Kế hoạch Marketing là gì? 7 bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Job ngon - Thu nhập trên 26Tr - Không kinh nghiệm - Mời bạn ứng tuyển

Doanh nghiệp sẽ hoạt động kém hiệu quả nếu không có một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh. Vậy kế hoạch Marketing là gì? Vai trò của nó như thế nào? Cần làm gì để lập nên một bản kế hoạch Marketing lý tưởng? JobsGO đã có hướng dẫn chi tiết cho bạn trong nội dung phân tích dưới đây.

1. Kế hoạch Marketing là gì?

Kế hoạch Marketing (Marketing Plan) là một bản kế hoạch mô tả những chiến lược truyền thông, quảng cáo của doanh nghiệp trong tương lai. Một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh sẽ bao gồm các yếu tố: mục tiêu, nhiệm vụ, phân tích tình huống, cơ hội, ngân sách, thị trường mục tiêu và thời gian thực hiện.

kế hoạch marketing là gì
Kế hoạch Marketing là gì?

Kế hoạch này thường được lập ra bởi bộ phận Marketing và được sử dụng để hướng dẫn hoạt động của các bộ phận liên quan như bán hàng, quảng cáo, nghiên cứu thị trường và PR.

Một kế hoạch Marketing tốt cần phải được thực hiện có hệ thống và đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của tổ chức. Nó giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp tổ chức đạt được sự cạnh tranh và tăng trưởng trong thị trường.

2. Lợi ích khi có kế hoạch Marketing

Việc có kế hoạch Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

2.1 Định hướng chiến lược

Kế hoạch Marketing giúp tổ chức xác định các mục tiêu, định hướng chiến lược và phát triển kế hoạch để đạt được mục tiêu. Điều này giúp các nhà quản lý và nhân viên có được sự rõ ràng về định hướng cũng như mục tiêu của tổ chức. Từ đó, họ sẽ tập trung nỗ lực vào các hoạt động có ảnh hưởng nhất đến kết quả kinh doanh.

2.2 Tăng cường cạnh tranh

Có kế hoạch Marketing, doanh nghiệp sẽ có thể nghiên cứu thị trường, phân tích cạnh tranh, xác định điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm/dịch vụ. Điều này giúp họ có được các chiến lược phát triển sản phẩm và tiếp cận thị trường hiệu quả, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

2.3 Tiết kiệm chi phí

Kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp xác định các hoạt động quảng cáo, tiếp thị hiệu quả, từ đó giảm thiểu chi phí không cần thiết. Kế hoạch Marketing cũng giúp tổ chức phân bổ nguồn lực và tài chính một cách hợp lý nhất cho các hoạt động tiếp thị.

2.4 Tăng doanh số

Xây dựng kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp đưa ra các hoạt động tiếp thị phù hợp, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số. Nó cũng giúp doanh nghiệp có được các chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp, tăng khả năng tạo ra lợi nhuận.

lập kế hoạch marketing
Lợi ích khi có kế hoạch Marketing

2.5 Đo lường hiệu quả

Kế hoạch Marketing có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và đo lường hiệu quả của các hoạt động tiếp thị, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết để cải thiện hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh và cực đơn giản

3. Những yếu tố cần có trong kế hoạch Marketing

Một bản kế hoạch Marketing sẽ cần có những yếu tố sau đây để trở nên hoàn hảo:

3.1 Thực trạng doanh nghiệp

Nắm rõ tình hình hiện tại của doanh nghiệp sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Căn cứ vào đó bạn dễ dàng đưa ra các chiến thuật phù hợp nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp.

3.2 Mục tiêu Marketing

Các hoạt động Marketing sẽ được xem là vô giá trị nếu được triển khai mà không có mục tiêu rõ ràng. Do đó đây cũng là yếu tố không thể bỏ qua khi xây dựng kế hoạch Marketing của mỗi doanh nghiệp.

3.3 Hiểu đối thủ và thị trường mục tiêu

Một phần quan trọng khác nữa trong bản kế hoạch Marketing đó là những hiểu biết về thị trường mục tiêu. Đồng thời việc phân tích đối thủ sẽ tìm ra cơ hội và thách thức, từ đó xác định hướng phát triển và chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp.

3.4 Các kênh truyền thông

Kênh truyền thông – yếu tố cần có để xây dựng một bản kế hoạch Marketing. Đây là các phương tiện hỗ trợ doanh nghiệp giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng mục tiêu và quảng bá về thương hiệu.

3.5 Chiến lược ngân sách và phân bổ nhân lực

  • Về ngân sách: Chiến lược ngân sách nếu được hoạch định cẩn thận và minh bạch sẽ giúp kế hoạch Marketing được triển khai một cách trơn tru, tránh phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
  • Về phân bổ nhân lực: Doanh nghiệp nếu biết cách bố trí và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ tạo nên sự thống nhất về cách hoạt động trong tổ chức, phát huy được điểm mạnh của từng cá nhân.

3.6 Xác định các chỉ số đo lường phù hợp

kế hoạch marketing
Những yếu tố cần có trong kế hoạch Marketing

Yếu tố này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ phù hợp của chiến dịch đối với mục tiêu Marketing. Trong đó, có một chỉ số đo lường hiệu quả công việc mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng là KPI (Key Performance Indicator). Chỉ số KPI sẽ giúp doanh nghiệp nắm được kết quả hoạt động của chiến lược.

Xem thêm: Inbound marketing là gì? Các bước làm Inbound marketing hiệu quả

4. Cần chuẩn bị những gì trước khi lập kế hoạch Marketing?

Trước khi lập kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần chuẩn bị những vấn đề sau:

4.1 Xác định đối thủ cạnh tranh

Xác định đối thủ cạnh tranh trước khi lập kế hoạch Marketing là rất quan trọng. Các bước cần thực hiện bao gồm phân tích thị trường, tìm kiếm – phân tích các đối thủ, đánh giá sức cạnh tranh và tìm hiểu về chiến lược tiếp thị của các đối thủ. Việc này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, tình hình cạnh tranh trong ngành, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp.

4.2 Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một bước chuẩn bị không thể thiếu khi lập kế hoạch Marketing. Nó giúp doanh nghiệp đánh giá sức mạnh, yếu tố cạnh tranh, các cơ hội và rủi ro trong môi trường kinh doanh.

Hoạt động này giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về thị trường và vị trí của mình trong đó. Kết quả phân tích sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội, giải quyết các thách thức, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp và hiệu quả hơn trong kế hoạch Marketing.

4.3 Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Nếu doanh nghiệp không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là nhu cầu tiềm ẩn thì không thể tạo ra các sản phẩm/dịch vụ, chiến lược tiếp thị phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng.

Việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng bao gồm nghiên cứu thị trường, khảo sát, phỏng vấn, thu thập phản hồi từ khách hàng hiện tại và tiềm năng. Doanh nghiệp cần hiểu rõ về yêu cầu, mong muốn, nhu cầu, thói quen mua hàng của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.

4.4 Phác thảo kế hoạch Marketing

Phác thảo kế hoạch Marketing là một bước quan trọng để giúp doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch tiếp thị chi tiết hơn. Nó bao gồm phân tích thị trường, đối tượng khách hàng, chiến lược tiếp thị, kế hoạch hành động, dự đoán doanh số và ngân sách. Phác thảo kế hoạch giúp doanh nghiệp định hướng hoạt động tiếp thị phù hợp với mục tiêu và nhu cầu khách hàng, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Xem thêm: Social Media Marketing là gì? Thông tin cần biết về Social Media Marketing

mẫu kế hoạch marketing
Cần chuẩn bị những gì trước khi lập kế hoạch Marketing?

5. Các bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả

Tham khảo ngay 7 bước lập kế hoạch Marketing hoàn chỉnh của JobsGO để dễ dàng xây dựng một bản kế hoạch chi tiết cho doanh nghiệp mình:

5.1 Bước 1: Nắm rõ thông tin về doanh nghiệp

Những thông tin bạn cần nắm chắc như đinh về doanh nghiệp mình là: mục tiêu kinh doanh, sản phẩm/ dịch vụ, cách thức hoạt động. Đây là những thông tin giúp bạn nhìn nhận bao quát về mô hình kinh doanh của công ty và hơn hết là tình hình thị trường bên ngoài công ty.

5.2 Bước 2: Tiến hành xác định thị trường, khách hàng mục tiêu

Để lập lên một bản kế hoạch Marketing, trước tiên, bạn cần phác họa chính xác chân dung khách hàng mục tiêu. Bằng việc nghiên cứu và tổng hợp những thông tin liên quan đến khách hàng của mình như: giới tính, tuổi tác, tâm lý, suy nghĩ, hành vi mua hàng… là bạn đã có nền móng để tiến tới các bước xây dựng chiến lược tiếp theo.

5.3 Bước 3: Xác định và phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách tìm ra điểm mạnh/yếu trong mô hình kinh doanh và các chiến lược truyền thông của họ. Đồng thời đặt ra những câu hỏi tương tự như:

  • Đối thủ đang có sản phẩm nào chiếm lĩnh thị trường?
  • Họ đang hoạt động ra sao?
  • Các chiến dịch Marketing mà họ thực hiện?
  • Họ có “lỗ hổng” nào trong cách tiếp cận khách hàng hay không?

Đây sẽ là tài liệu tham khảo cực hữu ích để bạn cải tiến và tối ưu cho bản kế hoạch Marketing của doanh nghiệp mình.

5.4 Bước 4: Thiết lập mục tiêu Marketing

mẫu kế hoạch marketing là gì
Các bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả

Từ việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng trong quá khứ và dựa vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn có thể xác định được mục tiêu Marketing. Bạn cũng cần đảm bảo mục tiêu được xây dựng dựa trên mô hình SMART – Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Attainable (tính khả thi), Realistic (có thể thực tế hóa), và Time (có thời gian cụ thể).

5.5 Bước 5: Hoạch định chiến lược sơ bộ

Sau bước thiết lập mục tiêu chiến lược, tiếp theo bạn cần cụ thể hóa chúng. Hãy viết ra đầy đủ các nhiệm vụ, hoạt động liên quan để bạn thực hiện một cách tuần tự và đảm bảo không bỏ sót bất cứ nhiệm vụ nào.

5.6 Bước 6: Tính toán ngân sách Marketing

Dự toán tất cả các khoản chi tiêu có liên quan đến hoạt động Marketing mà doanh nghiệp cần triển khai. Bao gồm: Tổng chi cho kế hoạch Marketing trong năm, mục tiêu chi tiết cần bao nhiêu tiền? Nguồn ngân sách sẽ lấy từ đâu? Bạn cần xem xét và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình tài chính của công ty nhé!

5.7 Bước 7: Rà soát bản kế hoạch Marketing trước khi triển khai

Cuối cùng, bạn hãy rà soát lại toàn bộ bản kế hoạch Marketing và cùng các bộ phận liên quan đánh giá, đưa ra các ý kiến điều chỉnh kịp thời. Đây là bước quan trọng đảm bảo kế hoạch khi đưa vào triển khai sẽ đem lại thành công.

6. Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch Marketing

Những lưu ý quan trọng để tạo lập một kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp:

6.1 Phối hợp nhịp nhàng bộ máy hoạt động

Kế hoạch Marketing với mục tiêu cốt lõi là thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, tăng vị thế cạnh tranh và đẩy mạnh giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn thực hiện được những mục tiêu này thì doanh nghiệp phải tạo ra sự kết nối giữa bộ máy nhân viên và Ban quản trị, xây dựng tinh thần phối hợp, tương trợ nhau.

các bước lập kế hoạch marketing
Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch Marketing

6.2 Đáp ứng nguồn lực thực hiện kế hoạch

Có không ít kế hoạch Marketing đòi hỏi nguồn lực rất lớn về con người để thực hiện. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo lực lượng nhân sự có đủ và năng suất nếu không muốn rơi vào tình trạng không hoàn thành được kế hoạch.

6.3 Dự phòng cho sự thay đổi của khách hàng

Việc nghiên cứu hành vi khách hàng chưa bao giờ dừng lại, bởi tâm lý và thói quen của khách hàng luôn có sự dịch chuyển. Đây là lý do các doanh nghiệp rất cần một phương án dự phòng để đáp ứng cho sự thay đổi này.

6.4 Đặt ra kỳ vọng thực tế

Kế hoạch Marketing hướng đến những mục tiêu trong tương lai nhưng không có nghĩa là người lập kế hoạch lựa chọn điểm đích không khả thi. Chúng sẽ làm bạn bị hoang tưởng về khả năng, dẫn đến ngân sách bị hoang phí nhưng không đem lại hiệu quả như mong đợi. Do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu thật chính xác mục đích của kế hoạch và đặt ra một kết quả trong tầm thực hiện được.

7. Tham khảo kế hoạch Marketing mẫu

Tham khảo ngay các mẫu kế hoạch Marketing chuẩn để ứng dụng cho chiến lược Marketing của doanh nghiệp bạn:

  • Kế hoạch Marketing mẫu từ Gobranding: Tải ngay
  • Kế hoạch Marketing mẫu từ Saokim: Tải ngay
  • Kế hoạch Marketing mẫu từ Slim CRM: Tải ngay

Hy vọng những kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp bạn nhiều khi ra thực chiến. Nếu bạn đang cần tư vấn về xây dựng kế hoạch Marketing, liên hệ ngay với JobsGO để nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO Banner