làm quá xa thì bạn nên lựa chọn các công việc online để tránh mất thời gian đi và ảnh hưởng sức khỏe.

3.4. Tự Bảo Vệ Quyền Lợi Bản Thân

Làm thêm khi còn là sinh viên đồng nghĩa với việc bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà có thể để bị lợi dụng và bóc lột sức lao động. Theo đó, hãy tự bảo vệ quyền lợi bằng cách:

  • Trao đổi kỹ càng với các bên môi giới việc làm, trung tâm gia sư, phụ huynh học sinh, đối tác dịch thuật,… trước khi bắt đầu công việc để đảm bảo quyền lợi và có phương án xử lý trong trường hợp không may có rủi ro xảy ra.
  • Lưu, ghi âm, chụp màn hình các cuộc trao đổi, trò chuyện về công việc để không bị thiệt thòi khi có vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân.
  • Tránh xa các trung tâm môi giới việc làm, trung tâm gia sư, công ty tuyển cộng tác viên,… yêu cầu nộp trước khoản phí quá lớn hoặc các giấy tờ quan trọng.
  • Tham khảo kỹ càng mọi nguồn thông tin trước khi bắt đầu bất kỳ công việc gì.
  • Dừng công việc ngay khi có đâu hiệu bị chèn ép, bóc lột, lợi dụng công sức để quỵt tiền.

Xem thêm: Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho sinh viên

Bạn nghĩ rằng sinh viên có nên đi làm thêm không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với JobsGO nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Sinh Viên Nên Làm Thêm Công Việc Gì?

Các bạn sinh viên nên lựa chọn công việc có sự liên quan với ngành học, mục tiêu cá nhân. Chẳng hạn, sinh viên ngành marketing có thể ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh content, thực tập sinh digital marketing,… và tiến dần tới vị trí nhân viên part-time, nhân viên full-time. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm các công việc phổ biến như: nhân viên bán hàng, nhân viên pha chế, thu ngân nhà hàng, telesale, gia sư,…

2. Làm Thế Nào Để Tránh Rơi Vào Cạm Bẫy Lừa Đảo Khi Tìm Công Việc Làm Thêm?

Để tránh rơi vào các cạm bẫy lừa đảo khi tìm công việc làm thêm, sinh viên cần tìm hiểu kỹ về công ty, tham khảo đánh giá từ cộng đồng, đọc kỹ hợp đồng lao động và tuyệt đối không nộp bất kỳ khoản tiền ứng tuyển nào.

3. Sinh Viên Tìm Việc Làm Thêm Ở Đâu?

Sinh viên có thể tìm công việc thực tập sinh, nhân viên bán thời gian thông qua mối quan hệ cá nhân, group Facebook hoặc các trang web tìm kiếm việc làm uy tín như JobsGO.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: