Ở chốn công sở, cuộc chiến tranh giành lòng yêu mến, ưu ái của sếp vẫn luôn diễn ra, dù không quá ồn ào nhưng lại rất ác liệt. Mỗi nhân viên dù mới làm hay lâu năm cũng đều mong muốn được có tên trong hàng ngũ đó. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong 8 kiểu người sau đây thì có lẽ “mơ ước sẽ chỉ là ước mơ”.
Mục lục
Luôn cứng đầu, bảo thủ
Nhân viên cứng đầu, bảo thủ được ví như “con nhím”, cứ hễ ai động vào là lại “giãy nảy” lên. Dù là sếp hay đồng nghiệp thì họ cũng không quan tâm, luôn cố chấp tin vào chủ kiến của riêng mình, ai khuyên gì cũng chẳng thể lọt vào tai.
Những người như vậy sẽ giống như cái gai trong mắt người khác, nhất là trong các tổ chức tập thể, doanh nghiệp thuộc nhà nước. Và dù những nhân viên này không thể bị trúc xuất, song họ sẽ khó có thể phát triển được trong tương lai.
👉 Xem thêm: 5 kiểu nhân viên VIP hơn cả sếp – Họ là ai?
Thường xuyên “bật” lãnh đạo
Làm trái ý, thường xuyên bật lãnh đạo xảy ra nhiều ở các bạn trẻ chưa biết cách ứng xử nơi công sở hoặc là người sở hữu năng lực giỏi, cá tính mạnh. Trong quá trình làm việc, khi có bất đồng quan điểm với sếp, có những nhân viên sẽ không ngừng tìm cách để bảo vệ ý kiến của bản thân.
Điều này không phải là sai, tuy nhiên, việc gì cũng nên có giới hạn của nó. Nếu như hết lần này đến lần khác, nhân viên tự cho rằng mình đúng, cãi lại sếp, không làm theo ý sếp thì chắc chắn sẽ để lại ấn tượng xấu khiến sếp không hài lòng.
Thực tế trong môi trường công sở không thể tồn tại được cái gọi là “công tư phân minh”, sếp cũng sẽ có những “nhân viên cưng”, được họ yêu quý, khi giao việc, thưởng phạt ít nhiều cũng chứa đựng tình cảm. Chính vì vậy, nếu bạn tỏ ra hơn thua, thích bật lại sếp thì sẽ chỉ thiệt thòi hơn trên con đường phát triển sự nghiệp mà thôi.
Năng lực làm việc kém
Năng lực kém, làm việc lề mề, không bao giờ hoàn thành nhiệm vụ là điều mà sếp ghét nhất ở nhân viên. Những người này không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp mà còn làm “vướng chân” đồng nghiệp, khiến cho các dự án bị đình trệ, ảnh hưởng xấu.
Để được sếp trọng dụng, yêu quý, trong công việc, bạn tuyệt đối không được phép để xảy ra tình trạng này. Trước khi làm việc gì, bạn cũng cần phải chú ý từng chi tiết, cố gắng hoàn thành đúng trách nhiệm của mình, nếu không bạn sẽ bị tụt lại phía sau, trở thành gánh nặng cho người khác.
Có rất nhiều cách để bạn tập trung, nâng cao được năng suất công việc. Ví dụ như là lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng, đặt ra deadline riêng cho bản thân, kiểm tra lại toàn bộ quá trình sau khi đã hoàn thành, khắc phục các điểm thiếu sót trước khi nộp báo cáo cho sếp,…
👉 Xem thêm: Những khuyết điểm làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn!
EQ thấp
Không phải là coi thường những người có EQ thấp nhưng vấn đề mấu chốt ở những người này là chỉ biết cắm đầu vào làm việc, không quan tâm, để ý đến việc phát triển, duy trì các mối quan hệ xung quanh. Điều này vô tình khiến cho họ trở nên kiệt sức và không thể đảm bảo được hiệu quả công việc.
Với những người có EQ thấp, họ ít động não suy nghĩ, không biết tính toán xem đâu là cách làm việc thông minh, hiệu quả, vừa nhận nhiệm vụ liền vùi mặt vào làm, chỉ cần không sai là được. Vậy nên năng lực của họ mãi không thể phát triển và không thể mang lại sự đột phá cho doanh nghiệp. Và tất niên, các sếp sẽ không có thiện cảm, không trọng dụng, thậm chí là không thích những nhân viên kiểu như thế này.
Nhân viên thích vượt cấp
Việc không để ý đến chức vụ, vượt cấp chính là hại người mà cũng hại chính mình. Trước tình huống này, sếp lớn sẽ trách sếp nhỏ rằng không biết quản lý nhân viên. Bản thân sếp nhỏ cũng sẽ nghĩ bạn đang không tôn trọng họ, từ đó họ bắt đầu có suy nghĩ, thái độ thù ghét, gây khó khăn cho bạn về sau.
Hiện nay, tình trạng vượt cấp xảy ra khá phổ biến tại nơi công sở. Nhiều nhân viên vì không thích quản lý, cấp trên của mình mà cố tình vượt cấp, trực tiếp làm việc, báo cáo với sếp lớn. Tuy nhiên, điều này lại thể hiện nhân viên đó không hiểu quy tắc nơi làm việc, thiếu tính kỷ luật, coi thường người khác. Những người như vậy thì trong tương lai cũng khó mà thăng tiến, phát triển được.
👉 Xem thêm: Nằm lòng 7 điều mà người sếp cần ở một nhân viên để cư xử khéo léo
Thích gây chuyện thị phi
Vì sự kém cỏi, không bằng người khác nên có những người tỏ ta đố kỵ, ghen ghét đồng nghiệp, thích buôn chuyện nói xấu, gây thị phi nơi công sở. Bất kỳ chuyện lớn nhỏ họ đều soi mói, phao tin đồn nhảm, tạo sự chú ý, hạ bệ người khác,…
Vậy nhưng, chính điều này lại khiến cho các sếp không hài lòng. Lãnh đạo, cấp trên rất ghét nhân viên sử dụng thời gian làm việc để tám chuyện, gây loạn văn phòng. Vấn đề đó không chỉ gây ảnh hưởng đến người khác mà còn khiến kết quả làm việc của bản thân nhân viên đó bị sụt giảm, không đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Thái độ, hành động kém văn minh
Có những người dù làm việc chăm chỉ, không thích gây thị phi, không cãi sếp,…, tuy nhiên, vì bản chất nóng nảy, khó kiềm chế cảm xúc nên đôi khi áp lực, họ đã có thái độ, hành động kém văn minh. Điều này khiến cho đồng nghiệp tức giận mà sếp cũng sẽ thất vọng.
Hay có những nhân viên tài giỏi, thường xuyên đạt được thách tích cao nhưng lại thường xuyên tranh luận, cãi vã một cách bảo thủ, có hành động “ném đá giấu tay”, kể lể, nói xấu người khác để quảng bá bản thân,… Với những người này, sếp cũng không thích và không muốn thăng tiến họ lên các vị trí cao hơn.
👉 Xem thêm: 8 bí quyết bảo vệ đời tư và thoát khỏi thị phi chốn công sở
Nhân viên thích bao biện, hay đổ lỗi
Làm sai nhưng luôn bao biện, đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh là kiểu nhân viên mà sếp “cực ghét”. Con người, không ai là hoàn hảo, ai cũng sẽ có lúc mắc phải sai lầm. Điều quan trọng là cách mà bạn ứng xử, giải quyết cái sai đó như thế nào? Người có bản lĩnh, có trách nhiệm là người biết nhận ra lỗi sai của bản thân, có thiện chí khắc phục. Với những người này, sếp cũng sẽ đánh giá cao và cơ hội phát triển trong tương lai cũng rộng mở hơn. Ngược lại, những nhân viên chỉ biết đổ lỗi, không chấp nhận sai lầm của mình thì sẽ chỉ mãi giậm chân ở đó, không bao giờ đi lên được.
Nịnh nọt, thảo mai một cách thiếu chân thành với sếp là điều không được khuyến khích. Song, được sếp ưu ái, trọng dụng lại là lợi thế giúp chúng ta có thể phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ biết cách để ứng xử nơi công sở, trở thành “nhân viên cưng” trong mắt sếp nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)