Làm thế nào để thể hiện được định hướng phát triển bản thân rõ ràng trong CV xin việc? Nếu bạn đang có băn khoăn tương tự, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để nắm rõ cách viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV đơn giản mà hiệu quả nhất nhé.
Mục lục
1. Kế hoạch phát triển bản thân trong CV quan trọng như thế nào?
Khi viết CV, bạn có quyền trình bày kế hoạch cá nhân hoặc không. Tuy nhiên, nếu bạn đưa nội dung này vào hồ sơ ứng viên, Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về định hướng cũng như quyết tâm của bạn. Thể hiện càng rõ thông tin này, Nhà tuyển dụng càng dễ nhìn thấy sự nghiêm túc, quyết tâm của bạn với công việc.
Không những vậy, kế hoạch phát triển bản thân được ghi rõ trong CV cũng giúp công ty và bạn tiết kiệm thời gian khi tìm được định hướng, mục tiêu chung. Nếu tìm được tiếng nói, bạn và công ty có thể bắt đầu ngay công việc. Bạn học được kỹ năng cần thiết cho những dự định trong tương lai. Trong khi đó, doanh nghiệp tìm được nhân tố phù hợp để mở rộng quy mô, phát triển lâu dài.
Để viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV ghi điểm trước Nhà tuyển dụng, bạn cần căn cứ chính xác vào mục tiêu của bản thân trong tương lai gần cũng như định hướng, lộ trình phát triển lâu dài.
>> Tìm hiểu ngay CV là gì? Nội dung của 1 bản CV
2. Cách viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV
Cách viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV là bạn nên chia thông tin thành 2 phần gồm: mục tiêu ngắn hạn (3 – 6 tháng) và mục tiêu dài hạn (3 – 5 năm).
2.1 Kế hoạch ngắn hạn
Kế hoạch ngắn hạn là những mục tiêu trong tương lai gần bạn sẽ thực hiện khi là việc tại doanh nghiệp. Vì vậy, hãy mô tả kế hoạch ngắn hạn thật sát với bản mô tả công việc của vị trí bạn đang ứng tuyển. Hãy thể hiện cho công ty thấy rằng, những gì họ cần ở một nhân viên tương lai cũng là mục tiêu bạn muốn hướng đến. Cùng với đó, đừng quên khéo léo trình bày để đơn vị tuyển dụng biết đóng góp cho sự phát triển của công ty cũng nằm trong kế hoạch trước mắt của bạn.
Ví dụ: “Mục tiêu trong 3 – 6 tháng tới của tôi là hoàn thiện các kỹ năng Digital Marketing; bắt nhịp với tiến độ công việc và bước đầu tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp.” |
2.2 Kế hoạch dài hạn
Mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn là bước đệm để bạn thực hiện kế hoạch dài hạn. Những điều này đạt được khi bạn đã trau dồi và tích lũy đủ cả kiến thức và kinh nghiệm. Đó có thể là một vị trí cao hơn trong doanh nghiệp nhưng cũng có thể một vị trí khác tại một công ty đa quốc gia, một tập đoàn quốc tế.
Khi viết kế hoạch phát triển bản thân trong 5 năm tới, bạn có quyền mơ ước và thể hiện mơ ước của mình. Nhưng hãy chú ý lựa chọn cách thể hiện thật thông minh để không làm “phật lòng” Nhà tuyển dụng. Bạn có thể ghi mục tiêu dài hạn là trau dồi, phát triển kỹ năng, thăng tiến trong công việc,… nhưng tuyệt đối không được trình bày theo dạng “Tôi muốn làm ở công ty A để 2 năm nữa có thể apply vào tập đoàn B”.
Ví dụ: “Trong 3 năm tới, tôi có thể cống hiến sức lực, chuyên môn; đóng góp cho sự thành công và phát triển của công ty với vị trí Quản lý thương hiệu. Để thực hiện mục tiêu, tôi nỗ lực hết mình để hoàn thiện kỹ năng giám sát, xử lý truyền thông và mở rộng kết nối trong ngành Marketing.” |
3. Lưu ý khi viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV
Sau khi xác định được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV, bạn bắt đầu trình bày để hoàn thiện CV. Khi trình bày, đừng bỏ qua các lưu ý sau:
3.1 Không viết chung chung
Việc đặt ra mục tiêu chung chung khiến Nhà tuyển dụng không biết điều bạn đang muốn hướng đến là gì. Nếu bạn viết “Mục tiêu tương lai là thăng tiến lên một vị trí cao hơn”, HR sẽ không hiểu vị trí cao hơn trong suy nghĩ của bạn là “trưởng nhóm” hay “trưởng phòng” và bạn muốn thăng chức trong vòng bao nhiêu tháng. Bạn cũng đừng viết “Mục tiêu: Học hỏi kinh nghiệm”, vì doanh nghiệp đang tìm kiếm người “làm việc” chứ không cần một người “học việc”.
Bạn hãy trình bày rõ ràng mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn và phân bổ thông tin hợp lý để doanh nghiệp dễ theo dõi.
3.2 Trình bày nội dung logic, mạch lạc
Trình bày vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng Nhà tuyển dụng cần ở ứng viên. Theo đó, dù bạn có khả năng đến đâu nhưng không trình bày logic để công ty hiểu thì rất khó có cơ hội, dù chỉ là qua vòng chọn CV.
3.3 Thông tin ngắn gọn, súc tích
Thông tin ngắn gọn, súc tích cũng là yếu tố quan trọng khi viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV. Nếu khả năng viết của bạn không quá xuất sắc, đừng viết dài dòng, lan man. Tập trung vào ý chính, thông tin quan trọng cũng như trình tự thời gian là những điều bạn cần lưu ý hàng đầu.
3.4 Thể hiện kế hoạch cá nhân, có tính khả thi
Các mục tiêu đưa vào CV nên là mục tiêu có tính khả thi và có khả năng thực hiện trên thực tế. Dưới đây là ví dụ về kế hoạch cá nhân không có tính khả thi.
Khi viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV, bạn nên cho Nhà tuyển dụng biết bạn có thể làm gì, sẽ làm gì và thay đổi những gì để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, đừng chỉ hướng đến lợi ích bản thân quá nhiều, hãy cho Nhà tuyển dụng thấy mục tiêu của bạn cũng đem lại giá trị nhất định cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, cùng tìm hiểu thêm các thành phần khác trong CV nữa nhé:
- Tiêu đề CV là gì
- Trình độ học vấn trong CV
- Kỹ năng trong CV
- Người tham chiếu là gì
- Reference trong CV là gì
4. Tham khảo mẫu kế hoạch phát triển bản thân trong CV
Dưới đây là một số mẫu kế hoạch phát triển bản thân trong CV để bạn tham khảo.
4.1 Mục tiêu nghề nghiệp – Thực tập sinh
Tích lũy được về kiến thức IT chuyên môn qua kì thực tập của tập đoàn ABC và được đánh giá là hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Mong muốn có thể trở thành nhân viên chính thức và phát triển hệ thống quy trình lập trình hiệu quả hơn cho công ty. |
4.2 Mục tiêu nghề nghiệp – Nhân viên lễ tân
Có thể giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, siêng năng và nhiệt tình. Mong muốn trở thành nhân viên lễ tân chính thức tại khách sạn Caravelle và thăng tiến lên quản lý sau 2 năm. |
4.3 Mục tiêu nghề nghiệp – Nhân viên kinh doanh
Tôi mong muốn phấn đấu trở thành một chuyên viên trong lĩnh vực bất động sản trong khoảng thời gian 3 năm và luôn là người có thành tích dẫn đầu trong phòng kinh doanh.
Mục tiêu lâu dài của tôi là trong vòng 5 đến 10 năm nữa có thể tự làm một nhà kinh doanh riêng trong lĩnh vực bất động sản. |
4.4 Mục tiêu nghề nghiệp – Nhân viên xuất nhập khẩu
Phấn đấu trở thành cầu nối quan trọng giữa nguồn hàng xuất đi và nhập về, nắm vững nghiệp vụ công tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mong muốn có đủ kiến thức, kinh nghiệm trở thành chuyên viên xuất nhập khẩu.
Trong thời gian làm việc tại công ty, tôi hy vọng vươn lên vị trí Trưởng phòng phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu sau 3 – 5 năm. |
4.5 Mục tiêu nghề nghiệp – Nhân viên Marketing
Mong muốn trở thành nhân viên tiếp thị kỹ thuật số của ABC, giúp công ty đưa ra những ý tưởng sáng tạo để phát triển hơn ở thị trường ngoại địa.
Trong 3 năm tới, tôi có thể cống hiến sức lực, chuyên môn; đóng góp cho sự thành công và phát triển của công ty với vị trí Quản lý thương hiệu. |
Hy vọng các thông tin chia sẻ về cách viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV có thể hữu ích với bạn. Đây là cơ hội để bạn ghi những điểm số đầu tiên trong mắt Nhà tuyển dụng nên hãy lưu ý thật kỹ nhé.
Để có 1 bản CV hoàn chỉnh, đừng bỏ qua những hướng dẫn riêng cho các phần khác trong CV nữa nhé:
- Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV
- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp
- Cách viết sở thích trong CV
- Cách viết giới thiệu bản thân trong CV
- Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
- Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)