5 kiểu nhân viên VIP hơn cả sếp

Đánh giá post

Những tưởng sếp là lớn nhất phòng, nhất công ty; nhưng thực tế, có những nhân viên còn VIP hơn cả sếp. Họ VIP tới nỗi thích thì đi làm, không thích thì nghỉ; VIP tới mức chỉ một câu có thể đổi cả sếp.

kiểu nhân viên VIP hơn cả sếp 1

VIP 1: COCC

COCC là viết tắt của 4 từ “Con Ông Cháu Cha” – ấy là những người vào công ty bằng mối quan hệ. Họ có thể là con cháu, anh chị em, họ hàng của Quản lý A, Giám đốc B. VIP hơn thì là con cháu, anh chị em của chủ đầu tư – người nắm trùm cả doanh nghiệp nhưng chẳng mấy khi xuất hiện ở văn phòng.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu Hoàng tử, Công chúa “thân dân” và không gây chuyện thị phi. Nhưng người “có this, có that”; COCC cũng vậy. Bên cạnh những COCC năng lực cực đỉnh, có những COCC khiến đồng nghiệp “cạn lời”. Người ta đi sớm, về trễ; những Hoàng tử, Công chúa này “đi trễ, về sớm”, đôi khi không thích đi làm thì ở nhà chẳng báo lấy một câu.

Giá như chỉ thế thì cũng xin thôi. Nhưng đôi khi, họ còn khiến đồng nghiệp, thậm chí cả sếp lâm vào cảnh “nước sôi, lửa bỏng”. Những người vốn đã kiêu kỳ đâu biết sợ ai. Đến sếp họ còn mắng huống chi khách hàng. Trong mắt họ, khách hàng không phải thượng đế, mà cũng chỉ là “thần dân” trong vương quốc của họ. Và khách mà không ngoan thì đứng trách “Cô” phải ác. Cuối cùng, khách tức xì khói, còn đồng nghiệp và quản lý trực tiếp thì khúm núm dọn dẹp hậu quả.

? Xem thêm: COCC chốn công sở: “Xin mọi người hãy công bằng hơn một chút”

VIP 2: Hot Girl công sở

kiểu nhân viên VIP hơn cả sếp 2
Những chàng trai, cô gái xinh đẹp thường nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Không VVIP như COCC nhưng những Hot Girl công sở này cũng chẳng phải dạng vừa. Phải thú thực rằng một vài người trong số họ “năng lực không đủ, nhưng thủ đoạn thì vô biên”. Chỉ cần một cái vẫy tay, một lần liếc mắt; đám đàn ông con trai như sói, như hổ chốn văn phòng có thể nằm rạp dưới váy nàng để chờ sai khiến. Từ việc rót nước, đặt cơm, đến việc hoàn thành kế hoạch, nàng cũng chẳng cần đụng đến một ngón tay.

Muốn nàng nở một nụ cười, nhất định phải làm theo ý nàng. Sếp… chắc gì đã khiến các anh giai văn phòng nghe lời đến thế.

VIP 3: Nhân viên có tài

Là người tài ắt được trọng dụng và để giữ người tài, các doanh nghiệp thường trao cho họ một chút đặc quyền. Như ở công ty cũ của tôi, các anh giai phòng Tech (phòng kỹ thuật) được phép đi muộn mà chẳng hề bị trừ lương. Các anh nói các anh không chịu được ồn ào, và thế là sếp nhường ngay cho các anh phòng của mình. Khi cả công ty bị giảm lương vì ảnh hưởng của dịch bệnh chỉ có các anh lương thưởng vẫn đủ.

Các anh nói: đừng ép nhau quá, kẻo các anh xin nghỉ. Và thế là sếp… im re.

? Xem thêm: Thế nào là một nhân viên có giá trị? Có nên theo đuổi hình mẫu này?

VIP 4: Nhân viên lâu năm

kiểu nhân viên VIP hơn cả sếp 3
Quản lý mới thì cũng là “ma mới”.

“Ma cũ bắt nạt ma mới”, tình trạng này không chỉ diễn ra giữa nhân viên với nhân viên mà còn phát sinh giữa nhân viên với quản lý. Có không ít quản lý mới bị nhân viên cũ chèn ép tới mức nghỉ việc. Những người này không bắt nạt ra mặt kiểu sai khiến, mà họ gây áp lực cho sếp mới của mình bằng cách không hoàn thành công việc, không nghe nhắc nhở,… Thậm chí, một vài người trong số họ còn “cậy già lên mặt”, cãi nhau với người mới.

Cuối cùng, những lỗi sai mà “ma cũ” gây ra đều là do quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm. Bằng cách này, họ cũng khiến lãnh đạo cấp cao cảm thấy người quản lý đó không có năng lực. Và tìm một công việc mới có lẽ là giải pháp tốt nhất cho người quản lý rơi vào trường hợp này.

? Xem thêm: Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở: Làm sao để tránh khỏi “bẫy”?

VIP 5: Cô bé “ngây thơ”

Có những người đi làm nhưng vẫn “ngây thơ như con nai tơ”. Họ đi làm cho vui chứ cũng chẳng cần đến mấy đồng lương bèo bọt.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của cô nàng B – một Content Writer, thuộc công ty A. Cô nàng được giao viết 3 bài Blog mỗi ngày, nhưng cô chỉ hoàn thành một bài rồi cầm túi đi về. Leader Content nói, cô chẳng nghe; Trưởng phòng Marketing nhắc nhở cô cũng chẳng sợ. Thậm chí, cô sẵn sàng cãi nhau tay đôi với anh Trưởng phòng “số khổ”.

Không biết có phải COCC hay không, nhưng cô chẳng e ngại bất kỳ ai trong công ty. Và dù năng lực không có, thái độ cũng là số âm, song cô vẫn chưa bị cho nghỉ việc dù đã 3 tháng trôi qua. Thậm chí, khi anh Trưởng phòng thông báo, những người đạt trên 80% KPI sẽ được nhận thưởng tháng, cô còn ngây thơ nói rằng “anh không công bằng, anh phải tính cả KPI cho những người đạt 30% KPI chứ”. Thật đúng là… “cạn lời”.

Bạn đã gặp kiểu nhân viên VIP nào trên đây? Bạn có trải nghiệm tốt hay xấu với họ? Hãy chia sẻ cùng JobsGO nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: