Lập trình viên là gì? Học ngành gì? Các kỹ năng cần có

Đánh giá post

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến xu hướng lựa chọn ngành học này ngày càng cao. Lập trình viên là nghề nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin đang cần nguồn nhân lực rất lớn. Vậy bạn đã biết về công việc của lập trình viên? Làm thế nào để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp? Cùng tìm hiểu những thông tin về vị trí nghề nghiệp này ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Lập trình viên là gì?

Lập trình viên là gì? Là người làm công việc lập trình các phần mềm, xây dựng, thiết kế và bảo trì các website, các chương trình máy tính, các ứng dụng trên điện thoại di động. Lập trình viên có thể được gọi với nhiều tên khác nhau như kỹ sư phần mềm, lập trình phần mềm, nhà phát triển các phần mềm,…

lập trình viên
Lập trình viên là gì?

Hầu hết các lập trình viên sẽ sử dụng 1 hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm, ứng dụng. Họ làm việc theo nhóm, kết hợp các thành viên để hoàn thiện sản phẩm công nghệ đến cuối cùng.

2. Lập trình viên học ngành nào?

Lập trình viên có thể học rất nhiều ngành khác nhau. Tham khảo ngay một số ngành hot dưới đây:

2.1 Khoa học máy tính

Khoa học máy tính là ngành chuyên nghiên cứu về hoạt động của máy tính. Ngành này tập trung chủ yếu về các kiến thức toán học và quan điểm lý thuyết. Chính vì vậy, để theo ngành khoa học máy tính, bạn sẽ cần yêu thích cũng như học tốt 2 môn toán – logic.

Chương trình đào tạo ngành khoa học máy tính sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận, tham gia các công việc như trí tuệ nhân tạo, học máy, an ninh hay nghiên cứu đồ họa.

Xem thêm: Khoa học máy tính ra làm gì?

2.2 Công nghệ phần mềm/Kỹ thuật Phần mềm

Đây là ngành học đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản, bám sát với thực tế nghề lập trình viên nhất. Cụ thể, bạn sẽ được học:

  • Các quy trình phát triển phần mềm.
  • Kỹ năng vận dụng công nghệ phần mềm vào hỗ trợ, phát triển phần mềm khác.
  • Các kiến thức thu thập yêu cầu, thiết kế, phân tích, lập trình, kiểm thử, vận hành, bảo trì phần mềm.

Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm là gì?

2.3 Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính là ngành khá đặc biệt bởi nó kết hợp kiến thức của 2 lĩnh vực: điện tử và công nghệ thông tin.

Ngành học này giúp các bạn có thể thiết kế, phát triển hệ thống phần cứng, phần mềm để phục vụ hoạt động của các thiết bị phần cứng. Ví dụ như thiết kế chip máy tính, hệ thống điều khiển tự động IOT, công nghệ Robotic,…

Học ngành kỹ thuật máy tính, bạn cũng được học các ngôn ngữ lập trình như C, C++, Java,… Tuy nhiên chủ yếu các kiến thức này sẽ phục vụ cho hoạt động của phần cứng hơn phần mềm.

Xem thêm: Thuật toán là gì?

2.4 Hệ thống thông tin

lập trình viên là gì
Lập trình viên học ngành nào?

Ngành hệ thống thông tin học về con người, thiết bị và quy trình thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, thiết kế hệ thông tin, quản trị, vận hành,… Theo đuổi ngành này, bạn cũng sẽ được học các ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, C#, SQL,…, song tập trung nhất là các ngôn ngữ thao tác với cơ sở dữ liệu, dùng nhiều SQL.

Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì?

2.5 Truyền thông và mạng máy tính

Đây là ngành học về những công nghệ phổ biến như thư tín điện tử, truyền tải thông tin, công nghệ điện toán đám mây, xây dựng – vận hành Data center, an toàn, bảo mật thông tin,…

Học ngành này, bạn có thể làm công việc liên quan đến quản trị hệ thống mạng trong ngân hàng, trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp mạng, chuyên viên thiết kế mạng, phát triển phần mềm,…

Xem thêm: Quản trị mạng máy tính là gì?

3. Công việc của lập trình viên

Người làm công việc lập trình tư duy và sáng tạo ra các phần mềm mới bằng cách sử dụng những ngôn ngữ riêng của các ngành CNTT. Ngoài phần mềm mới, các lập trình viên là người kiểm tra sửa lỗi cho các phần mềm lỗi, hoặc thực hiện nghiên cứu thực hiện những nâng cấp cho các ứng dụng phần mềm để hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.

Cụ thể, lập trình viên sẽ làm những công việc sau:

  • Xây dựng các đoạn code, tạo thành phần mềm hoàn chỉnh.
  • Kiểm tra code định kỳ, đảm bảo nó mang tới những kết quả tốt và sửa lỗi khi cần thiết.
  • Nâng cấp thường xuyên để đảm bảo tính bảo mật, hiệu quả của hệ thống, phần mềm.
  • Phối hợp với các technical writers để viết tài liệu nhằm hỗ trợ người dùng.
  • Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ mới.
Developer
Công việc của lập trình viên

4. Tố chất, kỹ năng cần có để trở thành lập trình viên

Lập trình viên là công việc hấp dẫn, cần nguồn nhân lực lớn hiện nay. Tuy nhiên, vì đây là công việc khó, cần nhiều kiến thức và kỹ năng đặc thù. Vậy cần rèn luyện những tố chất nào để trở thành lập trình viên giỏi?

4.1 Rèn luyện kỹ năng mềm

Các kỹ năng mềm cần có ở bất cứ ngành nghề nào, với lập trình viên các kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, thuyết phục là cần thiết để phục vụ cho công việc. Bạn cần trình bày những ý tưởng phần mềm để thuyết phục người khác.

4.2 Tư duy logic, sáng tạo

Lập trình phần mềm không phải là công việc khô khan, mà đòi hỏi lập trình viên cần có trí thông minh, tư duy logic cao và tính sáng tạo để tạo ra sản phẩm có thẩm mỹ tốt, hiệu quả khi ứng dụng.

4.3 Tiếng Anh chuyên ngành

Công nghệ thông tin, các phần mềm, tài liệu liên quan chủ yếu được viết bằng tiếng Anh. Vì vậy lập trình viên cần có kiến thức đọc hiểu ngôn ngữ này để giúp ích cho công việc. Biết tiếng Anh, bạn sẽ có khả năng nghiên cứu các tài liệu, đọc website của nước ngoài để cập nhật và thấu hiểu những vấn đề công nghệ.

4.4 Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

Công việc lập trình ra phần mềm cần có sự hợp tác của nhiều người. Mỗi người sẽ phụ trách các công việc khác nhau của dự án phát triển phần mềm, do vậy lập trình viên có khả năng đảm trách công việc, làm việc được độc lập và biết cách làm việc nhóm với đồng nghiệp hiệu quả.

4.5 Tính cẩn thận và tỉ mỉ

Lập trình viên tạo ra các sản phẩm công nghệ, bởi bất kỳ lỗi nhỏ nào cũng khiến sản phẩm thất bại và cần phải dành nhiều thời gian để sửa chữa. Chính vì vậy, lập trình viên phải làm việc một cách cẩn thận, tỉ mỉ để tránh sai sót.

Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin như thế nào?

4.6 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Quá trình tạo ra phần mềm, ứng dụng công nghệ chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, các lỗi khác nhau. Do đó, lập trình viên phải có khả năng xử lý, giải quyết vấn đề nhanh nhạy, chỉnh sửa kịp thời, không làm ảnh hưởng đến tính năng của phần mềm hay trải nghiệm người dùng.

4.7 Kỹ năng tự học

Công nghệ thay đổi và cập nhật vô cùng nhanh chóng, vì thế lập trình viên cần có khả năng tự học để nâng cao các kiến thức, thực hành thường xuyên để có các kỹ năng thành thạo.

lap trinh vien
Tố chất, kỹ năng cần có để trở thành lập trình viên

5. Cơ hội và thách thức với nghề lập trình viên

Trở thành ngành học và vị trí nghề nghiệp “hot”, nghề lập trình viên được nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, nghề lập trình viên bên cạnh những ưu điểm cũng có những nhược điểm mà ai đã tham gia mới thấu hiểu.

5.1 Cơ hội

5.1.1 Có nhu cầu nguồn nhân lực rất cao

Lập trình viên không sợ thất nghiệp. Vì sao vậy? Bởi nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin ngày càng tăng lên nên nhu cầu về nguồn nhân lực lập trình trên thị trường rất cao.

Với độ khó chuyên môn, các lập trình viên được săn đón nhiệt tình bởi các doanh nghiệp nên bạn chẳng cần lo lắng gì nếu có chuyên môn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mời các sinh viên ngay cả khi chưa tốt nghiệp để làm việc cho mình. Lập trình viên có cơ hội làm việc rộng mở, nhiều mảng, có cơ hội thăng tiến và mức thu nhập hấp dẫn.

5.1.2 Được làm việc trong môi trường hiện đại, năng động

Lập trình viên làm việc với công nghệ, với máy tính và mạng internet hàng ngày. Họ được cập nhật thường xuyên các ứng dụng công nghệ, xu thế phát triển hiện đại của thế giới nên luôn luôn thú vị, không nhàm chán.

Với chuyên môn cao, có tiếng Anh tốt, các lập trình viên làm việc được tại các doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Việt Nam; hay đến làm việc tại các quốc gia phát triển như Nhật, Anh, Mỹ, Singapore,…

5.1.3 Thu nhập hấp dẫn

Lập trình viên có thu nhập vô cùng đa dạng tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của bạn. Từng cấp độ của một lập trình viên dẫn đến bước tiến về thu nhập ngày càng hấp dẫn. Cụ thể:

  • Lập trình viên có dưới 3 năm kinh nghiệm với khả năng viết được ứng dụng đơn giản, có mức lương dao động từ $500 – $1000.
  • Khi đã có kinh nghiệm tốt hơn từ 4 – 10 năm làm việc ở vị trí senior developer với hiểu biết chuyên sâu và có khả năng lập trình các ứng dụng phức tạp sẽ nhận được offer từ $1000 – $1500.
  • Ở mức quản lý, lập trình viên có kỹ năng lập trình toàn diện và làm việc độc lập, làm công việc lãnh đạo của nhóm lập trình viên. Mức lương cho vị trí này đáng mơ ước từ $1500 – $2000. Đặc biệt ở các công ty lớn, chịu trách nhiệm cho dự án lập trình quy mô, các quản lý cấp cao có thu nhập tới $2500.

So sánh với mức lương của các ngành nghề khác, thì lập trình viên là vị trí nghề nghiệp có thu nhập vô cùng hấp dẫn, khoảng lương phổ biến từ 10 – 23 triệu đồng. Tuy nhiên, để thành công với nghề đòi hỏi bạn cần phải rèn luyện các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng lập trình.

nghề lập trình viên
Cơ hội và thách thức với nghề lập trình viên

5.2 Thách thức

5.2.1 Luôn luôn phải học hỏi, cập nhật

Đi đôi với cơ hội làm việc thú vị, thì công nghệ thay đổi từng ngày từng giờ là thách thức đòi hỏi các lập trình viên phải luôn luôn học hỏi, trau dồi để theo kịp các bước tiến công nghệ mới. Các công nghệ hiện tại đang rất phát triển, tuy nhiên có thể một vài năm tới sẽ không còn sử dụng đến nó nữa. Nếu không thường xuyên học hỏi để cải tiến bản thân, thì các lập trình viên có thể bị đào thải.

5.2.2 Công việc áp lực cao

Là nghề nghiệp đòi hỏi cường độ làm việc cao, tính cầu toàn và tư duy trong công việc nên nghề lập trình luôn có áp lực công việc lớn. Có những dự án lập trình phải làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ vất vả, vì thế lập trình viên phải có sức khỏe tốt, khả năng chịu áp lực cao.

Xem thêm: Học công nghệ thông tin có khó không? Học CNTT ở đâu?

Lập trình viên là công việc của thế hệ công nghệ 4.0. Đây là mục tiêu công việc của nhiều người. Với những thông tin về vị trí nghề nghiệp lập trình trên đây mong rằng bạn có được định hướng và thành công khi theo đuổi công việc này. Để hiểu thêm về chi tiết công việc lập trình và tìm kiếm nơi làm việc hấp dẫn, truy cập vào website jobsgo.vn bạn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: