Layoff là gì? Nên đối mặt với tình trạng layoff như thế nào?

Đánh giá post

Lay off là cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về thuật ngữ này cũng như chưa sử dụng lay off một cách đúng nghĩa. Vậy nên, trong bài viết này, JobsGO sẽ giúp các bạn định nghĩa “Lay off là gì?” và những khía cạnh xoay quanh lay off để các bạn có thể hiểu cặn kẽ về nó.

1. Lay off là gì?

Layoff là gì
Lay off là gì?

Lay off là gì? Lay off là thuật ngữ chỉ việc các công ty, doanh nghiệp đình chỉ hoặc buộc người lao động thôi việc tạm thời, vĩnh viễn.

Nguyên nhân của điều này có thể đến từ bối cảnh của thị trường như khủng hoảng kinh tế hay do bản thân doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc, mua bán, sáp nhập công ty.

2. Thuật ngữ lay off được sử dụng khi nào?

Lay off là một thuật sự được sử dụng vô cùng phổ biến. Trước đây, lay off thường đi cùng với temporary, tức là doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ việc tạm thời. Lý do xuất phát từ việc do doanh nghiệp không còn nhu cầu hay không đủ khả năng chi trả lương nên muốn cắt giảm nhân sự. Và khi doanh nghiệp cần nhân sự cho vị trí đó thì nhân viên hoàn toàn có thể quay trở lại làm việc mà không cần trải qua quy trình tuyển dụng phức tạp.

Còn hiện nay, lay off được sử dụng chủ yếu với ý nghĩa là sa thải, tức là doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên. Tuy nhiên, nguyên nhân sa thải không phải bởi năng lực nhân viên mà là vì những yếu tố đến từ doanh nghiệp hoặc do ngoại cảnh tác động, cụ thể:

  • Doanh nghiệp không còn nhu cầu cho vị trí đó nên muốn cắt giảm nhân sự để tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
  • Do khủng hoảng kinh tế hay do doanh nghiệp tái cấu trúc, mua bán, sáp nhập.

Xem thêm: Bị cho nghỉ việc cuối năm: Nhân viên “không được việc” hay doanh nghiệp “chiêu trò”?

3. Tìm hiểu thực trạng lay off hiện nay

Tìm hiểu thực trạng layoff hiện nay
Tìm hiểu thực trạng lay off hiện nay

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái cùng những ảnh hưởng không mấy tích cực từ chính trị thế giới, nhiều công ty đã tiến hành sa thải nhân viên để có thể duy trì hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực trạng này xảy ra với cả nhiều “ông lớn” trên thế giới như Meta, Shopee, Twitter, Netflix… Cụ thể:

  • Twitter: Khoảng 50% nhân sự trên toàn cầu bị sa thải
  • Meta: Sa thải hơn 11.000 nhân viên, chiếm khoảng 13% nhân sự
  • Snapchat: Số nhân viên bị sa thải là khoảng 1.300 người, chiếm 20% tổng nhân sự
  • Netflix: Qua 2 đợt cắt giảm giữa năm 2022, khoảng 450 nhân viên của Netflix đã bị sa thải
  • Amazon: Ông lớn Amazone cũng không nằm ngoài vòng xoáy cắt giảm nhân sự khi sa thải hơn 10.000 nhân viên trên toàn cầu
  • Sea (công ty mẹ của Shopee, SeaMonkey và Garena): Tập đoàn này đã tiến hành cắt giảm hơn 7.000 vị trí trong khoảng 6 tháng đầu năm 2022

4. Những ảnh hưởng của lay off

Việc doanh nghiệp tiến hành lay off có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng. Nó có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của nhân viên trong công ty. Thật vậy, nhân viên sẽ cảm thấy thiếu động lực và cảm giác an toàn với công việc bởi bất cứ khi nào họ cũng có thể bị sa thải. Họ không còn cống hiến hết mình nữa mà thay vào đó, họ có xu hướng tìm kiếm công việc khác ổn định hơn.

Những ảnh hưởng của layoff
Những ảnh hưởng của lay off

Bên cạnh đó, việc bị sa thải mà không phải do năng lực kém có thể dẫn đến sự phẫn nộ và những cảm xúc tiêu cực trong nhân viên. Từ đó, họ sẽ đưa ra những phản ánh không tốt về doanh nghiệp với bạn bè hay mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Xem thêm: Định biên nhân sự là gì? Công thức tính định biên nhân sự

5. Nên đối mặt với tình trạng lay off như thế nào?

Việc lay off là điều mà cả người sử dụng lao động lẫn người lao động đều không mong muốn. Tuy nhiên, nếu chẳng may bị công ty buộc thôi việc, bạn nên đối mặt như thế nào? Tham khảo ngay qua nội dung dưới đây nhé!

5.1 Đảm bảo quyền lợi của bản thân

Trong trường hợp bị doanh nghiệp buộc thôi việc bởi những lý do xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, bạn sẽ được nhận những khoản trợ cấp từ công ty hay tổ chức khác, chẳng hạn như: trợ cấp thất nghiệp hay trợ cấp thôi việc… Vậy nên, bạn hãy tìm hiểu kỹ và hoàn tất những thủ tục cần thiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho bản thân nhé!

5.2 Quản lý chi tiêu

Quản lý chi tiêu
Quản lý chi tiêu

Đột ngột bị sa thải sẽ khiến khả năng tài chính của bạn suy giảm. Vậy nên, bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý để đảm bảo có thể duy trì cuộc sống cho tới lúc tìm kiếm được công việc khác.

Xem thêm: 3 bước giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

5.3 Tận dụng thời gian để tìm kiếm các mối quan hệ mới

Trong thời gian bị nghỉ việc, bạn có thể dành thời gian để tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ mới thông qua việc tham gia các hoạt động xã hội hay câu lạc bộ, lớp học kỹ năng… Những mối quan hệ mà bạn tạo dựng có thể mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội trong công việc cũng như cuộc sống.

5.4 Học một kỹ năng mới để phục vụ cho công việc

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trau dồi thêm kỹ năng liên quan đến công việc để nâng cao năng lực của bản thân, giúp bạn mở rộng cơ hội tìm việc sau này. Khi bạn thành thạo càng nhiều kỹ năng thì nhà tuyển dụng sẽ càng đánh giá cao bạn và sẵn sàng chi trả mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn để chiêu mộ bạn về công ty của họ.

5.5 Bắt đầu tìm một công việc khác

Khi tâm trạng bạn đã ổn định sau khi bị sa thải bất ngờ, bạn hãy bắt tay vào tìm một công việc khác. Bạn cần nhanh chóng cập nhật CV, portfolio… và ứng tuyển vào vị trí phù hợp trên Website của công ty hay thông quay các Website tuyển dụng như JobsGO.

5.6 Chăm sóc bản thân

Khi doanh nghiệp tiến hành lay off và bạn là một trong số nhân viên bị sa thải thì cũng đừng tự ti vì điều này không phải lỗi ở bạn. Vậy nên, bạn hãy gác lại tâm trạng buồn tủi, chán nản ở phía sau để mạnh mẽ tiến về những cơ hội ở phía trước.

6. Những câu hỏi thường gặp khi bị sa thải

Ngoài những thông tin kể trên, vẫn còn rất nhiều những băn khoăn của người lao động về vấn đề layoff. Vậy nên, hãy cùng JobsGO giải đáp qua nội dung bên dưới nhé!

6.1 Sa thải và buộc thôi việc khác nhau thế nào?

Sa thải và buộc thôi việc là 2 khái niệm khác nhau. Chúng được áp dụng ở những đơn vị khác nhau, cụ thể là:

  • Sa thải: được sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, người lao động được quyền sa thải nhân viên sa thải nhân viên do những lý do chủ quan từ doanh nghiệp.
  • Buộc thôi việc: áp dụng trong phạm vi cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Hình thức “buộc thôi việc” được các đơn vị có thẩm quyền kỷ luật đưa ra để xử phạt công nhân viên chức do những sai sót phát sinh trong quá trình làm việc.

6.2 Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng khác nhau thế nào?

Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng có sự khác biệt về đối tượng áp dụng, đó là:

  • Đối với hình thức sa thải: Doanh nghiệp áp dụng đối với nhân viên trong công ty, khi doanh nghiệp không còn nhu cầu cho vị trí đó hoặc do khủng hoảng kinh tế hay do công ty muốn sáp nhập…
  • Đối với hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Cả người sử dụng lao động và người lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không có mong muốn tiếp tục làm việc, hợp tác với đối phương.

6.3 Bị sa thải có được nhận lương không?

Nếu người lao động bị sa thải bởi những lý do xuất phát từ doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ lương cho người lao động. Đồng thời, người lao động có thể được nhận thêm phần trợ cấp, phần đền bù từ doanh nghiệp như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc…

6.4 Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Người lao động dù kết thúc hợp đồng lao động do bị sa thải, xin nghỉ việc hay bất kỳ lý do nào khác vẫn được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, người lao động cần đáp ứng điều kiện là thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm.

6.5 Sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền trợ cấp dành cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa tìm được việc làm. Để nhận được khoản trợ cấp này, người lao động cần đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:

  • Đã chấm dứt hợp đồng lao động
  • Đã đóng tối thiểu 12 tháng bảo hiểm xã hội

Do vậy, dù bị sa thải nhưng nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

6.6 Bị sa thải có khó xin việc lại không?

Sau khi bị sa thải, người lao động vẫn có thể xin việc bình thường mà không bị ảnh hưởng. Bởi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thì việc cắt giảm nhân sự là điều khó tránh khỏi và nhà tuyển dụng cũng rất hiểu và thông cảm với điều này. Vậy nên, nếu người lao động có năng lực và kỹ năng tốt thì hoàn toàn có thể xin việc ở vị trí tương đương tại các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng.

Trên đây là những chia sẻ của JobsGO về layoff. Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ “Layoff là gì?” cũng như cách để đối mặt khi bị doanh nghiệp sa thải đột ngột. Chúc các bạn có thể mạnh mẽ vượt qua khó khăn và không ngừng nỗ lực, cố gắng để gặt hái thành công cho mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: