Cách Cải Thiện Giọng Nói: 13 Bí Quyết Giúp Bạn Tự Tin

Đánh giá post

Bạn đã bao giờ vô tình nghe được một giọng nói đẹp, trong trẻo và ngọt ngào từ ai đó chưa? Bạn đã từng thắc mắc làm sao mà họ có được chất giọng tuyệt vời đến mức say mê như vậy chưa? Trên thực tế, việc cải thiện giọng nói không quá khó khăn, chỉ cần chúng ta chăm chỉ, rèn luyện từng ngày thì chắc chắn sẽ thu về được kết quả bất ngờ. Và trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ chia sẻ đến bạn đọc bí quyết để cải thiện giọng nói tốt nhất, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Tại Sao Cần Cải Thiện Giọng Nói?

Giọng nói là công cụ giao tiếp chính của con người. Nó giúp chúng ta truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, một giọng nói thiếu rõ ràng, thiếu sức thuyết phục có thể gây khó khăn trong giao tiếp và tạo ấn tượng không tốt với người khác. Vì vậy, cải thiện giọng nói là điều cần thiết để nâng cao kỹ năng giao tiếp.

cải thiện giọng nói
Tại Sao Cần Cải Thiện Giọng Nói?

Một giọng nói rõ ràng, trôi chảy và có ngữ điệu phù hợp sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu, thu hút sự chú ý của người nghe. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống như thuyết trình, phỏng vấn hay khi giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng. Ngoài ra, giọng nói tốt cũng thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp của bạn.

Cải thiện giọng nói không chỉ có lợi trong công việc mà còn giúp ích trong giao tiếp hàng ngày. Một giọng nói dễ nghe sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt với mọi người xung quanh, tạo sự thoải mái và tin tưởng trong mối quan hệ.

Xem thêm: Làm gì để cải thiện khả năng giao tiếp?

2. Các Cách Để Cải Thiện Giọng Nói Hiệu Quả

Để cải thiện giọng nói hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây:

2.1 Nói Chậm Hơn

Rất nhiều người có thói quen nói chuyện nhanh khiến người khác khó nghe thấy thông tin được truyền tải. Thực tế, đây lại là một thói quen xấu, là tác nhân gây ra giọng nói kém hấp dẫn.

Để cải thiện được giọng nói, bạn cần giảm tốc độ lại, nói chậm, nhấn nhá khi cần thiết, tạm dừng và ngắt nghỉ câu đúng chỗ. Điều này còn giúp cho bạn nhấn mạnh được thông tin cần thiết và có thời gian để lấy hơi thở.

Thế nhưng, một lưu ý khi nói chậm đó là không cố gắng để ê a từng tiếng bởi nó sẽ khiến cho người nghe thấy khó chịu, họ sẽ thiếu kiên nhẫn khi phải chờ đợi những gì bạn nói. Thông thường thì tốc độ lý tưởng để bạn nói sẽ từ khoảng 120 – 160 từ/phút. Tùy vào từng trường hợp, hoàn cảnh khác nhau mà bạn cần có sự điều chỉnh tốc độ cho hợp lý.

2.2 Nói To Hơn

cách cải thiện giọng nói
Các Cách Để Cải Thiện Giọng Nói Hiệu Quả

Điều quan trọng khi bạn nói chính là làm sao để mọi người có thể nghe được, do đó, trước hết, bạn hãy tập nói to hơn so với bình thường. Bởi thói quen nói nhỏ, thì thầm hay cúi xuống để nói chuyện sẽ khiến bạn dễ bị người khác phớt lờ hoặc là người khác nói át đi tiếng bạn.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải hét lớn lên. Bạn có thể thay đổi về âm lượng 1 chút tùy vào từng trường hợp. Ví dụ nếu như bạn đang giải quyết vấn đề với 1 nhóm đồng nghiệp thì nên nói to hơn để mọi người có thể nghe được rõ ràng. Còn trong các cuộc nói chuyện bình thường thì không cần thiết nói quá lớn, điều đó sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, luyện tập nói to hơn cũng là cách để bạn dần cải thiện giọng nói, giúp bạn nói hay hơn đó.

2.3 Phát Âm Rõ Ràng, Rành Mạch

Để có 1 giọng nói hay thì bạn sẽ cần có khả năng nói rõ ràng, rành mạch. Đây chính là một khía cạnh quan trọng để bạn cải thiện chất giọng của bản thân.

Bạn cần chú ý đến từng lời nói, phát âm tròn vành rõ chữ. Đặc biệt, nếu bạn bị ngọng, khi mở miệng hãy nới lỏng đôi môi, giữ cho lưỡi và răng vào đúng vị trí khi nói chuyện để cải thiện nhé.

Đối với việc tập nói rõ ràng, ban đầu có thể sẽ khiến bạn không quen, khó chịu, song nếu chăm chỉ luyện tập 1 thời gian thì chắc chắn bạn sẽ tự nhiên và giọng nói tốt hơn rất nhiều.

Xem thêm: Cải thiện kỹ năng nói trước đám đông với 3 mẹo đơn giản sau

2.4 Thay Đổi Âm Sắc

Âm sắc của giọng nói có thể tác động đến chất lượng của lời nói và cả người nghe. Khi nói, nếu âm sắc thường run run, không ổn định thì sẽ tạo cảm giác căng thẳng, còn một lời nói êm dịu, bình tĩnh thì sẽ dễ nghe và tạo sự thuyết phục tốt hơn.

Mặc dù việc cố gắng thay đổi âm sắc tự nhiên là điều không nên, song các bạn cũng cần biết cách để kiểm soát nó. Trong khi nói, các bạn đừng để sự hồi hộp xâm chiếm, hãy cố gắng làm chủ cảm xúc của bản thân để có một giọng nói hay, hấp dẫn hơn nhé.

2.5 Thở Sâu Để Cải Thiện Giọng Nói

Hầu hết mọi người đều có thói quen thở quá nhanh và nông khi nói, điều này dẫn đến việc bị nói giọng mũi, thiếu tự nhiên. Và hít thở sâu chính là thao tác cần thiết để các bạn có được giọng nói tròn trịa, dễ nghe nhất.

Các bạn cần nhớ, hơi thở của mình cần đến từ cơ hoành chứ không phải là cơ ngực. Để kiểm tra, bạn hãy đặt bàn tay lên bụng ngay phía dưới xương sườn, nếu thở đúng thì bạn sẽ cảm nhận được bụng mở rộng, vai lên xuống theo mỗi nhịp thở.

Hàng ngày, các bạn hãy luyện tập hơi thở bằng cách hít thật sâu, cho không khí vào đến bụng, giữ nguyên trong 5 giây rồi thở ra trong 5 giây nữa. Cứ cố gắng luyện tập như vậy và áp dụng vào các cuộc nói chuyện thực tế, bạn sẽ bất ngờ với kết quả đạt được đó nhé.

2.6 Luyện Nói Thường Xuyên

cách để cải thiện giọng nói
Luyện Nói Thường Xuyên Để Cải Thiện Giọng Nói

Bên cạnh cải thiện phong cách nói, các bạn cũng cần thường xuyên luyện nói để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể đó là:

Luyện tập về phát âm:

Luyện tập giọng nói bằng cách đọc các mẫu luyện âm được xem là cách rất hay để cải thiện giọng nói tự nhiên. Bạn có thể đứng trước gương, tự mình đọc các đoạn văn, mẫu luyện giọng để có được giọng nói tốt hơn.

Đối với phương pháp này, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong suốt quá trình luyện đọc, hãy thả lỏng miệng cũng như cổ họng. Ví dụ bạn có thể ngáp to miệng, cử động, di chuyển hàm dưới qua lại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ngân nga 1 khúc hát nào đó, dùng bàn tay xoa bóp cổ họng nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn.
  • Hãy cố gắng hít thật sâu để lấy được nhiều hơi, giữ hơi thở khoảng 15 giây rồi dùng cơ bụng để đẩy ra ngoài. Cứ luyện tập như vậy nhiều lần sẽ giúp bạn cải thiện cột hơi.

Luyện đọc to và rõ ràng:

Các yếu tố về tốc độ hay âm lượng là điều mà bạn cần phải cải thiện để có được giọng nói hay. Một số gợi ý để bạn có thể đọc to, rõ ràng đó là:

  • Nên luyện đọc các mẫu văn trong tác phẩm văn học, các trích đoạn thuộc thể loại Hịch, Cáo,…
  • Đứng đúng tư thế để đọc to.
  • Luyện tập đọc cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng về giọng cũng như cách mình thể hiện cảm xúc.

2.7 Ghi Âm Và Nghe Lại Những Gì Mình Nói

Nghe lại lời nói của mình, chắc hẳn các bạn không có thói quen này phải không? Thế nhưng, phải nghe lại thì bạn mới biết giọng mình như thế nào, gặp vấn đề ở đâu để cải thiện. Do đó, các bạn có thể áp dụng cách đơn giản chính là tự nói, tự ghi âm và nghe lại và tự sửa những lỗi mình đã mắc phải.

Ngoài ra, các bạn cũng nên quay video mình luyện tập để biết bản thân thể hiện như thế nào, cảm xúc ra sao, đã tốt hay chưa nhé.

Xem thêm: Làm chủ giọng nói trong phỏng vấn qua điện thoại

Cách Cải Thiện Giọng Nói Hiệu Quả
Ghi Âm Và Nghe Lại Những Gì Mình Nói

2.8 Thực Hành Bằng Một Số Bài Thanh Nhạc

Âm nhạc là một công cụ đắc lực để rèn luyện giọng nói. Hát theo những bài hát yêu thích không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp bạn nâng cao nhận thức về nhịp điệu, tông giọng và sự biểu cảm.

Bạn hãy chọn những ca khúc phù hợp với phạm vi giọng của mình và thực hành thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện sự linh hoạt, sự kiểm soát và phạm vi của cơ quan phát âm.

Ngoài ra, hát cũng là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và thư giãn giọng nói.

2.9 Thực Hành Đọc Thành Tiếng

Đọc to là một trong những bài tập hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng giọng nói. Bạn có thể chọn những đoạn văn, bài thơ hay đoạn hội thoại trong sách và đọc thành tiếng với ngữ điệu, trường độ, nhấn giọng phù hợp.

Luyện tập theo cách này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng phát âm rõ ràng, diễn cảm và kiểm soát hơi thở. Việc đọc to cũng giúp bạn tự tin hơn khi nói trước đám đông.

2.10 Cười Khi Nói

Cười không chỉ tạo ra một bầu không khí thoải mái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho giọng nói. Khi cười, bạn sẽ tạo ra những âm thanh tự nhiên, giãn cơ và giảm căng thẳng cho cơ quan phát âm. Điều này giúp giọng nói của bạn trở nên dễ chịu, thân thiện hơn. Hãy cố gắng mỉm cười trong khi nói chuyện để tạo ra một giọng nói trong trẻo, cuốn hút và thân thiện hơn.

2.11 Tập Trung Vào Những Khoảng Lặng

Khoảng lặng cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp. Chúng giúp bạn điều chỉnh nhịp thở, sắp xếp ý tưởng và tạo hiệu ứng về mặt ngữ cảnh. Khi sử dụng các khoảng lặng một cách khéo léo, giọng nói của bạn sẽ trở nên tự tin, có trọng lượng và dễ dàng tạo ấn tượng với người nghe.

Do đó, bạn hãy luyện tập cách sử dụng khoảng lặng để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.

2.12 Ăn Uống Lành Mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cơ quan phát âm và chất lượng giọng nói. Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước, bổ sung các loại trái cây, rau quả giàu vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm,…

Những dưỡng chất này giúp nuôi dưỡng và bảo vệ dây thanh quản, cải thiện độ ẩm và chống lại tác hại của stress. Đồng thời, bạn cũng cần tránh hút thuốc và đồ uống có cồn vì chúng có thể làm tổn hại dây thanh quản.

2.13 Tìm Đến Các Chuyên Gia Để Luyện Tập

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cải thiện giọng nói bằng cách tự luyện tập, đừng ngần ngại tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia về giọng nói và ngôn ngữ. Họ có kiến thức chuyên môn sâu rộng và có thể đưa ra những lời khuyên, bài tập phù hợp để giúp bạn nâng cao kỹ năng phát âm, điều chỉnh tông giọng và cải thiện sự tự tin khi giao tiếp.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng có thể giúp bạn nhận ra và khắc phục những vấn đề về giọng nói nếu có.

Cải thiện giọng nói là điều vô cùng cần thiết giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp. Bởi vậy, còn chần chờ gì nữa, các bạn hãy bắt tay ngay vào việc luyện tập để có được một chất giọng hay, đẹp và lôi cuốn nhé. Chúc các bạn thành công!

Câu hỏi thường gặp

1. Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Cải Thiện Giọng Nói Là Gì?

Khó khăn thường gặp bao gồm phát âm không rõ ràng, tông giọng nhẹ, hơi thở ngắn, thiếu sự tự tin.

2. Những Yếu Tố Nào Ảnh Hưởng Đến Giọng Nói?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giọng nói của một người, bao gồm:

  • Yếu tố sinh lý như cấu trúc cơ quan phát âm, tình trạng dây thanh quản, sức khỏe hệ hô hấp.
  • Yếu tố tâm lý như tình trạng căng thẳng, lo âu, sự tự tin.
  • Thói quen và cách sử dụng giọng nói hàng ngày.
  • Môi trường sống, điều kiện không khí và tiếng ồn.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách chăm sóc, bảo vệ cơ quan phát âm.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *