Brand identity là gì? Những điều cần biết về nhận diện thương hiệu

Đánh giá post

Brand identity là một trong những yếu tố rất quan trọng, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Brand identity là gì, nó gồm những gì hay cách để tạo nên một Brand identity? Vậy thì trong bài viết này, JobsGO sẽ chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ những thông tin liên quan đến các vấn đề, thắc mắc trên.

1. Brand identity là gì?

Brand identity được hiểu là nhận diện thương hiệu. Nó bao gồm những yếu tố liên quan đến thiết kế như nhãn hiệu, logo, hình ảnh, màu sắc, typo, icon,… hay thậm chí là cả âm thanh, mùi vị, cảm giác,…

Brand identity là gì
Brand identity là gì?

Thông qua Brand identity, khách hàng sẽ có thể dễ dàng nhận biết, phân biệt thương hiệu của bạn với các thương hiệu khác trong cùng lĩnh vực.

Hiện nay, 3 khái niệm “Brand“, “Branding” và “Brand identity” thường được sử dụng khá nhiều trong xây dựng, phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Đôi khi chúng được hoán đổi, hiểu theo một nghĩa chung với tính chất tương đồng nhau. Thế nhưng thực tế thì 3 thuật ngữ này lại có sự khác nhau mà nếu làm trong lĩnh vực Marketing, Truyền thông, Quảng cáo, bạn cần phải nắm rõ:

  • Brand (thương hiệu): đây là những nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Branding (xây dựng thương hiệu): đây là những hoạt động trong chiến lược Marketing nhằm tạo dựng nên thương hiệu và tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
  • Brand identity (nhận diện thương hiệu): đây là những yếu tố để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

2. Vai trò của Brand identity

Brand identity đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

2.1 Thể hiện những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu sẽ mang những ý nghĩa, truyền đạt thông điệp riêng và có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy mà nó thể hiện được giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Nhờ có Brand identity mà khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu và càng nhiều người ghi nhớ sẽ càng gia tăng độ phủ sóng cho thương hiệu.

Và 2 yếu tố giúp khách hàng dễ nhận biết thương hiệu nhất chính là logo và màu sắc. Logo càng độc đáo, lạ mắt, kết hợp màu sắc nổi bật thì mọi người sẽ càng chú ý. Ví dụ như logo đỏ của Coca Cola hay logo đỏ + vàng của McDonald’s,…

Xem thêm: Giá trị thương hiệu là gì? 5 bước nâng tầm Brand Value

2.2 Xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng, trung thành

Brand identity chính là bộ mặt của một doanh nghiệp, góp phần thu hút, xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng, trung thành.

Thật vậy, bộ nhận diện thương hiệu càng ấn tượng thì sẽ càng gây nên sự tò mò, lôi kéo được nhiều khách hàng tiềm năng đến trải nghiệm, mua hàng. Và nếu sản phẩm, dịch vụ cũng chất lượng thì sẽ tạo được niềm tin, giữ chân được khách hàng lâu dài.

Xem thêm: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng – Cách tạo tệp khách hàng lâu dài

Brand identity là gì ví dụ
Vai trò của Brand identity

2.3 Hỗ trợ hoạt động kinh doanh

Trên Brand Identity sẽ đề cập những thông tin, thông điệp liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho đội ngũ bán hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Nhờ vào những thông tin đó mà nhân viên bán hàng có thể hỗ trợ, chăm sóc cho khách hàng tốt hơn. Đồng thời, các nhà phân phối cũng sẽ giảm bớt được thời gian để training cho nhân viên trước khi bán hàng.

2.4 Gia tăng doanh thu, lợi nhuận

Thương hiệu nổi tiếng, được đông đảo khách hàng biết đến là một yếu tố giúp thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ví dụ như khi nhắc đến các sản phẩm Iphone, Ipad, Macbook,…, người ta sẽ nhớ ngay đến thương hiệu “quả táo cắn dở” Apple. Trong tâm trí của khách hàng, đây là một trong những thương hiệu hàng đầu với sản phẩm chất lượng, thường xuyên đổi mới, cải tiến. Như vậy, nhờ việc xây dựng, phát triển thương hiệu tốt mà Apple đã bán được rất nhiều sản phẩm, thu về doanh thu, lợi nhuận khủng hàng năm.

3. Brand identity gồm những gì?

Như đã đề cập ở trên, Brand identity gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như logo, hình ảnh, màu sắc,… Và để hiểu rõ hơn về bộ nhận diện thương hiệu, các bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Đây là yếu tố nhận diện đầu tiên và quan trọng nhất là bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng 1 logo chính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp cũng cần có logo phiên bản khác để thay thế cho phù hợp.

Cụ thể, các logo mà doanh nghiệp cần có là:

  • Logo chính
  • Logo màu khác để thay thế
  • Logo ngang/dọc
  • Logo vuông

3.2 Màu thương hiệu

Để thương hiệu dễ được nhận biết và thu hút được sự quan tâm, chú ý từ mọi người thì màu sắc cũng là yếu tố quan trọng. Tùy vào từng mục đích, câu chuyện, thông điệp muốn truyền tải mà doanh nghiệp hãy lựa chọn màu sắc cho phù hợp. Chẳng hạn như sau:

  • Màu đỏ: đại diện cho nhiệt huyết.
  • Màu vàng: đại diện cho niềm hạnh phúc.
  • Màu cam: nói đến sự trẻ trung, năng lượng.
  • Màu tím: đây là tông màu của hoàng gia.
  • Màu xanh dương: sự bình yên, tin tưởng.
  • Màu xanh lá: đại diện cho sự dịu nhẹ, hài hòa.
  • Màu đen: đại diện cho sự hiện đại, sang trọng, tinh tế.

Xem thêm: Thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

bộ nhận diện thương hiệu
Brand identity gồm những gì?

3.3 Slogan

Slogan giúp lan tỏa những thông điệp, ý nghĩa mà thương hiệu muốn truyền tải. Nó sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển.

Một câu slogan sẽ cần ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Đặc biệt, khi đọc câu slogan, khách hàng sẽ hiểu rõ được những giá trị, thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

3.4 Phương tiện truyền thông

Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã, đang tận dụng các phương tiện truyền thông để xây dựng và phát triển thương hiệu. Họ tạo ra những sản phẩm social media với màu sắc, phong cách, font chữ,… ấn tượng, thu hút khách hàng như ảnh bìa, ảnh hồ sơ, hình nền, logo,… trên Faceook, Google+, kênh Youtube, Linkedin, Twitter, Instagram,… Do đó, đây cũng là một yếu tố, thành phần quan trọng của Brand identity.

3.5 Nội dung hình ảnh

Đối với một bộ nhận diện thương hiệu, bên cạnh những hình ảnh đẹp, logo ấn tượng, slogan hay,… thì doanh nghiệp còn cần quan tâm đến nội dung bên trong các hình ảnh. Bởi điều quan trọng nhất vẫn là truyền tải thông điệp, thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Vậy nên, hãy đem đến những nội dung có giá trị, phù hợp với mục tiêu, phương châm hoạt động của doanh nghiệp.

Một số nội dung hình ảnh cần đặc biệt chú trọng đó là: hình ảnh đăng lên Blog, Facebook, Instagram, Youtube, Google+,…

3.6 Đồ họa trên website

Đây là một thành phần không thể thiếu trong Brand identity. Nó quyết định đến trải nghiệm của người dùng và ảnh hưởng đến sức hút, lượng truy cập website nói riêng và thương hiệu doanh nghiệp nói chung.

Đối với một website, những phần bạn cần chú ý khi thiết kế đó là:

  • Tiêu đề, liên kết của sidebar
  • Banner
  • Hình ảnh đại diện của các bài Blog
  • Hình ảnh của các danh mục
  • Icon các mạng xã hội

Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì? 9 bước xây dựng chiến lược thương hiệu

3.7 Phong cách thiết kế

Mỗi thương hiệu cần có điểm khác biệt, tạo ra nét riêng của mình. Do đó, phong cách thiết kế cũng cần phải độc đáo, tạo được điểm nhấn, sức hút đối với người xem.

Bên cạnh đó, phong cách thiết kế cũng cần phải liên quan, phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến cách mà khách hàng nhìn nhận, đánh giá về thương hiệu.

3.8 Sản phẩm, dịch vụ Marketing

Những sản phẩm, dịch vụ được tạo ra trong quá trình Marketing cũng là một yếu tố tạo nên bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Ví dụ như:

  • Ebook
  • Catalog/Lookbook
  • Infographic
  • Tài liệu quảng cáo
  • Quảng cáo trực tuyến/ngoại tuyến
  • Túi Google

3.9 Email

Để tạo sự chuyên nghiệp cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu, một số doanh nghiệp yêu cầu nhân viên sử dụng email riêng của công ty có kèm theo hình ảnh, chữ ký, nội dung,… liên quan đến thương hiệu.

4. Cách tạo nên một Brand identity cho doanh nghiệp

xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Cách tạo nên một Brand identity cho doanh nghiệp

Để tạo nên một Brand identity chất lượng, bạn có thể tham khảo 5 bước thực hiện dưới đây:

4.1 Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường

Trước khi xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để nắm rõ được tình hình thị trường và có những định hướng phù hợp. Các vấn đề cần nghiên cứu, xác định gồm:

  • Đối tượng mục tiêu: ai là đối tượng mà doanh nghiệp cần hướng đến? Đặc điểm của những đối tượng này là gì? Họ có nhu cầu gì?,…
  • Đề xuất giá trị: giá trị doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng là gì? Nó có gì đặc biệt? Liệu những giá trị này có vượt qua được các đối thủ hay không?
  • Tuyên bố sứ mệnh: sứ mệnh thương hiệu phải được tuyên bố rõ ràng, trực tiếp, có liên kết với mục tiêu kinh doanh, tầm nhìn của doanh nghiệp.
  • Tính cách của thương hiệu: thương hiệu cần phải có điểm riêng biệt, không bên nào có được. Tính cách này có thể thể hiện ở màu sắc, hình ảnh, logo,…

4.2 Bước 2: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bước tiếp theo, bạn sẽ tiến hành thiết kế các sản phẩm, thành phần của Brand identity, trong đó quan trọng nhất chính là logo. Bởi logo sẽ xuất hiện ở tất cả các ấn phẩm truyền thông, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ, website,… của doanh nghiệp.

Để tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu, bạn hãy sử dụng bảng màu độc đáo xuyên suốt quá trình thiết kế bộ nhận diện. Điều này tạo nên sự nhất quán và tăng khả năng ghi nhớ về thương hiệu đối với khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có tài liệu về thương hiệu để hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về các vấn đề liên quan đến xây dựng, phát triển hình ảnh thương hiệu. Đây cũng là một cách để trao quyền cho tất cả mọi người, ai cũng nắm được các yêu cầu liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp.

4.3 Bước 3: Tích hợp ngôn ngữ

Bước này nhằm mục đích kết nối và quảng cáo về thương hiệu trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch Marketing, truyền thông. Những điều doanh nghiệp cần lưu ý đó là:

  • Ngôn ngữ phải phù hợp: với bộ nhận diện thương hiệu cao cấp thì ngôn ngữ cần đảm bảo sự chuyên nghiệp, còn nếu thoải mái thì ngôn ngữ có thể hài hước, vui vẻ.
  • Bộ nhận diện thương hiệu có thể được tạo ra dựa trên những kết nối về mặt cảm xúc với khách hàng để dễ dàng thu hút họ hơn.
  • Tích hợp quảng cáo thương hiệu ở cả 2 phương thức là truyền thống và hiện đại để tăng độ tiếp cận.
  • Doanh nghiệp cũng có thể thiết lập Brand identity thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Linkedin,…

4.4 Bước 4: Xác định những điều nên tránh

Trong quá trình xây dựng Brand identity, doanh nghiệp sẽ cần phải xác định và liệt kê ra những điều không nên thực hiện để tránh gặp rủi ro, không hiệu quả như:

  • Không nên truyền tải những thông điệp hỗn hợp đến cho khách hàng, họ sẽ khó tiếp nhận.
  • Không sao chép các đối thủ vì như vậy thương hiệu sẽ bị đại trà và không uy tín.
  • Phải tạo sự nhất quán giữa các yếu tố trong Brand identity như chủ đề, màu sắc, thông điệp,…

4.5 Bước 5: Quản lý, giám sát thương hiệu

Bước cuối cùng, doanh nghiệp sẽ cần phải quản lý, giám sát và đo lường hiệu quả của Brand identity. Điều này sẽ giúp cho Brand identity phát huy được tối đa sức mạnh, giá trị của nó.

Xem thêm: Khi nào doanh nghiệp cần làm mới thương hiệu?

5. Như thế nào là một Brand identity ấn tượng?

Brand identity
Như thế nào là một Brand identity ấn tượng?

Một Brand identity để chất lượng, ấn tượng và đạt hiệu quả cao thì cần đảm bảo những tiêu chí sau:

5.1 Logo phải thống nhất

Logo sử dụng trong các sản phẩm, ấn phẩm sẽ phải thống nhất về màu sắc, kiểu dáng,…, không được phép thay đổi bất cứ điều gì dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhất. Bởi nếu có sự khác biệt trong logo, khách hàng sẽ không thể biết đâu mới là logo chính xác và chắc chắn họ sẽ không nhận diện được đúng thương hiệu.

5.2 Các chi tiết đơn giản, dễ nhớ

Brand identity càng đơn giản, ngắn gọn, nổi bật thì sẽ càng dễ nhớ. Đây là nguyên tắc và cũng là một mẹo giúp thương hiệu dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng. Bởi vậy mà tất cả các yếu tố, thành phần của Brand identity đều phải tránh dài dòng, rườm rà, nhiều chi tiết.

5.3 Brand identity đính kèm các văn phòng phẩm

Đây cũng là một cách để phát triển thương hiệu khá hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Chẳng hạn như nhân viên kinh doanh gặp khách hàng có thể tặng quà, đưa card visit,… có logo, hình ảnh thương hiệu hoặc nhân viên mặc đồng phục in logo,…

5.4 Brand identity phải độc nhất

Mỗi thương hiệu đều là duy nhất, vì vậy mà các sản phẩm, thiết kế liên quan đến nó cũng phải độc nhất. Việc vay mượn hay ăn cắp ý tưởng của thương hiệu khác là điều rất kỵ, nó sẽ khiến khách hàng đánh giá không tốt về thương hiệu và họ cũng sẽ không tin tưởng để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Đây là một điều mà các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.

6. Một số Brand identity của các đơn vị lớn

Dưới đây là Brand identity của 3 đơn vị lớn, nổi tiếng hiện nay. Cùng đọc để biết điểm đặc sắc cũng như ý nghĩa trong bộ nhận diện thương hiệu của họ bạn nhé.

  • TPBank: đây là một ngân hàng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với phong cách khác biệt, tinh tế, mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Logo của TPBank là hình tam giác thể hiện cho sự vững chắc, bền chặt. Đặc biệt, trong thiết kế logo còn có những đường xoắn vô tận, đại diện cho sự không ngừng nghỉ, trường tồn mãi mãi.
Brand identity gồm những gì
TPBank – ngân hàng có bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, nổi bật
  • Baemin: đây là một thương hiệu đang rất hot hiện nay, cung cấp dịch vụ giao thức ăn nhanh. Với tone màu xanh mint nhẹ nhàng kết hợp với font chữ BM Daniel đặc biệt, hình ảnh hài hước, thương hiệu này đã để lại ấn tượng và thu hút đông đảo khách hàng.
  • Coca Cola: không quá cầu kỳ, Coca Cola lựa chọn bộ nhận diện thương hiệu với chính cái tên của mình kết hợp màu đỏ – trắng nổi bật, font chữ cơ bản dễ nhìn. Điều này đã tạo nên bản sắc riêng, giúp thương hiệu này phát triển và có vị trí cao trên thị trường nước giải khát.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có cái nhìn chính xác và hiểu “Brand identity là gì?”. Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực Marketing, truyền thông, xây dựng thương hiệu, hãy áp dụng những bí quyết JobsGO chia sẻ để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc phát triển thương hiệu doanh nghiệp nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: