Chia bè kết phái chốn công sở: Sếp bị che mắt, hay cố tình cho qua?

Đánh giá post

Chia bè kết phái được sử dụng để nói về hành vi lôi kéo bè phái, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong tổ chức, doanh nghiệp.

chia bè kết phái chốn công sở 1

Khái niệm thống nhất quá ư phi thực tế môi trường công sở. Đến gia đình chỉ dăm bảy người cũng đó có chín mười ý, thì công sở – nơi hàng chục, hàng trăm con người, đến từ khắp mọi miền của tổ quốc làm sao có thể một thể đồng lòng. Tại nơi đây luôn có những cuộc chiến, hoặc âm thầm như nội chiến thâm cung, hoặc ồn ào như chiến tranh thế giới.

? Thảo luận ngay: Xử lí vấn đề mâu thuẫn nội bộ như thế nào?

Nguồn gốc tình trạng chia bè kết phái nơi công sở

Chia bè kết phái chốn công sở thường là kết quả của mâu thuẫn, xuất phát từ các bất đồng về quan điểm, lợi ích,…

Thực tế cho thấy, mâu thuẫn tại nơi làm việc là điều không thể tránh khỏi; bởi công ty là một tập thể với rất nhiều cá nhân riêng biệt. Tuy nhiên, mâu thuẫn được giải quyết một cách hiệu quả sẽ mang đến nhiều lợi ích. Nó giúp củng cố các mối quan hệ, xây dựng một tập thể lớn mạnh và bền vững. Ngược lại, mâu thuẫn có thể nhanh chóng chuyển thành xung đột, dẫn đến đổ vỡ các mối quan hệ, kéo theo tình trạng “chia bè, kết phái”.

Chia bè, kết phái chốn công sở: Sếp bị che mắt, hay cố tình cho qua?

chia bè kết phái chốn công sở 2
Rất khó để có cái gọi là đồng lòng chốn công sở.

Trong một tập thể đông người, chúng ta sẽ có những nhóm nhỏ riêng biệt. Tuy nhiên, những nhóm nhỏ đó không được coi là bè phái. Họ đến với nhau đơn thuần vì hợp tính, cùng suy nghĩ, có chung mục đích,… Khác với những nhóm này, bè phái là những người tập hợp với nhau nhằm hạ bệ, cạnh tranh không lành mạnh với những nhóm khác.

Tình trạng “chia bè, kết phái” chốn công sở không khó nhận ra, chỉ cần tinh ý một chút, ngay cả nhân viên mới cũng có thể biết ai về phe ai, ai là thủ lĩnh của ai. Vấn đề này có biểu hiện từ nhẹ tới nặng, từ bằng mặt không bằng lòng cho tới công khai đổ lỗi, nói xấu lẫn nhau.

Vậy lãnh đạo – một người có tầm nhìn, đứng đầu doanh nghiệp chẳng lẽ thật sự không nhận thấy sự chia rẽ trong nội bộ của công ty?

? Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi

Chia bè kết phái chốn công sở – Đôi khi là kết quả của một người sếp “tồi”

Chia bè, kết phái chốn công sở là hành vi của một bộ phận nhân viên, quản lý cấp thấp. Song, tình trạng này đôi khi lại chính là biểu hiện của một người sếp “tồi”.

Sếp dung túng cho hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh

Có những người mang danh là sếp nhưng lại dung túng cho hành vi chia bè phái, cạnh tranh thiếu lành mạnh ở công ty. Những người này thường coi trọng “đồng tiền” hơn con người; họ cố tình tạo ra xung đột để nhận về lợi ích cho riêng mình. Tuy nhiên, lợi ích này thường hiếm khi lâu dài.

Sếp có những quyết định tạo nên mâu thuẫn

Một vài người khác không cố tình tạo mâu thuẫn, nhưng có những hành vi là nguồn gốc tạo ra mâu thuẫn – dẫn đến chia bè kết phái.

  • Họ không công bằng trong chính sách lương thưởng. Họ thích ai thì trả lương cho người đó cao hơn, không thích ai thì tìm mọi cách để phạt.
  • Họ không biết trọng dụng người tài mà chỉ nâng đỡ cho những người họ quý mến.
  • Họ không có tầm nhìn, không coi trọng văn hóa doanh nghiệp và cho rằng các hoạt động tập thể chỉ gây tốn kém thời gian. Khi đó, nhân viên không có cơ hội để kết nối và thấu hiểu nhau.

? Xem thêm: Drama nơi công sở: Khi năng lực được đánh giá bằng mối quan hệ “gia đình”

Chia bè kết phát – “Một ổ kiến nhỏ” cũng có thể gây vỡ đê

chia bè kết phái chốn công sở 3
“Nội chiến chốn công sở” chính là báo hiệu cho một tương lai tăm tối của “doanh nghiệp”.

Nhân lực là gốc rễ của một doanh nghiệp. Gốc có bền, rễ có vững thì doanh nghiệp mới có thể phát triển lớn mạnh, để ra hoa thơm, kết trái ngọt. Ngược lại, khi tổ chức thiếu bền chặt, chỉ một tác động nhỏ đến từ môi trường, doanh nghiệp cũng dễ dàng gục ngã và nhanh chóng lụi tàn. Nội thương… bao giờ cũng đáng sợ hơn ngoại thương.

Nhiều người cho rằng, chia bè kết phái chỉ là câu chuyện cá nhân, không ảnh hưởng tới toàn cục. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo “nhắm mắt làm ngơ” với tình trạng này, mâu thuẫn giữa những nhóm nhỏ cũng có thể khiến doanh nghiệp “chia năm xẻ bảy” và rơi vào kết cục không ai mong muốn. Đừng quên rằng, “một ổ kiến nhỏ cũng có thể gây vỡ đê”.

Chia bè kết phái – câu chuyện tưởng chừng quen thuộc và giản đơn nhưng là dấu hiệu cảnh báo cho một tương lai không mấy sáng lạn của doanh nghiệp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: