Nên làm gì khi gặp phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn?

5/5 - (1 vote)

Bạn vừa nhận được lời mời phỏng vấn cho vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Nhưng bạn sẽ làm gì khi gặp phải phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn? Hãy cùng JobsGO học cách ứng phó trong bài viết dưới đây.

Làm gì khi gặp phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn 4

Xoá bỏ định kiến phân biệt tuổi tác

Với những người tìm việc đã có nhiều năm kinh nghiệm, việc gặp phải phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn là điều hết sức bình thường. Thậm chí, những người phỏng vấn bạn có thể chỉ bằng tuổi con, cháu của bạn. Tuy nhiên, đừng bao giờ vì định kiến tuổi tác mà nghi ngờ năng lực và đánh giá thấp họ. Có thể tuổi đời của phỏng vấn viên ít hơn bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp của họ cũng ít hơn. Vậy nên, đừng bao giờ để sự tâm tới khoảng cách tuổi tác bởi tuổi tác không thể nói lên bất kỳ điều gì. Hãy đặt mình vào vị thế của ứng viên tìm việc dù bạn là người lớn tuổi hơn.

Thể hiện thái độ chuyên nghiệp

Là ứng viên tham gia phỏng vấn, hãy luôn thể hiện một thái độ chuyên nghiệp. Bạn có thể bất ngờ vì gặp phải ứng viên trẻ tuổi hơn mình, nhưng đừng bao giờ thể hiện quá rõ ràng điều đó ra bên ngoài bởi nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người mất lịch sự và thiếu tôn trọng. 

Chẳng hạn như trong giao tiếp, bạn nên lựa theo cách gọi của nhà tuyển dụng để có thể xưng hô phù hợp nhất. Đừng bao giờ cho rằng, gặp phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn thì bạn được phép nói chuyện với họ như những người bề trên. Hãy luôn thể hiện sự tôn trọng họ trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.

👉 Xem thêm: Phong cách phỏng vấn thường gặp của các nhà tuyển dụng

Thể hiện thái độ chuyên nghiệp
Thể hiện thái độ chuyên nghiệp

Tập trung vào những trải nghiệm có liên quan đến vị trí tuyển dụng

Có thể bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm làm việc, thế nhưng trong quá trình phỏng vấn, bạn nên tập trung vào những trải nghiệm thực sự có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Ngay cả khi, mọi trải nghiệm nghề nghiệp trước đây đều hỗ trợ cho công việc tuyển dụng hiện tại thì bạn cũng nên chọn lựa những kinh nghiệm nổi bật hoặc những kinh nghiệm gần nhất để trình bày với nhà tuyển dụng. Đừng cố chứng minh mình là ứng viên giỏi nhất mà thay vào đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc mà họ đang tìm kiếm.

Sơ yếu lý lịch của bạn có thể liệt kê những công việc bạn đã từng làm trong suốt 8 – 10 năm trước đó. Thế nhưng, chẳng có nhà tuyển dụng nào đủ kiên nhẫn để ngồi nghe bạn thao thao bất tuyệt về toàn bộ hành trình làm việc của bạn. Bởi nhà tuyển dụng  muốn tập trung vào những thông tin ngắn gọn, có giá trị và phù hợp. Vậy nên, việc cố gắng nhồi nhét kinh nghiệm nghề nghiệp đôi khi sẽ mang lại những kết quả không như mong muốn.

Biết phản hồi và lắng nghe

Biết phản hồi và lắng nghe
Biết phản hồi và lắng nghe

Gặp phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn, thể hiện mình là người biết phản hồi và lắng nghe cũng là điều cực kỳ quan trọng. Bạn lo ngại phỏng vấn viên trẻ tuổi thì nhà tuyển dụng cũng có những băn khoăn riêng khi gặp ứng viên lớn tuổi hơn. Họ lo lắng rằng,  liệu những người tìm việc với kinh nghiệm nghề nghiệp dày dặn như vậy có thể hòa hợp với môi trường làm việc của họ hay không? Liệu những ứng viên lớn tuổi hơn có thể hợp tác với cấp trên và đồng nghiệp trong công ty? Ứng viên lớn tuổi hơn có biết lắng nghe mọi người không hay chỉ thích làm theo ý mình? Nhưng băn khoăn đó cũng là hợp lý bởi thông thường, rất khó để thay đổi phong cách làm việc của một người, nhất là khi người đó đã có tuổi nghề lâu.

Vậy nên, hãy xóa bỏ sự lo ngại của nhà tuyển dụng bằng cách thể hiện sự phản hồi tích cực và biết lắng nghe. Cụ thể, bạn nên ghi chú những thông tin mà nhà tuyển dụng đã đề cập trong buổi phỏng vấn để có trao đổi lại khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cần tích cực phản hồi lại những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đã đặt ra, đặc biệt là những câu hỏi như “Anh/ chị có câu hỏi nào dành cho tôi không?”. Hãy xóa bỏ hiềm nghi về một ứng viên lớn tuổi thích làm theo cách riêng, thiếu sự hợp tác trong mắt nhà tuyển dụng.

👉 Xem thêm: [Mẹo phỏng vấn] 6 vấn đề phải hỏi khi tham gia phỏng vấn 

Rèn luyện các kỹ năng cần thiết

Bên cạnh những kinh nghiệm nghề nghiệp, các kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Là một ứng viên đã có nhiều trải nghiệm nghề nghiệp trước đó, đừng làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng về những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, khả năng ăn nói, kỹ năng xử lý tình huống…

Rèn luyện các kỹ năng cần thiết
Rèn luyện các kỹ năng cần thiết

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thể hiện mình là một người nhanh nhạy với công nghệ, bắt kịp các xu hướng hiện đại hiện nay. Hãy treo dồi khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm liên quan đến công nghệ để có thể thành công gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tại sao điều đó lại quan trọng? Trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên luôn biết học hỏi, tìm tòi, nắm bắt những cái mới. Đặc biệt khi bạn là ứng viên lớn tuổi, bạn càng cần chứng minh được điều đó với nhà tuyển dụng để xóa bỏ cái nhìn: người tìm việc lớn tuổi thì thiếu nhanh nhạy, thiếu linh hoạt. Do đó, đừng tự biến mình thành kẻ tụt hậu và làm mất cơ hội quý giá của bản thân.

Hy vọng, qua những chia sẻ trên đây của JobsGO, các bạn đã biết cách xử lý tình huống: “Làm gì khi gặp phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn?”. Ghé qua Blog JobsGO để có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu khi đi phỏng vấn nhé!

👉 Xem thêm: Gặp người quen khi tham gia phỏng vấn – nên ứng xử như thế nào?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: