Bạn muốn biết các dấu hiệu của một bản CV xin việc đã quá cũ khiến bạn gặp bất lợi khi ứng tuyển? Bài viết dưới đây sẽ giúp sẽ chia sẻ thông tin để bạn nắm được vấn đề này. Qua đó, bạn biết cách cập nhật CV ứng tuyển mới nhất để tạo lợi thế cho bản thân khi tìm việc nhé!
Mục lục
Những dấu hiệu của một bản CV xin việc đã quá cũ cần cập nhật mới
Bạn muốn biết những dấu hiệu cho thấy một bản CV đã quá cũ và cập phải cập nhật ngay những thông tin mới nhất? JobsGo sẽ chỉ cho bạn thấy dấu hiệu đó như sau:
CV đề cập quá nhiều kinh nghiệm từ quá khứ “xa xôi”
Trong CV xin việc, phần kinh nghiệm làm việc rất được các nhà tuyển dụng quan tâm. Nó là thông tin vừa đem đến lợi thế cũng là điểm yếu nếu bạn không biết cách xử lý.
Một bản CV xin việc quá cũ là nhồi nhét rất nhiều các kinh nghiệm từ quá khứ “xa xôi”. Các bạn luôn nghĩ đưa càng nhiều càng có lợi, nhưng không phải như vậy. Các bạn chỉ cần đưa ra những kinh nghiệm làm việc trong khoảng thời gian gần với thời điểm ứng tuyển nhất.
Bên cạnh đó, ứng viên chỉ nên trình bày đơn giản về vị trí, vai trò đảm nhận. Chẳng hạn như bạn đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc ở rất nhiều đơn vị khác nhau. Nhưng bạn chỉ nên chọn 2 – 3 đơn vị gần thời điểm nộp CV xin việc nhất để làm nổi bật kỹ năng của mình cho nhà tuyển dụng thấy.
👉 Xem thêm: Bao lâu thì nên update CV xin việc là tốt nhất?
Lượng chữ trong CV quá nhiều
Trước đây, CV xin việc thường có xu hướng trình bày nội dung rất dài và dày. Điều này vô hình chung khiến CV có lượng chữ rất nhiều. Nó chính là vấn đề cho nhà tuyển dụng thấy CV bạn gửi đến họ là bản cũ và chưa được cập nhất mới xu hướng hiện nay.
Bạn cần cập nhật ngay những xu hướng tạo CV xin việc mới nhất. Nó thường là những bản đẹp về hình thức, nội dung ngắn gọn, súc tích nhưng làm nổi bật được điểm mạnh của ứng viên. Mỗi phần thông tin được thể hiện bằng một vài gạch đầu dòng hoặc đoạn 3 – 4 câu mà thôi.
👉 Xem thêm: CV xin việc là gì? Các lỗi thường gặp trong CV
Độ dài của CV quá nhiều trang
Dấu hiệu của một bản CV xin việc đã quá cũ khác đó chính là độ dài của CV. Do lượng chữ lớn, đề cập quá nhiều thông tin khiến CV kéo dài hơn 2 trang A4.
Trong khi đó, những CV mới hiện nay thường chỉ có nội dung trình bày từ 1 hoặc tối đa là 2 trang A4 mà thôi. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV online để cập nhật cho CV ứng tuyển của mình hợp thời nhất.
Địa chỉ “nhà riêng cũ” của bạn vẫn còn
Trong CV cũ thường yêu cầu viết địa chỉ nhà riêng, nhưng hiện nay, nó không còn là thông tin quan trọng nữa. Các ứng viên chỉ cần đề cập các thông tin cá nhân như: tên, số điện thoại và email cá nhân. Vì vậy, khi gửi CV xin việc có phần thông tin này cũng cho thấy “sự cũ” của nó.
CV cũ thường không có phần “Mục tiêu nghề nghiệp”
Trước đây, CV xin việc phần đầu thường là “Tuyên bố cá nhân” hoặc “Tóm tắt”. Thay vì để cập đến câu châm ngôn, danh ngôn hay kinh nghiệm bạn có, thì CV mới nhất hiện nay sẽ đề cập đến đam mê, tham vọng, kinh nghiệm, thành tích và học vấn của ứng viên trong “Mục tiêu nghề nghiệp”.
Phần mục tiêu nghề nghiệp hiện tại cũng giúp nhà tuyển dụng xem xét xem định hướng phát triển của bạn có phù hợp với công ty hay không. Nhờ vậy mà tỷ lệ trúng tuyển khi bạn có cùng “chí hướng” với doanh nghiệp sẽ cao hơn đấy nhé!
Khuyết thiếu thông tin phần “Tham chiếu”
Phần tham chiếu chỉ là phần phụ với một số vị trí và doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên mới. Tuy nhiên, với những công việc liên quan đến bảo mật hoặc đặc thù, công ty thường quan tâm đến phần này để liên hệ tìm hiểu những thông tin về ứng viên có đúng với những gì đề cập trong CV xin việc hay không.
Chính vì vậy, khi bạn ứng tuyển vào những vị trí đặc thù hoặc liên quan đến tính bảo mật cao. Hãy tăng uy tín cho chính bạn bằng cách cập nhật thêm phần “Tham chiếu” cho CV xin việc của bạn nhé!
👉 Xem thêm: Kinh nghiệm lấp đầy khoảng trống trong CV xin việc ấn tượng
Bất lợi gặp phải khi gửi CV xin việc đã quá cũ cho nhà tuyển dụng
Một ứng viên khi gửi CV xin việc đã quá cũ đến nhà tuyển dụng sẽ gặp khá nhiều bất lợi. Cụ thể như:
- Thứ nhất, thông tin đã cũ và chưa cập nhật thông tin mới khiến nhà tuyển dụng hoài nghi về năng lực thực tế của bạn.
- Thứ hai, thông tin cũ khác với hiện tại sẽ khiến bạn trở thành người thiếu trung thực khi cung cấp dữ liệu trong CV xin việc.
- Thứ ba, thể hiện sự thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng và không thực sự quý trọng cơ hội ứng tuyển tại doanh nghiệp.
- Thứ tư, tỷ lệ trúng tuyển khi gửi một CV xin quá cũ sẽ thấp hơn rất nhiều so với những CV xin việc mới.
- Thứ năm, nhà tuyển dụng đánh giá bạn là con người “cổ hủ” không biết cập nhật xu hướng mới của thời đại.
👉 Xem thêm: Hướng dẫn viết CV từ AZ với công cụ CV GO
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những dấu hiệu của một bản CV xin việc đã quá cũ. Cách tốt nhất để bạn có lợi thế khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc nào chính là cập nhật một CV mới nhất. Để tạo CV ấn tượng, chuyên nghiệp và chất lượng, truy cập ngay vào Jobsgo.vn bạn nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)