Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chuẩn và thu hút

Đánh giá post

Kinh nghiệm là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để nhà tuyển dụng đánh giá, chọn lựa ứng viên phù hợp cho vị trí việc làm. Vậy cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV như thế nào để tạo ấn tượng và chinh phục các nhà tuyển dụng khó tính? Tham khảo ngay bí quyết được JobsGO chia sẻ dưới đây bạn nhé!

Tại sao phần kinh nghiệm làm việc trong CV lại quan trọng?

Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng coi phần mô tả kinh nghiệm làm việc là nội dung quan trọng nhất của CV.

Để nắm được lịch sử làm việc của bạn, rất có thể họ sẽ đọc phần kinh nghiệm làm việc kỹ nhất. Do đó, phần này được xem là chìa khóa vàng giúp bạn đạt được lợi thế, dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.

cách viết kinh nghiệm làm việc trong cv
Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV

Cụ thể, đây là minh chứng rõ ràng, thiết thực nhất cho năng lực, trình độ của bạn với vị trí công việc. Nó cho nhà tuyển dụng biết liệu bạn có đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để thành công trong vai trò mà bạn đang ứng tuyển hay không. Phần này cũng bao gồm thông tin về thành tích của bạn, có thể giúp bạn trở nên nổi bật so với những ứng viên khác và giúp bạn có nhiều khả năng được mời phỏng vấn hơn.

Chính vì vậy, viết kinh nghiệm làm việc càng chuẩn, càng “đúng ý hợp việc”, CV của bạn càng dễ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu ngay CV là gì? Nội dung chuẩn của CV là gì?

Kinh nghiệm làm việc trong CV gồm những gì?

Trong phần kinh nghiệm làm việc của CV, bạn sẽ cần thể hiện các thông tin sau:

Nội dung chính

Kinh nghiệm làm việc trong CV phải chứa thông tin liên quan đến lịch sử làm việc  của bạn trước đây. Tùy vào vị trí công việc ứng tuyển, hoàn cảnh mà bạn sẽ lựa chọn kinh nghiệm sao cho hợp lý.

Kinh nghiệm có thể gồm công việc fulltime, parttime, các vai trò tạm thời, thực tập,… Thông thường, mỗi công việc trong mục kinh nghiệm làm việc sẽ có 5 phần:

  • Tên công ty làm việc
  • Thời gian làm việc
  • Vị trí đảm nhận
  • Mô tả về vai trò
  • Trình bày ngắn gọn những thành tựu đạt được (nếu có)

Nội dung liên quan khác

Trong trường hợp bạn mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế thì cũng đừng nên bỏ trống phần này. Thay vào đó, bạn hãy đưa một số thông tin liên quan khác như hoạt động, dự án tham gia, ngoại khóa, tình nguyện,… Nó vẫn sẽ thể hiện được một phần tính cách, con người của bạn, giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không?

Chẳng hạn như bạn ứng tuyển vị trí nhân viên tổ chức sự kiện. Dù bạn chưa từng đi làm nhưng trong quá trình học tập tại trường đã tham gia rất nhiều hoạt động, là thành viên ban tổ chức cho các sự kiện học sinh, sinh viên, đoàn đội,… Điều này cho thấy bạn là người năng động, nhanh nhẹn, nhiệt huyết, có đam mê và phù hợp với tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra.

cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong cv

Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV cho từng đối tượng

Tùy vào từng đối tượng mà cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV sẽ có sự khác nhau. Trong bài viết này, JobsGO sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết CV cho cả những ứng viên đã có và chưa có kinh nghiệm. Tham khảo ngay để áp dụng vào mẫu CV của mình bạn nhé!

Ứng viên chưa có kinh nghiệm

Việc chưa có kinh nghiệm khiến nhiều ứng viên cảm thấy lo lắng sẽ bị bất lợi trước các ứng viên khác và đánh mất cơ hội việc làm. Thế nhưng, nhà tuyển dụng có con mắt rất tinh tường, đôi khi họ sẽ không quá quan trọng về kinh nghiệm, chỉ cần nhìn thấy sự tiềm năng, năng lực của bạn, họ sẵn sàng chào đón.

Vậy nên, bạn cũng đừng quá sợ nếu bản thân chưa từng đi làm, chưa có kinh nghiệm. Trong CV xin việc, bạn chỉ cần đề cập đến kỹ năng, các dự án mình đã tham gia, vai trò bạn đảm nhận là gì, thành tựu đạt được ra sao?,… Hay bạn đã học được, làm được những gì trong quá trình đi thực tập, hãy đưa vào CV để khẳng định năng lực của bản thân nhé.

Ví dụ: bạn từng đi thực tập ở vị trí nhân viên Tik Tok, bạn có thể viết phần kinh nghiệm như sau:

Thực tập sinh Tik Tok

Công ty Cổ phần JobsGO ( 3/2022 – 5/2022)

  • Hỗ trợ lên kế hoạch, nội dung cho các video tik tok của kênh.
  • Hỗ trợ quay, dựng video đăng tải lên kênh tik tok của công ty.
  • Tham gia làm diễn viên cho các video tik tok.

Ứng viên đã có kinh nghiệm

Với những ứng viên đã có kinh nghiệm thì có lẽ việc viết phần kinh nghiệm sẽ đơn giản hơn. Các bạn chỉ cần đưa thông tin những công việc mình đã làm trong quá khứ vào CV, trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng.

viết kinh nghiệm làm việc trong cv
Cách viết kinh nghiệm làm việc trong cv cho từng đối tượng

 

Ví dụ: bạn ứng tuyển vào vị trí chuyên gia phần mềm, bạn có thể viết như sau:

Trưởng nhóm kỹ sư phần mềm

Công nghệ Trẻ | Tháng 5/2020 – nay

  • Quản lý đội ngũ kỹ sư phần mềm lớn nhất của công ty.
  • Đảm bảo các dự án chạy đúng lịch trình.
  • Trao đổi về các nhu cầu của nhóm với những phòng ban khác.

Kỹ sư phần mềm cấp cao

Chiến Lược Nhanh | Tháng 5/2015 – Tháng 3/2020

  • Phát triển và thiết kế hệ thống thông tin cho khách hàng.
  • Hỗ trợ nhóm trong các khía cạnh khác nhau của dự án.
  • Quản lý nhóm khi nhóm trưởng vắng mặt.

Ngoài ra, cùng tìm hiểu thêm các thành phần khác trong CV nữa nhé:

Một số lưu ý trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV

Để mẫu CV xin việc hoàn hảo, chinh phục được nhà tuyển dụng thì bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Độ dài phần kinh nghiệm làm việc bao nhiêu thì đủ?

Hiện nay, thế hệ người trẻ năng động, luôn muốn tìm kiếm, thử sức với nhiều môi trường, vị trí làm việc ngay từ khi còn đang là sinh viên. Do đó, các bạn có rất nhiều hoạt động, dự án tham gia, kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, việc đưa tất cả vào CV có phải là sự lựa chọn đúng đắn? Độ dài của phần này bao nhiêu là đủ?

Thực tế, không phải cứ càng nhiều kinh nghiệm càng tốt. CV chỉ nên nằm trong khuôn khổ vắn tắt, từ 1 – 2 trang A4. Như vậy, thông tin kinh nghiệm chỉ chiếm khoảng ¼, ⅕ CV và thể hiện những gì nổi bật nhất của bạn. Đừng tham lam đưa cả phần hoạt động tình nguyện, ngoại khóa nếu bạn đã có kinh nghiệm.

Lựa chọn kinh nghiệm làm việc bám sát Job Description

Để tránh việc đưa những kinh nghiệm không liên quan vào CV và bị nhà tuyển dụng bỏ qua, bạn hãy lưu ý đọc thật kỹ JD (mô tả công việc). Bạn hãy xem phía doanh nghiệp đang cần một ứng viên có kinh nghiệm như thế nào và khéo léo chèn những thông tin gần sát, đúng với những yêu cầu đó.

Việc lược bỏ những kinh nghiệm không cần thiết sẽ giúp CV của bạn được ngắn gọn, đi đúng trọng tâm, đồng thời thể hiện bạn có tìm hiểu về công việc.

Thứ tự liệt kê

Khi trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV, bạn hãy lưu ý về thứ tự liệt kê. Tầm mắt của người đọc thường sẽ là từ trên xuống dưới. Do đó, bạn hãy sắp xếp thông tin từ mới đến cũ. Công việc gần đây nhất của bạn là gì, hãy đưa nó lên đầu tiên. Tiếp đó là những kinh nghiệm cũ hơn kèm thời gian cụ thể.

Một lưu ý nữa là bạn chỉ nên đưa vào CV những kinh nghiệm trong 3 năm trở lại đây. Bởi những công việc quá xa có thể không còn hiệu quả để chứng minh năng lực chuyên môn của bạn. Chẳng hạn như khả năng sử dụng các công cụ từ năm 2010 sẽ không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại và không phục vụ cho công việc của bạn nữa.

Đừng quên kể tên những bằng cấp, thành tựu bạn đạt được

Để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng dễ dàng, bạn đừng quên kể tên những thành tựu, bằng cấp, chứng chỉ,… mà mình đạt được. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đề cập số liệu, thành tích cụ thể để chứng minh với kinh nghiệm dày dặn, bạn đã thể hiện tốt trong công việc như thế nào nhé.

Đính kèm Portfolio (nếu có)

Hầu hết những bạn làm trong lĩnh vực quảng cáo, Marketing, báo chí,… sẽ cần đến Portfolio. Nó sẽ giúp các bạn liệt kê chi tiết, sống động về kinh nghiệm, các dự án từng tham gia.

Nếu CV của bạn chuẩn, ấn tượng đính kèm Portfolio thì cơ hội được mời đến phỏng vấn là rất cao.

Phông chữ trình bày

cách viết bản mô tả kinh nghiệm làm việc
Một số lưu ý khi trình bày phần kinh nghiệm làm việc

Bên cạnh nội dung, hình thức trình bày cũng góp phần tạo nên một mẫu CV đẹp, ấn tượng. Bạn nên chọn phông chữ đơn giản, dễ đọc, thể hiện sự chuyên nghiệp. Một số phông chữ tiêu biểu đó là Time New Roman, Arial, Helvetica, Calibri,…

Tránh viết dài dòng, lan man

Khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV, các bạn đừng nên kể lể dài dòng, lan man, đi lệch trọng tâm. Các thông tin chỉ nên viết ngắn gọn, súc tích, cô đọng mà vẫn thể hiện được năng lực của bản thân.

Chẳng hạn: thay vì viết “em đã tốt nghiệp trường XXX, được vào làm việc trong công ty YYY và có cơ hội được làm công việc quay dựng phim, chụp ảnh, thiết kế cho các sản phẩm, ấn phẩm truyền thông của công ty,…”, bạn nên tóm gọn là “đảm nhiệm công việc thiết kế, quay dựng cho công ty XXX”.

Trung thực với thông tin

Các thông tin đưa vào CV cần đảm bảo chính xác, trung thực, không được nói dối, nói phóng đại, khoa trương. Bởi dù bạn vượt qua vòng hồ sơ, đến khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng chỉ cần đặt ra một số câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm là bạn sẽ bị lộ.

Kiểm soát lỗi chính tả

Kinh nghiệm làm việc của mỗi người sẽ khác nhau, do đó bạn không thể đi sao chép bên ngoài. Điều này sẽ khiến bạn khó kiểm soát các vấn đề về chính tả, dùng từ.

Chính vì vậy, sau khi hoàn thành CV, bạn hãy đọc lại 1 – 2 lượt để kiểm tra, chỉnh sửa lại các lỗi mắc phải. Đây là những lỗi tối kỵ mà bạn chắc chắn không được để xảy ra, nó có thể khiến bạn mất đi cơ hội việc làm đấy nhé.

Ví dụ về kinh nghiệm làm việc trong CV theo các ngành nghề

Tùy vào từng ngành nghề mà kinh nghiệm làm việc có thể khác nhau. Dưới đây là một số mẫu cho các ngành phổ biến, các bạn có thể tham khảo để áp dụng cho CV của mình.

Cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV
Mẫu kinh nghiệm làm việc nhân viên kế hoạch truyền thông
Cách chia sẻ kinh nghiệm làm việc
Mẫu kinh nghiệm làm việc cho chuyên viên phân tích hệ thống
Giới thiệu kinh nghiệm làm việc
Mẫu kinh nghiệm làm việc cho chuyên viên thiết kế đồ họa
Bản mô tả năng lực và kinh nghiệm làm việc
Mẫu kinh nghiệm làm việc cho diễn viên
kinh nghiem lam viec trong cv
Mẫu kinh nghiệm làm việc cho nhân viên quản lý tiếp thị

Biết cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV hay và ấn tượng sẽ giúp các bạn dễ dàng chinh phục các nhà tuyển dụng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của JobsGO sẽ hữu ích với tất cả các bạn. Nếu muốn tạo CV online nhanh và ứng tuyển việc làm trực tuyến, các bạn có thể truy cập vào website JobsGO.vn nhé.

Để có 1 bản CV hoàn chỉnh, đừng bỏ qua những hướng dẫn riêng cho các phần khác trong CV nữa nhé:

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: