Mức lương là sự thỏa thuận và thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì pháp luật nước ta có quy định về mức lương tối thiểu vùng. Vậy mức lương tối thiểu vùng là gì? Nó có điểm gì khác với mức lương cơ sở?
Lương tối thiểu vùng là gì?
Lương tối thiểu vùng (TTV) là mức lương thấp nhất được lấy làm cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận để trả lương. Trong những năm gần đây thì mức lương tối thiểu vùng đã được tăng lên đáng kể nhằm cải thiện mức sống của người dân.
Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp vẫn trả lương cho NLĐ thấp hơn so với mức lương TTV. Nhưng, do sự thiếu hiểu biết về kiến thức luật pháp, nên nhiều người lao động đã không hề biết về quyền lợi hợp pháp của mình đang bị xâm phạm.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng cần phải đảm bảo 2 tiêu chí:
- Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm công việc đơn giản nhất.
- Người đã qua học nghề thì mức lương tối thiểu phải cao hơn 7% mức lương tối thiểu vùng.
? Xem thêm: Cập nhật thông tin về bảng xếp hệ số lương theo nghị định 204
Lương tối thiểu vùng có gì khác so với lương cơ sở?
Bản chất lương tối thiểu vùng
- Lương tối thiểu vùng chính là mức lương cơ sở để NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận với nhau và đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho NLĐ.
- Đây là cơ sở để công ty đóng các khoản bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế cho người lao động. Mức tham gia bảo hiểm thấp nhất cho người lao động phải bằng mức lương TTV.
Điểm khác nhau giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
- Các viên chức, công chức hoặc cán bộ làm việc tại các đơn vị cơ quan Nhà nước sẽ được hưởng mức lương cơ sở. Còn người lao động làm việc theo hợp đồng tại các công ty sẽ được hưởng lương TTV.
- Việc tăng lương TTV sẽ chỉ có ảnh hưởng tới NLĐ đang hưởng mức lương thấp hơn mức TTV. Nhưng hiện nay thì mức lương thực nhận của NLĐ thường cao hơn mức tối thiểu. Nên việc tăng mức lương tối thiểu vùng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới mức lương của NLĐ.
- Việc tăng lương cơ sở thì sẽ tác động tới tất cả những đối tượng đang được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Khi mức lương cơ sở tăng thì cũng đồng nghĩa với việc mức lương, phụ cấp và trợ cấp của các đối tượng cũng được tăng theo.
? Xem thêm: Lương gộp là gì? Nên nhận lương gộp hay lương ròng?
Nguyên tắc áp dụng lương tối thiểu vùng là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 90/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với từng địa bàn:
- Công ty hoạt động tại địa bàn nào thì sẽ được áp dụng mức lương TTV ở chính địa bàn đó.
- Nếu công ty nào hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hoặc là chia tác thì tạm thời sẽ được áp dụng mức lương tại địa bàn đó trước thay đổi cho tới khi có quyết định mới.
- Nếu doanh nghiệp có nhiều địa bàn nằm ở các khu vực khác nhau thì sẽ tính theo mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Quy định 2021 về mức lương tối thiểu vùng
Hiện nay, chưa có bất kỳ một văn bản nào có quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, thường thì cứ 1 năm thì mức lương tối thiểu sẽ được thay đổi 1 lần.
Theo nghị định 157/2018/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng (TTV) được quy định cụ thể:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng |
I | 4.180.000 đồng/1 tháng |
II | 3.710.000 đồng/1 tháng |
III | 3.250.000 đồng/ 1 tháng |
IV | 2.920.000 đồng/ 1 tháng |
Do đó, các doanh nghiệp cần phải thực hiện áp dụng theo đúng mức lương tối thiểu vùng để trả lương cho người lao động. Và người lao động cũng cần phải cập nhật thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình.
? Xem thêm: Net Income là gì? Cách tính thu nhập ròng Net Income như thế nào?
Trên đây, JobsGO đã giải đáp toàn bộ thông tin về lương tối thiểu vùng là gì, và những quy định mới nhất về mức lương tối thiểu vùng. Dù bạn có là người sử dụng lao động hay lao động thì cũng cần nắm rõ những thông tin về mức lương TTV để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)