4 kiểu ganh đua thường gặp chốn công sở

Đánh giá post

Ở đâu có người là ở đó có giang hồ với đủ mọi kiểu cạnh tranh trên đời. Chốn văn phòng cũng thế. Người ta ganh đua nhau từ thành tích, danh tiếng cho tới thời trang,…

ganh đua chốn công sở 1

Ganh đua là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, ganh đua là hành vi ra sức giành lấy phần thắng, phần hơn trong một hoạt động có nhiều người tham gia. Những người có tính ganh đua không muốn bất cứ ai hơn hoặc bằng mình.

Ganh đua có ý nghĩa tương tự như cạnh tranh.

? Xem thêm: 5 kiểu nhân viên VIP hơn cả sếp

Các kiểu ganh đua chốn công sở

Công sở là một trong những chốn nhiều drama nhất “trần đời” với đủ mọi kiểu ganh tị, cạnh tranh.

Ganh đua thành tích

ganh đua chốn công sở 2
Ganh đua thành tích là kiểu ganh đua phổ biến nhất chốn văn phòng.

Tiền thưởng thường gắn liền với kết quả mà một người đạt được. Nhưng tại một số công ty, người ta khiến nhân viên ganh đua nhau bằng cách xếp hạng thành tích của từng người. Người đứng đầu sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn so với những người đứng sau. Điều đó kích thích mọi người ganh đua nhau từng chút một.

Điều này sẽ là ý tưởng tuyệt vời, giúp nâng cao năng suất lao động nếu mọi người cạnh tranh một cách lành mạnh. Nhưng đôi khi mọi chuyện có thể diễn ra theo chiều hướng xấu hơn, nhất là khi lợi ích nhận được có giá trị lớn. Nếu là một người mê phim, hẳn bạn sẽ thấy không ít trường hợp ganh đua tới mức xóa tài liệu, trộm ý tưởng, thậm chí cướp công, cướp khách của đồng nghiệp.

? Xem thêm: Chia bè kết phái chốn công sở: Sếp bị che mắt, hay cố tình cho qua?

Ganh đua danh tiếng

Mỗi người một tính. Có những người ganh ghét đồng nghiệp khi thấy đối phương được sếp, đồng nghiệp yêu quý. Khi đó, họ có thể làm đủ cách để “mua danh chuộc tiếng”. Dùng tiền tài động nhân tâm; nịnh hót, tâng bốc; nói xấu sau lưng,… chuyện gì cũng có thể được thực hiện. Miễn là… kẻ họ ghét không được có danh tiếng tốt hơn họ.

Ganh đua thời trang

ganh đua chốn công sở 3
Văn phòng chính là sàn “catwalk” thu nhỏ của hội chị em có nhan sắc.

Vấn đề ganh đua thời trang diễn ra phổ biến hơn ở các cô nàng công sở, vì trong tên các nàng đã có chữ “đẹp” (phái đẹp).

Chuyện kể rằng, tại một công ty nọ, có nàng L và nàng M. Hai nàng cách nhau một tuổi, cùng trẻ, cùng đẹp. Nhưng thay vì kết bạn với nhau, họ bỗng chốc thành kỳ phùng địch thủ trong cuộc chiến tiến tới vương vị “Hoa khôi công sở”.

Để trở thành hoa khôi, họ chẳng thể thiếu việc chăm sóc đầu tóc, trang phục. Hôm nay, M thay màu son mới, hôm sau sẽ thấy L diện một chiếc váy mới tinh. Thứ 2, thấy L có mới đổi kiểu tóc, thứ 3 sẽ thấy M đeo trên cổ chiếc dây chuyền vàng sáng bóng,…

Thế là, dù không đam mê thời trang, nhưng nhân viên công ty nọ chỉ cần nhìn L và X là biết xu hướng hiện nay thế nào.

Ganh của

ganh đua chốn công sở 4
Có một kiểu ganh đua tốn kém hơn – Ấy là khoe của.

Có một kiểu ganh đua tốn kém nơi công sở chỉ dành cho giới nhà giàu – ấy là ganh của. Họ đua nhau mua hàng hiệu, xe sang, vòng vàng, lắc bạc,… Và kẻ thua cuộc luôn là kẻ ít tiền hơn.

Nói về điều này bất chợt khiến tôi nhớ đến câu chuyện về 2 cô nàng nhân viên văn phòng X và Y từng đọc mấy năm về trước.

Chuyện kể rằng, X và Y cùng làm trong phòng kế toán, cùng có nhan sắc và cùng lấy chồng giàu. Nhưng họ lại chẳng ưa nhau. X mặc chiếc váy mới nhưng Y lại mỉa mai là hàng rẻ tiền. Thấy X đi xe máy, Y đi ô tô thể hiện vẻ khinh miệt; ấy thế là chỉ một tuần sau, X đã mua một chiếc xế hộp sang chảnh hơn của gia đình Y. Thấy Y đăng ảnh trên facebook khoe chồng mới nuôi một bé Alaska, X đã có ngay một tấm hình chụp cùng cả đàn chó Samoyed lông trắng như tuyết.

Và ông trời dường như đang trêu ngươi con người, hai cô nàng lại có bầu cùng một lúc. Và thế là cả hai lại có cơ hội cạnh tranh. Từ khi hai nàng có bầu, cả cơ quan tha hồ được nghe về những gì sang chảnh nhất liên quan đến bà bầu và em bé. Nào thì sữa, nào thì đồ bầu, nào thì thuốc bổ,… Tới ngày đi đẻ, nghe tin Y sinh ở một bệnh viện tư giá nghìn đô, X cũng phải vào bằng được Việt Pháp chi phí mấy chục triệu,…

Khi cạnh tranh trở nên không lành mạnh, nhiều tài năng bị thui chột

Cạnh tranh lành mạnh là động lực của sự phát triển. Nhưng cạnh tranh không lành mạnh có thể khiến tài năng bị thui chột; dẫn đến những hành vi xấu, hại người, hại mình.

Trong cuộc sống, những người thường ganh tị với người khác thường có ít bạn bè. Sự đố kỵ trở thành rào cản ngăn họ mở lòng với những người xung quanh. Trên hết, dù họ có che giấu sự xấu tính của mình như thế nào đi chăng nữa, thì một lúc nào đó cũng bị “lộ đuôi”. Và sẽ chẳng ai thích kết bạn với một người có thể làm mọi việc để hạ bệ người khác.

Tại công sở, trong khi mọi người cố gắng làm việc vì mục tiêu chung, thì người thường xuyên ganh tị chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Họ có thể phá hủy thành tích của người khác, cản trở công việc của đối phương,… ảnh hưởng đến kết quả chung. Và chính họ cũng không có thời gian để phát triển bản thân khi luôn dành thời gian để nghĩ và thực hiện những hành vi xấu.

? Xem thêm: Top 6 sự thật phũ phàng chỉ khi đi làm mới hiểu

Vì thế, bạn có thể cạnh tranh mọi thứ, từ thành tích, danh tiếng, cho đến thời trang, của cải,… Tuy nhiên, đừng biến sự ganh đua trở nên tiêu cực. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: