Thương hiệu là gì? Đặc điểm & những yếu tố tạo nên thương hiệu

Đánh giá post
Job ngon - Thu nhập trên 26Tr - Không kinh nghiệm - Mời bạn ứng tuyển

Thương hiệu là một trong những tài sản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu. Tuy vậy, để tạo nên một thương hiệu “đắt giá” thì doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực. Nếu bạn cũng muốn hiểu thương hiệu là gì và cách xây dựng thương hiệu thành công thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Thương hiệu là gì?

Thực tế, thuật ngữ “thương hiệu” chỉ được sử dụng nhiều trên báo chí, truyền thông,… còn trong các văn bản quy phạm pháp luật thì không thấy nhắc đến khái niệm thương hiệu là gì.

thương hiệu là gì
Thương hiệu là gì?

Tuy vậy, JobsGO đã tổng hợp và tóm tắt những thông tin cơ bản nhất về thương hiệu để bạn hiểu:

Thương hiệu (Brand) được hiểu là tên, là thuật ngữ hay là một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa/dịch vụ giữa những người bán với nhau.

Thuật ngữ “thương hiệu” đôi lúc được dùng như từ đồng nghĩa với “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại. Thế nhưng thực tế, thương hiệu được sử dụng theo nghĩa rộng hơn – là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình.

Ví dụ về thương hiệu

Thương hiệu doanh nghiệp Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ
  • Công ty Unilever, đây là tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt về hàng tiêu dùng.
  • Tập đoàn Viettel, tập đoàn số 1 về viễn thông tại Việt Nam.
  • Tập đoàn Vingroup, được xem là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
  • Bia Sài Gòn, một thương hiệu bia lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam.
  • Công ty Unilever có các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng: Kem đánh răng P/s, Closeup; dầu gội đầu Sunsilk, Clear; sữa tắm Hazeline, Dove…
  • Tập đoàn VinGroup với các thương hiệu nổi tiếng như: VinHomes, VinFast, VinPearl, VinCom, VinMec.
  • Công ty bia Sài Gòn có các sản phẩm nổi tiếng: Bia Saigon Special, Bia Saigon Export, Bia 333.

2. Đặc điểm của thương hiệu

Một thương hiệu có thể được cấu thành từ nhiều thành phần, bao gồm: Logo, Slogan, Tên công ty, Tên sản phẩm, Màu sắc, Thiết kế bao bì,… Vậy đặc điểm cụ thể của những thành phần cấu thành nên thương hiệu là gì?

Đây là phần không đọc được, chỉ nhận diện được bằng mắt. Các doanh nghiệp thường lựa chọn logo là những hình ảnh có ý nghĩa đã được cách điệu, không màu mè, dễ nhớ.

Ví dụ: Hình ảnh nàng tiên cá là logo của thương hiệu cà phê Starbucks.

2.2 Về tên gọi (có thể đọc được)

Tên gọi thương hiệu là tên thương mại hoặc là tên viết tắt của doanh nghiệp. Với tên gọi này, khách hàng dễ dàng tiếp cận và giới thiệu thương hiệu tới người khác.

Ví dụ: Các tên gọi như FPT, CocaCola, Uniqlo… là tên thương hiệu.

2.3 Về khẩu hiệu (Slogan)

Là một câu nói ngắn gọn thể hiện khát vọng, tôn chỉ hoặc là sự khẳng định, cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Ví dụ:

  • Slogan của mạng viễn thông di động Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”.
  • Slogan của nhãn hiệu Biti’s: “Nâng niu bàn chân Việt”.
  • Slogan của thương hiệu oto BMW: “The Ultimate Driving Machine – Cỗ máy mạnh mẽ tối tân”.

2.4 Về màu sắc và thiết kế bao bì

Bên cạnh thiết kế một logo nổi bật, thể hiện cá tính thương hiệu thì việc kết hợp các màu sắc và sử dụng hình dáng thiết kế trên bao bì cũng là các yếu tố giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết đến thương hiệu.

3. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng, phát triển thương hiệu?

Có 3 lý do khiến doanh nghiệp cần phải phát triển thương hiệu ngay từ những ngày đầu thành lập:

thương hiệu
Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng, phát triển thương hiệu?
  • Củng cố lòng tin khách hàng: Phát triển thương hiệu là một trong những cách giúp doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng và củng cố lòng tin từ họ với doanh nghiệp.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Đẩy mạnh thương hiệu lớn mạnh là lợi thế cạnh tranh bền vững cho thương hiệu trên thị trường. Một thương hiệu với thông điệp rõ ràng, ấn tượng và chuyên nghiệp chắc chắn sẽ dễ dàng thu hút và thuyết phục khách hàng hơn các thương hiệu thiếu chuyên nghiệp.
  • Cải thiện doanh số bán hàng: Dù chiến lược là gì thì mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp mong đợi vẫn là tăng doanh số bán hàng. Xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp sớm muộn đạt được điều đó ở tương lai.

4. Những yếu tố tạo nên thương hiệu

Có nhiều yếu tố cấu thành một thương hiệu. Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu bền vững, không thể thiếu 5 yếu tố gồm:

4.1 Bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu (tiếng Anh là Brand Identity) bao gồm những hình ảnh sống động, trực quan và thu hút đại diện cho doanh nghiệp. Đây là cơ sở để thương hiệu chủ động đề xuất giá trị và đồng thời truyền thông chuỗi giá trị đó đến khách hàng.

4.2 Tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu (Brand Personality) là thuật ngữ chỉ những đặc điểm nổi bật, các giá trị mà Brand đang theo đuổi. Nó là phần thể hiện ra ngoài nhằm định vị Brand trong tâm trí khách hàng.

Xem thêm: Bản sắc thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

4.3 Định vị thương hiệu

Yếu tố định vị thương hiệu (Brand Positioning) giúp xác định vị trí chiếm lĩnh của Brand trong tâm trí người tiêu dùng so với đối thủ cạnh tranh. Việc định vị thương hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.

4.4 Đại sứ thương hiệu

Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là gương mặt làm đại diện cho Brand để quảng bá cho dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Họ sẽ phát ngôn các thông điệp gắn với dịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp cần gửi gắm tới khách hàng.

4.5 Văn hóa thương hiệu

Văn hóa thương hiệu (Brand Culture) là yếu tố không thể thiếu khi xây dựng một Brand mạnh và bền vững. Brand Culture được tạo nên từ giá trị cốt lõi, sứ mệnh doanh nghiệp tin tưởng, theo đuổi và muốn truyền tải đến khách hàng.

5. Một số khái niệm liên quan đến thương hiệu

Để hiểu sâu hơn thương hiệu là gì, bạn cũng nên nắm bắt một ít kiến thức về các khái niệm liên quan đến thương hiệu.

yếu tố tạo thành thương hiệu
Một số khái niệm liên quan đến thương hiệu

5.1 Tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu (Brand Equity) là một thuật ngữ Marketing dùng để ám chỉ những giá trị cộng thêm cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Giá trị này được xác định thông qua nhận thức và trải nghiệm của khách hàng. Độ nhận diện thương hiệu càng lớn thì giá trị cộng thêm càng lớn.

5.2 Bán thương hiệu

Bán thương hiệu là gì? Bán thương hiệu hoặc Nhượng quyền thương hiệu có tên tiếng Anh là Franchise. Đây là thuật ngữ được dùng để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.

5.3 Thiết kế thương hiệu

Thiết kế thương hiệu được hiểu là toàn bộ quá trình tạo ra một thương hiệu, bao gồm:

  • Thiết kế logo, tên thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu
  • Quảng cáo thương hiệu.

Mục đích của thiết kế thương hiệu chính là tạo được nét đặc trưng và bản sắc riêng của thương hiệu đó đối với những thương hiệu khác trên thị trường, cũng là yếu tố nhằm phân biệt sản phẩm/dịch vụ với các thương hiệu khác.

Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì? 9 bước xây dựng chiến lược thương hiệu

Hy vọng bài viết không chỉ giải đáp thắc mắc về thương hiệu là gì mà còn giúp bạn củng cố kiến thức về các yếu tố làm nên thương hiệu mạnh mẽ. Chúc bạn thành công!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO Banner