Quy trình tạm ứng lương cho nhân viên và những điều bạn cần biết

Đánh giá post

Quy trình tạm ứng lương cho nhân viên là vấn đề được nhiều lao động quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Vậy bạn đã biết những thông tin gì liên quan đến quy trình này? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu thêm trong bài viết nhé.

Tra cứu lương

Những quy định về tạm ứng lương cho nhân viên

Trước tiên bạn cần hiểu tạm ứng và thanh toán khác nhau như thế nào?

Tạm ứng là vật, tài sản, tiền đó thuộc về bạn nhưng chưa đến thời gian được nhận và bạn muốn lấy trước thì gọi là tạm ứng.

Thanh toán là việc chuyển giao tài sản của bên này cho bên khác. Nó được sử dụng khi trao đổi sản phẩm, dịch vụ, giao dịch có sự ràng buộc với nhau về mặt pháp lý.

quy trình tạm ứng lương cho nhân viên
Những quy trình tạm ứng lương cho nhân viên

Vấn đề tạm ứng tiền lương cho người lao động theo quy định tại Bộ luật lao động (năm 2019) được thực hiện trong hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Người lao động nghỉ việc tạm thời để thực hiện nghĩa vụ công dân (từ 7 ngày trở lên). Số tiền lương tạm ứng sẽ phụ thuộc vào số ngày người lao động làm việc thực tế tại cơ sở, doanh nghiệp, thế nhưng tối đa không được vượt quá 1 tháng lương. Bên cạnh đó, người lao động cũng phải hoàn lại số lương tạm ứng cho người sử dụng lao động.
  • Trường hợp 2: Người lao động bị tạm đình chỉ công việc, được ứng 50% số tiền lương. Khi người lao động bị xử lý kỷ luật thì sẽ không phải hoàn trả lại doanh nghiệp số tiền đã tạm ứng trước đó.

Tạm ứng tiền lương sẽ phải thực hiện dựa trên việc thỏa thuận giữa doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và nhân viên (người lao động). Theo đó, nhân viên sẽ được phép tạm ứng tiền lương với điều kiện mà hai bên đã bàn bạc với nhau.

 👉 Xem thêm: Các hình thức trả lương phổ biến – Bạn đang nhận lương theo cách nào?

Người lao động được phép tạm ứng bao nhiêu tiền lương?

Trong mỗi một trường hợp, tình huống khác nhau, người lao động sẽ được tạm ứng lương một mức khác. Cụ thể như sau:

quy trình tạm ứng lương cho nhân viên
Người lao động được phép tạm ứng bao nhiêu tiền lương?
  • Trường hợp nhận lương theo khoán, sản phẩm đã làm trong một tháng thì người lao động được ứng lương tùy vào khối lượng công việc đã làm được nhiều hay ít.
  • Trong trường hợp thực hiện nghĩa vụ công dân: Số tiền tạm ứng không quá 1 tháng tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Trường hợp nghỉ hàng năm: Người lao động được tạm ứng tiền lương ít nhất bằng tiền lương của ngày nghỉ.
  • Trường hợp bị tạm đình chỉ công việc: Được phép tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ.

Có thể thấy, dường như Bộ luật lao động không quy định rõ ràng về hạn chế mức tạm ứng tiền trong mỗi trường hợp. Bởi vậy mà việc tạm ứng sẽ căn cứ phần nhiều vào thỏa thuận ban đầu giữa doanh nghiệp và nhân viên.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định rõ, người sử dụng lao động (doanh nghiệp) không được tính lãi với nhân viên về số tiền tạm ứng này.

 👉 Xem thêm: Điều người lao động thực sự quan tâm ngoài lương

Quy trình tạm ứng lương cho nhân viên

Sơ đồ quy trình tạm ứng và thanh toán cho nhân viên được thực hiện khắt khe và nghiêm ngặt bởi mọi thứ cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

  • Bước 1: Người lao động viết và nộp giấy đề nghị tạm ứng lương. Khi có nhu cầu bạn có thể tham khảo và điền theo mẫu tạm ứng lương cho nhân viên, sau đó nộp lên cấp trên để họ xem xét, phê duyệt và chuyển đến phòng ban có trách nhiệm giải quyết.
quy trình tạm ứng lương cho nhân viên
Quy trình tạm ứng lương cho nhân viên
  • Bước 2: Giấy đề nghị tạm ứng sẽ được trình lên ban giám đốc để ký duyệt nguyệt vọng.
  • Bước 3: Sau khi giám đốc ký duyệt sẽ chuyển đến bộ phận kế toán thanh toán để viết phiếu chi. Trong bước này, kế toán sẽ kiểm tra lại tính chính xác của thông tin trên giấy đề nghị và viết phiếu chi tạm ứng.
  • Bước 4: Kế toán trưởng duyệt chi lại một lần nữa.
  • Bước 5: Trình lên giám đốc duyệt chi.
  • Bước 6: Thủ quỹ của công ty sẽ chi số tiền tạm ứng cho nhân viên. Căn cứ vào phiếu chi có chữ kỹ của các bên liên quan, thủ quỹ sẽ xuất tiền cho nhân viên được phê duyệt.
  • Bước 7: Hạch toán kế toán, lưu giữ chứng từ. Kế toán sẽ phải lưu giữ lại giấy tờ, chứng từ, đơn đề nghị vào số sách theo đúng quy định.

Có thể thấy, việc tạm ứng lương cho nhân viên tương đối phức tạp, phải thực hiện qua nhiều khâu, nhiều bước khác nhau. Đôi khi chính điều này khiến cho họ không được nhận tiền kịp lúc, làm lỡ việc quan trọng. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp đặt ra việc cải tiến quy trình này.

 👉 Xem thêm: Lương cạnh tranh là gì? Tổng hợp thông tin về lương cạnh tranh

Một số phát sinh trong việc tạm ứng lương cho nhân viên

Trong quá trình thực hiện tạm ứng lương sẽ xảy ra một số vấn đề đó là: Chi không hết và chi vượt quá số tiền tạm ứng. Cụ thể:

Đến cuối kỳ mà người lao động chi không hết phần tiền tạm ứng thì xử lý:

  • Hoàn lại tiền thừa cho doanh nghiệp.
  • Có thể giữ lại để kỳ sau bù trừ tiếp.

Đến cuối kỳ mà người lao động đã chi vượt quá phần tiền tạm ứng thì có thể xử lý:

  • Sẽ tiếp tục xin tạm ứng lương trong kỳ sau.
  • Chuyển số dư sang kỳ sau để bù trừ.

Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu về quy trình tạm ứng lương cho nhân viên. Đây là vấn đề quan trọng đối với mỗi người lao động. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ, am hiểu để thực hiện tốt hơn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: