INTP – Người kiến trúc sư: Đặc điểm tính cách & con đường sự nghiệp

5/5 - (1 vote)

INTP – người kiến trúc sư là một trong 16 nhóm tính cách MBTI. Đây là nhóm đại diện cho những người có trí thông minh, bộ óc thiên tài “dị biệt” cùng tham vọng lớn. Và để hiểu rõ hơn về tính cách INTP, mời các bạn đọc thông tin trong bài viết dưới đây của JobsGO nhé.

1. INTP là gì?

Dưới đây là đôi nét chung về nhóm tính cách INTP mà bạn có thể tham khảo:

1.1 INTP viết tắt của từ gì?

INTP là gì?
INTP là gì?

INTP được ghép lại bởi 4 chữ cái đầu tiên trong 4 từ đó là:

  • Introversion: người hướng nội, sống khá khép kín, có xu hướng thích yên tĩnh, thường chỉ tương tác, trao đổi với người bạn thật sự thân thiết. Còn với người không quen biết ngoài xã hội, mọi sự giao tiếp đối với họ đều tốn nhiều năng lượng.
  • iNtuition: người thích sử dụng trực giác hơn là cảm nhận cụ thể, luôn tập trung sự chú ý cho toàn cảnh, những gì ở tương lai thay vì săm soi chi tiết nhỏ nhặt ở hiện tại.
  • Thinking: người có suy nghĩ lý trí nhiều hơn là cảm xúc. Họ có xu hướng coi trọng, nhìn nhận mọi thứ khách quan hơn là sở thích, quan điểm cá nhân. Trước khi đưa ra quyết định nào đó, những người này sẽ suy luận logic chứ không dựa vào yếu tố xã hội.
  • Perception: người sống và làm việc dựa trên nhận thức đúng đắn. Những người này sẽ không bao giờ vội đưa ra đánh giá, quyết định hay phán xét nào đó mà luôn nhìn nhận một cách chính xác các vấn đề trong từng hoàn cảnh.

INTP được gọi là “người kiến trúc sư” hay “triết gia” bởi họ có khả năng hiểu rõ các hệ thống phức tạp theo cách trực quan nhất. Đây cũng là 1 trong 4 tính cách thuộc nhóm tính khí The Rational – người minh mẫn.

1.2 Các thuật ngữ về tính cách INTP

INTP – The Thinkers – Nhà tư duy

Những người thuộc nhóm tính cách INTP có suy nghĩ sâu sắc và nhạy bén, luôn nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau. INTP cũng rất chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu, khám phá những tri thức mới, đặc biệt là ở những lĩnh vực mà họ quan tâm. Vậy nên, họ được biết đến với tên gọi là “Nhà tư duy”.

INTP – The Architect – Người kiến trúc sư

Bên cạnh INTJ, “Người kiến trúc sư” cũng là thuật ngữ được sử dụng cho tính cách INTP. Tên gọi này đề cập tới khả năng xây dựng ý tưởng và mô hình hóa chúng thành các cấu trúc logic. Điều này giúp INTP hiểu và ứng dụng các khái niệm trừu tượng vào thực tế. Ngoài ra, INTP còn có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề phức tạp.

INTP – The Logican – Nhà Logic học

Tên gọi “Nhà logic” được hình thành dựa trên đặc điểm tính cách con người INTP. Họ sở hữu tư duy logic vô cùng nhạy bén. Các INTP luôn tiếp cận và phân tích vấn đề một cách sâu rộng. Họ cũng có tư duy khoa học, thường kiểm chứng các ý tưởng và giả thiết thông qua các phương pháp khoa học.

1.3 Tỷ lệ người có nhóm tính cách INTP

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3 – 5% dân số thuộc nhóm tính cách INTP này. Đây là nhóm tính cách MBTI yêu thích, ưa chuộng việc theo đuổi những triết lý, lý thuyết mà không quan tâm nhiều đến thực tại. Họ không quá khó khăn để nhận ra các mô hình, vấn đề, sự việc mà người khác không thể thấy. Cũng bởi vậy mà họ có thể trở thành các nhà phân tích, giáo sư,… xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.4 Người nổi tiếng thuộc nhóm INTP

Người nổi tiếng thuộc nhóm INTP
Người nổi tiếng thuộc nhóm INTP

INTP là nhóm tính cách thể hiện cho sự thông minh, có óc phân tích tốt và tham vọng lớn. Và đặc điểm này cũng có ở rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới như:

  • Carl Jung – bác sĩ tâm thần học, nhà tâm lý học (Thụy Sĩ).
  • Albert Einstein – nhà vật lý lý thuyết (Đức).
  • Abraham Lincoln – cực tổng thống Hoa Kỳ.
  • Charles Darwin – nhà tự nhiên học, địa chất học, sinh học (Anh).
  • Meryl Streep – diễn viên, nhà nhân đạo (Mỹ).
  • Bill Murray – diễn viên, biên kịch (Mỹ).
  • Woody Allen – diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch (Mỹ).
  • Aubrey Plaza – diễn viên, nghệ sĩ hài, nhà sản xuất (Mỹ).
  • Bill Gates – doanh nhân, nhà từ thiện, chủ tập đoàn Microsoft (Mỹ).

2. Đặc điểm chính của nhóm tính cách INTP

Những người thuộc nhóm INTP được đánh giá là khá trầm tính, có óc phân tích, tư duy tốt. Họ thích ở một mình để có không gian yên tĩnh, có thời gian suy nghĩ về cách mọi thứ hoạt động, phương pháp giải quyết cho nhiều vấn đề.

Để hiểu rõ hơn về nhóm này, chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết về INTP-T và INTP-A trong các mối quan hệ, nơi làm việc cũng như điểm mạnh – điểm yếu nhé.

2.1 Tính cách nhóm INTP

Các INTP thường nổi bật với những tính cách sau đây:

Óc logic, phân tích đỉnh cao

INTP có óc logic và phân tích đỉnh cao. Họ sở hữu trí tuệ siêu phàm và xem thế giới như một cỗ máy phức tạp để học hỏi, chắp nối. Cụ thể, trong công việc, họ rất giỏi trong việc phân tích các chi tiết nhỏ nhằm tìm ra nguyên nhân để có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để.

Tư duy đột phá

Người mang tính cách INTP có thể được xem là lập dị. Họ hay đi ngược lại với những khuôn khổ đã có, thậm chí tạo ra những chuẩn mực hoàn toàn mới có thể thay đổi xã hội. Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi họ có được những phát minh lớn trong khoa học.

Kén chọn vòng bạn bè, người thân

Vì có tính cách hướng nội nên đôi khi các INTP còn khá nhút nhát, miễn cưỡng khi gặp gỡ, giao tiếp với người lạ. Hay nói khác, họ thường chỉ tập trung vào một số mối quan hệ nhất định thay vì kết giao với nhiều người mới.

Thẳng thắn

Những người thuộc nhóm tính cách INTP được đánh giá là vô cùng thẳng thắn và thật thà. Đôi khi, họ thẳng thắn đến mức có thể vô tình làm phật lòng người khác.

Ham tìm tòi

Các INTP luôn rất hứng thú với việc tìm kiếm những ý tưởng mới. Họ tập trung đến mức quên ăn quên ngủ, không màng đến những thứ xung quanh.

Thích hợp làm việc cá nhân

Người thuộc nhóm INTP linh hoạt, thoải mái trong hầu hết các tình huống, chỉ trừ khi niềm tin, sự suy luận của họ bị chỉ trích. Đối với những trường hợp này, INTP lại có phần bảo thủ, tranh luận quyết liệt. Chính vì thế, INTP thích hợp làm việc cá nhân hơn làm việc nhóm.

2.2 Mối quan hệ cá nhân của INTP

Trong các mối quan hệ, người INTP thường rất yêu quý, trân trọng những người bạn xung quanh mình. Hay nói một cách đơn giản, INTP khá “dễ dãi”, thoải mái chiều theo ý mọi người khi ở trong một nhóm bạn thân. Tình bạn của INTP rất rõ ràng, mạnh mẽ và có cả sự chân thành.

Tuy nhiên, INTP lại thuộc nhóm người có xu hướng kén chọn bạn bè. Nếu bạn có những sở thích quá khác biệt hay đơn giản là không cùng ý tưởng, quan điểm với họ thì chắc chắn sẽ không thể trở thành bạn thân với INTP.

Mối quan hệ của INTP
Mối quan hệ của INTP

Xét về tình cảm, nhóm người INTP không thuộc tuýp người ấm áp, an ủi, động viên. Họ khó có thể thấu hiểu được cảm xúc của mọi người vì bản thân họ vẫn luôn hành động theo lý trí. Nếu như bạn bè, người thân gặp khó khăn, họ sẽ đưa ra những giải pháp hợp lý để giúp đỡ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc INTP không có cảm xúc. Đôi khi họ cũng có những vấn đề kìm nén, giấu kín sâu bên trong mà chúng ta khó nhận biết.

Tóm lại, INTP sống tương đối khép kín, hướng nội. Họ thường không cần quá nhiều bạn bè mà chỉ tập trung vào một số mối quan hệ thật sự thân thiết, trân quý và có ảnh hưởng tích cực đến họ.

Ưu điểm của INTP trong các mối quan hệ:

  • Giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
  • Luôn yêu quý những người xung quanh.
  • Rất thoải mái trong các mối quan hệ và luôn cố gắng chiều theo ý mọi người.
  • Không quá đòi hỏi người khác phải đáp ứng những nhu cầu cá nhân hàng ngày của bản thân.
  • Thường không lo sợ trước những xung đột hoặc những lời chỉ trích từ người khác.

Nhược điểm của INTP trong các mối quan hệ:

  • Không dễ dàng bày tỏ những cảm xúc của bản thân với người khác.
  • Khó đồng cảm với cảm xúc của người khác.
  • có xu hướng hoài nghi và khó tin tưởng hoàn toàn vào người khác.
  • Thường nổi nóng khi xung đột xảy đến.
  • Khó rời bỏ những mối quan hệ không tốt đẹp.

2.3 Mối quan hệ của tính cách INTP

Mối quan hệ tình cảm

Các INTP có thể không bộc lộ quá nhiều cảm xúc trong giai đoạn tán tỉnh. Thế nhưng, khi họ đã xác định bước vào một mối quan hệ nghiêm túc, họ sẽ trở nên rất chân thành và chủng thủy. Tuy nhiên, nếu những người nhóm tính cách INTP cho rằng có vấn đề xảy ra giữa 2 người mà họ không thể cùng nhau giải quyết được, INTP sẽ sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ đó.

Mối quan hệ bạn bè

Khả năng hiểu biết sâu rộng cùng sự thông minh, nhạy bén khiến INTP trở nên khó giao tiếp, khó gần gũi với người lạ. Tuy nhiên, với những người bạn thân thiết, INTP rất chân thành và cởi mở. Các INTP cũng biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân để có thể duy trì mối quan hệ. Nếu bạn muốn phát triển tình cảm với INTP, bạn cần phải có sự hiểu biết, tôn trọng không gian riêng tư của họ.

Mối quan hệ với con cái

Các bậc cha mẹ INTP gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy con cái do họ thiếu khả năng lắng nghe, quan sát và thấu hiểu cảm xúc con trẻ. Dẫu vậy, trong mối quan hệ với con cái, các INTP không áp đặt mà luôn khuyến khích con phát triển một cách độc lập, tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Bởi với phụ huynh tính cách INTP, họ tin rằng, khi tạo điều kiện để con phát triển trong một môi trường tự do và độc lập, con trẻ có thể trưởng thành và hoàn thiện bản thân nhanh hơn.

Mối quan hệ với các nhóm tính khí khác nhau

  • Đối với nhóm ENTP, INTJ, INFP: Sự tương đồng về phẩm chất, tính cách, suy nghĩ giữa INTP và ENTP, INTJ, INFP chính là cơ sở tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa INTP và các nhóm tính cách này.
  • Đối với nhóm ENTJ, ENFP, ISTP, INFJ: Mặc dù ENTJ, ISTP, INFJ có nhiều sự khác biệt với INTP. Tuy nhiên, giữa họ vẫn tồn tại một vài điểm chung. Nhờ vậy, họ vẫn có nền tảng để kết nối và thúc đẩy mối quan hệ phát triển.
  • Đối với nhóm ENFJ, ESTP, ISTJ, ISFP: Những người nhóm tính cách ENFJ, ESTP, ISTJ, ISFP và INTP sẽ gặp đôi chút khó khăn trong quá trình tiếp cận nhau. Tuy nhiên, về lâu dài, họ có thể phát hiện ở đối phương có nhiều điểm tương đồng, từ đó giúp mối quan hệ trở nên bền chặt hơn.
  • Đối với nhóm ISFJ, ESFJ, ESTJ, ESFP: Thật khó để phát triển mối quan hệ giữa các nhóm tính cách này và INTP. Bởi họ hoàn toàn đối lập nhau trong mọi khía cạnh. Tuy nhiên, nhìn theo một cách tích cực, INTP nếu có thể dung hòa mối quan hệ với các ISFJ, ESFJ, ESTJ, ESFP thì INTP chắc chắn sẽ học hỏi được rất nhiều điều.

2.4 INTP hợp với tính cách nào?

Từ những phân tích trên, có thể thấy, INTP hợp nhất với INFP, INTJENTP. Bởi sự hướng nội trong tính cách khiến INTP không dễ dàng chia sẻ bản thân với mọi người. Do vậy, họ cần những người tương đồng với họ để có thể thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc của họ, giúp họ dễ dàng mở lòng và chia sẻ hơn.

2.5 Phân biệt INTP-A và INTP-T

Hãy cùng JobsGO phân biệt 2 nhóm tính cách INTP-A và INTP-T qua nội dung bên dưới đây nhé!

Đặc điểm INTP-A INTP-T
Ưu điểm INTP-A thường tự tin và rất quyết đoán, có tố chất lãnh đạo. INTP-T có khả năng tập trung tốt.
Nhược điểm Đôi khi, sự tự tin biến thành tự mãn khiến họ gặp khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra. INTP-T bị quá sa đà vào phân tích chi tiết nhỏ lẻ nên thường không thể bao quát tổng thể đúng đắn.

2.6 INTP tại nơi làm việc

Tại nơi làm việc, những người thuộc nhóm tính cách INTP đòi hỏi rất cao về tự do cá nhân. Họ mong muốn có không gian riêng để tự phát triển. Vậy nên, khi được yêu cầu làm việc với người khác, đặc biệt là với đồng nghiệp họ chưa hiểu rõ, các INTP sẽ cảm thấy lo lắng, bất an. trong môi trường tập thể, người thuộc nhóm INTP cũng thích những đồng nghiệp thẳng thắn, cởi mở với những lời góp ý, chia sẻ trực tiếp

Ngoài ra, khi đưa ra quyết định, các INTP thường không xem xét đến yếu tố cảm xúc của mọi người. Điều này đôi khi làm nảy sinh những căng thẳng không mong muốn tại môi trường công sở.

2.7 Điểm mạnh – Điểm yếu của INTP

Trong công việc, nhóm tính cách INTP có một số ưu điểm như:

  • Giàu trí tưởng tượng, có tố chất của một nhà tư duy đích thực. Những người này chỉ cần nhìn được tổng quát vấn đề là có thể nghĩ ra rất nhiều ý tưởng khác.
  • INTP khá thẳng thắn và luôn có chính kiến riêng. Khi bày tỏ bất kỳ ý kiến nào, các INTP sẽ nói thẳng vào vấn đề thay vì vòng vo. Đặc biệt, họ cũng không thích “hùa” theo đám đông khi làm việc.
  • Những người thuộc nhóm INTP rất tự hào về bản thân bởi khi đưa ra các quyết định, họ không để yếu tố cảm xúc chi phối. Họ luôn dùng lý trí nên cảm thấy mình là người công bằng, rõ ràng trong công việc.
  • Với những ý kiến hay, hợp lý, có sự liên kết và logic, INTP sẵn sàng lắng nghe và làm theo. Họ cũng có tư tưởng khá cởi mở trong công việc.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhóm người INTP vẫn còn điểm hạn chế cần lưu ý đó là:

  • INTP thường không quyết đoán, mát quá nhiều thời gian để cân nhắc, chứng minh các vấn đề, thậm chí là còn nghi ngờ chính bản thân mình.
  • INTP không dùng cảm xúc quá nhiều nên khi gặp tình huống cần cảm xúc, họ bị rơi vào thế khó khăn.
  • Vì sợ mọi người nhìn thấu tâm trí, suy nghĩ nên INTP thường khá nhút nhát.
  • INTP thích làm việc tự do, không theo chuẩn mực nên với những công việc đòi hỏi sự nghiêm khắc, gò bó, họ sẽ thấy khó chịu, ngột ngạt.

3. Nhóm INTP nên làm nghề gì?

Mỗi nhóm tính cách con người đều sẽ có đặc điểm và định hướng nghề nghiệp khác nhau. Và với INTP, các bạn có thể tham khảo danh sách công việc phù hợp/không phù hợp dưới đây.

3.1 Nghề nghiệp phù hợp

Khả năng tư duy logic, óc phân tích của người nhóm INTP sẽ phù hợp với những ngành nghề như:

  • Ngành công nghệ thông tin (lập trình viên, chuyên gia máy tính, nhà phân tích dữ liệu website, phát triển phần mềm,…).
  • Ngành kỹ thuật (chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư,…).
  • Ngành tài chính (chuyên gia phân tích tài chính, nghiên cứu thị trường, chuyên viên chiến lược,…).
  • Nghiên cứu khoa học (nhà Hóa học, Vật lý học, Tâm lý học, Giáo sư, Tiến sĩ nghiên cứu khoa học,…). Pháp luật (thẩm phán, công tố viên,…).
  • Giải trí & nghệ thuật (nhạc sĩ, học sĩ, thiết kế, nhiếp ảnh gia,…).

Tuy nhiên, đây chỉ là những gợi ý ngành nghề mà INTP có thể phát huy được tối đa điểm mạnh của bản thân. Với những INTP cực thông minh, sáng tạo, độc lập, họ có thể làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào mang lại cho họ cảm hứng tốt.

Nghề nghiệp phù hợp với INTP
Nghề nghiệp phù hợp với INTP

3.2 Nghề nghiệp không phù hợp

Người trầm tính, ít nói, giao tiếp kém thường sẽ không phù hợp với những ngành nghề như:

  • Y – dược (nha sĩ/y tá/chuyên gia dinh dưỡng,…).
  • Giáo dục (giáo viên mầm non/tiểu học,…).
  • Làm đẹp – spa (chuyên viên thẩm mỹ, chăm sóc da, tư vấn,…).
  • Kinh doanh – bán hàng.

4. Nguyên tắc để INTP phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp

Đối với nhóm tính cách INTP, để có thể thăng tiến, phát triển sự nghiệp, họ sẽ cần đảm bảo các nguyên tắc đó là:

  • Trau dồi ưu điểm: Điểm mạnh của INTP là những phân tích logic. Vậy nên, việc trau dồi ưu điểm này sẽ giúp các INTP ngày càng gặt hái được nhiều thành công.
  • Khắc phục khuyết điểm: Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Do đó, thay nản lòng vì những khuyết điểm, những người thuộc nhóm tính cách INTP nên cố gắng khắc phục chúng để phát triển bản thân theo hướng tích cực hơn.
  • Phát huy, phát triển yếu tố cảm xúc: Vì các INTP không quá nồng nhiệt, ít chú ý đến tín hiệu cảm xúc, tâm tình của người khác nên sẽ rất khó để kết nối hay tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Hãy khai thác sức mạnh của các mối quan hệ đang có: Bởi sự độc lập đôi khi sẽ gây cản trở cho công việc, cuộc sống của họ.
  • Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác: Điều này sẽ giúp họ hạn chế được nguy cơ bị lún sâu, mắc kẹt trong quan điểm “mù” của chính mình.
  • Suy nghĩ thực tế: Đây cũng là một thách thức vì tính cách của INTP vốn không hề thực dụng. Song xét về lâu dài, những người thuộc nhóm tính cách INTP nên cân nhắc nó trong một số trường hợp.
  • Hãy rời khỏi vùng an toàn: Đừng bao giờ lo sợ trước những điều mình không chắc chắn mà các INTP hãy cố gắng vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Điều này sẽ giúp họ ngày càng trưởng thành và bản lĩnh hơn.
  • Luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất: Giữ một thái độ tích cực trước mọi việc xảy ra sẽ mang đến cho INTP một động lực lớn để tiếp tục làm việc và cố gắng.
  • Chịu trách nhiệm với chính bản thân: Đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác về những điều xảy ra với bản thân. Thay vào đó, các INTP cần chủ động tìm cách giải quyết vấn đề.

5. 10 điều có thể bạn chưa biết về INTP

  • Thứ nhất: INTP là nhóm tính cách hiếm nhất trên thế giới. Dân số thuộc nhóm tính cách này chỉ chiếm 2 – 4%.
  • Thứ hai: Nữ giới INTP chỉ chiếm 2% và nam giới INTP chiếm 5%.
  • Thứ ba: Các INTP còn được nhắc đến với những cái tên như “Triết gia”, “Kiến trúc sư”, “Giáo sư trừu tượng”.
  • Thứ tư: Mặc dù tính cách INTP có sự mơ mộng, tuy nhiên rất khó để lừa dối INTP. Họ rất nhạy bén và có thể dễ dàng phát hiện ra điều đó.
  • Thứ năm: Sự độc lập của INTP có thể biến thành sự lập dị nên bị nhiều người đánh giá là bất thường.
  • Thứ sáu: INTP không thích lãnh đạo hay kiểm soát bất kỳ người nào.
  • Thứ bảy: Các INTP rất tự tin vào kiến thức sâu rộng của bản thân. Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn trong việc diễn ra suy nghĩ, quan điểm của mình cho mọi người.
  • Thứ tám: Những người nhóm tính cách INTP có tư duy phân tích nhạy bén. Tuy nhiên, họ không giỏi trong việc ra quyết định
  • Thứ chín: INTP đề cao sự công bằng, minh bạch và không bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân.
  • Thứ mười: INTP giao tiếp thẳng thắn, trung thực và không thích những cách nói ẩn dụ, gián tiếp.

6. Bạn có phải là một INTP?

Để biết bản thân có phải là một INTP không, hãy thực hiện ngay bài trắc nghiệm tính cách MBTI của JobsGO. Sau khi hoàn thành khảo sát, bạn sẽ nhận được một bản kết quả phân tích chi tiết về con người và tính cách của bạn. Dựa vào đó, bạn có thể xác định được những định hướng phù hợp cho bản thân trong công việc cũng như cuộc sống.

Bài viết trên đây đã phân tích rất chi tiết về nhóm tính cách INTP. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc đang quan tâm đến chủ đề này.

Cùng tìm hiểu các nhóm tính cách MBTI còn lại nhé!

ISTP – Người thợ thủ công ISFJ – Người nuôi dưỡng ISTJ – Người trách nhiệm
INFP – Người lý tưởng hóa ISFP – Người nghệ sĩ INFJ – Người cố vấn
INTJ – Nhà khoa học ESFP – Người trình diễn ESFJ – Người quan tâm
ESTP – Người thực thi ESTJ – Người giám hộ ENFP – Người truyền cảm hứng
ENFJ – Người cho đi ENTP – Người nhìn xa ENTJ – Người điều hành

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: