Nhãn hiệu là gì? Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Đánh giá post

Ngày nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng nhiều chủng loại khác nhau. Việc khách hàng có thể phân biệt để lựa chọn được các sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào nhãn hiệu được nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm.Vậy nhãn hiệu là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu bạn nhé.

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là gì? Hiểu một cách đơn giản thì nhãn hiệu là đặc điểm nhận biết riêng của mỗi loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau.

nhãn hiệu
Nhãn hiệu là gì?

2. Đặc điểm nhận biết nhãn hiệu

Nhãn hiệu được tạo lập từ một yếu tố có thể dễ dàng nhận diện hoặc là sự kết hợp hài hòa của một số yếu tố tạo thành một tổng thể dễ ghi nhớ, dễ nhận biết.

Một số trường hợp nhãn hiệu được coi là không có khả năng phân biệt:

  • Hình, hình học đơn giản và các chữ số không được sử dụng phổ biến.
  • Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý nếu việc sử dụng dấu hiệu đó dẫn đến sự hiểu sai của khách hàng đối với xuất xứ sản phẩm.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được người khác sử dụng nếu việc sử dụng dấu hiệu đó gây nhầm lẫn cho khách hàng.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu trước đó đã đăng ký cho hàng hóa dịch vụ.
  • Dấu hiệu trùng hoặc dẫn đến gây nhầm lẫn cho khách hàng đối với một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng.
  • Dấu hiệu mô tả lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?

3. Nhãn hiệu có chức năng gì?

Để biết thêm về chức năng của nhãn hiệu là gì? Tìm hiểu ngay sau đây:

3.1. Chức năng phân biệt

Nhãn hiệu có chức năng gì
Cocacola và Pepsi là 2 nhãn hiệu nổi bật trong thị trường nước có ga

Chức năng phân biệt là một trong số những chức năng nổi bật nhất của nhãn hiệu. Điều này cũng đã được ghi nhận trong Luật sở hữu trí tuệ của nước ta. Nhãn hiệu chính là yếu tố quan trọng để giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn đúng sản phẩm mà mình mong muốn.

3.2. Chức năng cung cấp thông tin và chỉ dẫn người dùng

Nhãn hiệu được xem như là một phương tiện chỉ dẫn nguồn gốc một cách hiệu quả. Có thể coi nhãn hiệu là đại diện hình ảnh của một doanh nghiệp. Từ nhãn hiệu người tiêu dùng có thể đánh giá được một phần chất lượng của sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp cung cấp.

Khi khách hàng chọn mua một sản phẩm, có một bộ phận khách chỉ chú ý đến nơi xuất xứ của sản phẩm. Một bộ phận khách hàng khác họ chọn mua sản phẩm vì chất lượng và các thành phần tạo nên sản phẩm. Như vậy, nhãn hiệu có thể cung cấp thông tin về sản phẩm đến khách hàng.

3.3. Chức năng quảng cáo, tiếp thị

Thông qua sự riêng biệt, sự nổi tiếng của nhãn hiệu còn thể hiện vai trò quảng cáo để sớm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nếu nhãn hiệu có thể được quảng bá rộng rãi thì sản phẩm sẽ được nhiều người biết đến góp phần nâng cao sản lượng bán ra.

Nhãn hiệu giúp doanh nghiệp có thể định vị được sản phẩm của mình trong thị trường. Từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo tiếp thị một cách phù hợp với sản phẩm doanh nghiệp đang cung ứng.

Xem thêm: Bản sắc thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

3.4. Chức năng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Việc nhãn hiệu được khách hàng biết đến sẽ góp phần tăng sản lượng tiêu thụ từ đó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường sản xuất để có đủ sản phẩm cung ứng ra thị trường.

Không chỉ vậy khi nhãn hiệu đã tạo được lòng tin của khách hàng sẽ là tiền đề để doanh nghiệp tăng giá thành sản phẩm, nâng cao vị thế của nhãn hiệu trên thị trường.

4. Các hình thức thể hiện của nhãn hiệu

Một số hình thức thể hiện của nhãn hiệu
Một số hình thức thể hiện của nhãn hiệu
  • Nhãn hiệu dạng chữ
  • Nhãn hiệu dạng chữ và có câu Slogan đi kèm
  • Nhãn hiệu dạng hình (Tên gọi khác là Logo)
  • Nhãn hiệu cả chữ và hình ảnh
  • Nhãn hiệu bao gồm cả chữ, hình ảnh và Slogan

5. Phân loại nhãn hiệu dựa trên các yếu tố nào?

Việc phân loại dựa trên hình thức của nhãn hiệu.

  • Nhãn hiệu từ ngữ: Là hình thức nhãn hiệu được tạo thành từ các chữ cái kết hợp với nhau thành những từ ngữ phổ biến, có thể có nghĩa và có thể đọc thành tiếng.
  • Nhãn hiệu chữ, số: Bao gồm các nhãn hiệu có các chữ cái, các số… có thể có nghĩa hoặc không.
  • Nhãn hiệu hình vẽ, hình ảnh: Bao gồm các hình ảnh, hình không gian 3D…
  • Nhãn hiệu kết hợp: Đó là sự kết hợp của 2 hoặc 3 loại nhãn hiệu trên.

Ngoài ra nhãn hiệu còn có thể được phân loại theo: Tính chất của nhãn hiệu và mục đích sử dụng của nhãn hiệu.

Xem thêm: Slogan là gì? Bí quyết tạo nên slogan hay, ý nghĩa

6. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Tiêu chí Nhãn hiệu Thương hiệu
Khái niệm Là đặc điểm nhận diện để phân biệt các sản phẩm có cùng chủng loại khác Là dấu hiệu để nhận biết một sản phẩm được sản xuất hay cung ứng một dịch vụ
Căn cứ pháp lý Được pháp luật quy định cụ thể Không được pháp luật quy định
Tính chất Là những thứ hiện hữu ngay trước mắt chúng ta và chúng ta có thể dễ dàng nhận diện bằng mắt thường Là những thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy mà chỉ có thể đánh giá và cảm nhận.
Giá trị Có thể mang ra định giá Không thể mang ra định giá
Thời điểm hình thành Khi đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ Được hình thành trong quá trình vận động phát triển của doanh nghiệp
Thời gian tồn tại Có thời hạn Lâu dài

Trên đây JobsGo đã giúp bạn hiểu “nhãn hiệu là gì?” và các chức năng mà nhãn hiệu đem lại đối với cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với bạn đọc đang muốn tìm hiểu về vấn đề này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: