Tham gia phỏng vấn rất nhiều công ty, thế nhưng những gì bạn nhận được chỉ là lời từ chối. Vậy bạn đã từng ngồi lại và suy nghĩ nguyên nhân thực sự là do đâu chưa? Nếu đây vẫn là một dấu chấm hỏi trong đầu bạn, hãy đọc bài viết sau để có câu trả lời nhé.
Mục lục
- Sẽ ra sao nếu bạn liên tục trượt phỏng vấn?
- 17 lý do khiến bạn trượt phỏng vấn nhiều lần
- Chuẩn bị quá kỹ lưỡng
- Đến phỏng vấn muộn
- Trang phục không phù hợp
- Kể xấu công ty cũ
- Không mang hồ sơ xin việc
- Không tìm hiểu về công ty phỏng vấn
- Thái độ không chuyên nghiệp
- Tính cách không phù hợp
- Quá khoa trương về bản thân
- Thể hiện không quá xuất sắc
- Không có định hướng công việc rõ ràng
- Trình độ chuyên môn chưa đủ
- Có tiếng xấu khi ở công ty cũ
- Mạng xã hội tiêu cực
- Thiếu năng động khi tham gia phỏng vấn
- Công ty ưu tiên tuyển dụng nội bộ
- Công ty dừng kế hoạch tuyển dụng
Sẽ ra sao nếu bạn liên tục trượt phỏng vấn?
Trượt phỏng vấn có lẽ là điều không ai mong muốn trong quá trình ứng tuyển việc làm. Thế nhưng thực tế thì có những bạn “5 lần 7 lượt” bị nhà tuyển dụng từ chối. Ngay cả khi bản thân các bạn cảm thấy mình thể hiện rất tốt, trả lời rất tự tin nhưng vẫn nhận về cái lắc đầu. Vậy sẽ ra sao khi bạn trượt phỏng vấn quá nhiều lần?
Vấn đề rõ ràng nhất mà bạn sẽ gặp phải khi trượt phỏng vấn liên tục chính là rơi vào tình trạng thất nghiệp kéo dài. Điều này cũng kéo theo nhiều hệ quả như không có thu nhập, cảm thấy chán nản, tự ti về bản thân, bế tắc trong cuộc sống, thậm chí một số bạn còn mắc phải căn bệnh trầm cảm.
👉 Xem thêm: [Giải mã] 4 biểu hiện của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn ứng viên
17 lý do khiến bạn trượt phỏng vấn nhiều lần
Trượt phỏng vấn nhiều và liên tục như vậy, đã khi nào bạn tự xem xét bản thân một cách nghiêm túc để tìm ra nguyên nhân hay chưa? Sự thật đằng sau những cái lắc đầu, lời từ chối của nhà tuyển dụng là gì? Nếu vẫn chưa nhận ra vấn đề, hãy để JobsGO chỉ ra giúp bạn nhé.
Chuẩn bị quá kỹ lưỡng
“Chuẩn bị kỹ cho vòng phỏng vấn là điều rất tốt, tại sao nó lại là lý do khiến bạn bị đánh trượt được?”. Đây có lẽ là điều mà rất nhiều ứng viên thắc mắc phải không nào?
Thực tế, nghe thì có vẻ mâu thuẫn nhưng có những trường hợp ứng viên chuẩn bị quá kỹ, thậm chí là đọc, học thuộc câu trả lời. Bởi vậy mà những điều các bạn chia sẻ sẽ trở nên quá rập khuôn, thiếu sự sáng tạo, thiếu cá tính. Trong khi đó, nhà tuyển dụng lại đánh giá cao về khả năng ứng xử khéo léo, uyển chuyển, nhất là những vị trí liên quan đến kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng,…
Ngoài ra, để có được một buổi phỏng vấn tốt, suôn sẻ, không ít ứng viên đã luyện tập, chuẩn bị đến tận đêm khuya hoặc vì lo lắng mà mất ngủ. Điều này dẫn đến tinh thần không tốt, thiếu sức sống, gương mặt mệt mỏi, mắt thâm quầng,… Và tất nhiên, khi nhà tuyển dụng nhìn vào những ứng viên như vậy, họ sẽ không có hứng thú để tìm hiểu cũng như lựa chọn.
Đến phỏng vấn muộn
Tham gia phỏng vấn muộn chính là điều tối kỵ, tuy nhiên vẫn rất nhiều bạn mắc phải. Các bạn có thể đưa ra hàng loạt lý do như tắc đường, xe hỏng, không tìm thấy địa chỉ công ty,… Thế nhưng, những cái cớ này cũng không đủ thuyết phục để nhà tuyển dụng thông cảm. Ngược lại, họ còn đánh giá bạn là người thiếu kỹ năng quản lý thời gian.
Có thể bạn nghĩ chỉ là chậm một vài phút, sẽ không ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn. Đối với nhà tuyển dụng, họ không nghĩ vậy, họ không có quá nhiều thời gian để chờ đợi một ứng viên thiếu chuyên nghiệp như thế.
👉 Xem thêm: Đi phỏng vấn muộn – 7 bước bạn cần làm để cứu vãn tình hình
Trang phục không phù hợp
Lựa chọn trang phục tham gia phỏng vấn cũng là điều rất quan trọng, quyết định đến việc bạn có tạo được ấn tượng trước nhà tuyển dụng. Có một sự thật là, các bạn không cần mặc quá đẹp, chỉ cần phù hợp là đủ.
Vì hiện nay, có rất nhiều ứng viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm nên nghĩ rằng cần mặc sao cho thật nổi bật, màu sắc rực rỡ để thu hút. Tuy nhiên, dưới cái nhìn của nhà tuyển dụng, họ lại cảm thấy bạn quá màu mè khiến họ thấy chói mắt.
Do đó, các bạn hãy lưu ý chọn những bộ trang phục nhẹ nhàng, nhã nhặn và cần phẳng phiu, gọn gàng để thể hiện sự chỉn chu nhé.
Kể xấu công ty cũ
Bạn nghỉ việc ở công ty cũ vì những mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên hay cách thức hoạt động thiếu chuyên nghiệp, quy định vô lý của lãnh đạo,… Bạn cảm thấy bức xúc và khi được nhà tuyển dụng hỏi về lý do rời đi, bạn đã nhanh chóng kể xấu công ty cũ, xem đây là cơ hội để giãi bày tâm sự.
Thật thà là điều tốt, song trong vòng phỏng vấn, nó lại là nguyên nhân khiến bạn trở nên mất thiện cảm trước nhà tuyển dụng. Bởi biết đâu sau này, khi không còn gắn bó với công ty nữa, bạn cũng sẽ tiếp tục nói xấu họ thì sao?
👉 Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Không mang hồ sơ xin việc
Có rất nhiều bạn không mang theo hồ sơ xin việc hoặc chỉ mang một bộ tượng trưng khi tham gia phỏng vấn. Đơn giản, các bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng đã đọc được hết thông tin qua mail ứng tuyển.
Thế nhưng, hầu hết người lọc hồ sơ ở các công ty chỉ là nhân viên nhân sự, tuyển dụng, còn phỏng vấn viên lại là những nhà quản lý, lãnh đạo. Họ thường khá bận rộn, không có thời gian để đọc, tìm hiểu trước về ứng viên. Chính vì vậy, họ mới cần buổi phỏng vấn để trao đổi, đánh giá năng lực, sự phù hợp của các bạn với vị trí việc làm. Do đó, việc không mang theo hồ sơ hay mang tượng trưng cũng có thể là lý do khiến các bạn trượt phỏng vấn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt và tăng cơ hội thành công của bạn.
Không tìm hiểu về công ty phỏng vấn
Bạn rất tài giỏi, có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu ở vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, khả năng bị đánh trượt vẫn rất cao nếu bạn không tìm hiểu trước về công ty phỏng vấn. Đây là tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng biết được bạn có thực sự yêu thích, mong muốn được làm việc với công ty không? Hoặc qua những gì bạn nói về công ty, họ có thể đánh giá mức độ phù hợp của bạn.
Thái độ không chuyên nghiệp
“Nhà tuyển dụng coi trọng thái độ hay trình độ?” – đây là câu hỏi khá phổ biến, được nhiều người quan tâm hiện nay.
Thực tế, trình độ, kinh nghiệm là điều chắc chắn bạn cần có khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí việc làm nào. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa 2 ứng viên có cùng trình độ, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào thái độ để đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Đôi khi chỉ là một vài hành động nhỏ như rung đùi, gác chân cao, ngồi không duyên dáng, thường xuyên xem đồng hồ,… cũng đủ để bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy nếu bạn nhận thấy bản thân có đủ năng lực, không mắc phải các lỗi kể trên mà vẫn trượt phỏng vấn thì rất có thể, thái độ của bạn đang chưa chuẩn, thiếu chuyên nghiệp.
👉 Xem thêm: Nhận diện 9 kẻ thù âm thầm phá hoại buổi phỏng vấn bạn thường bỏ qua
Tính cách không phù hợp
Nhà tuyển dụng sẽ không chọn người giỏi nhất, họ cần người phù hợp nhất. Và phỏng vấn viên cũng không nhất thiết phải là giám đốc, trưởng phòng mà có thể chính là quản lý – người sẽ làm việc trực tiếp với bạn. Qua quá trình trao đổi, họ nhận thấy tính cách, phong cách, quan điểm làm việc của bạn không giống họ. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị đánh trượt vòng phỏng vấn.
Quá khoa trương về bản thân
Nói dối, khoa trương quá mức về bản thân là một sai lầm mà nhiều ứng viên mắc phải. Đơn giản, các bạn nghĩ rằng làm như vậy sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao và trúng tuyển. Thế nhưng, các nhà tuyển dụng vốn rất tinh tường, chỉ cần để ý một chút, đưa ra một vài câu hỏi mẹo là họ sẽ nhận ra bạn đang nói thật hay nói dối. Và chắc chắn, không ai muốn tuyển một người “nói hay làm dở” vào công ty cả.
Thể hiện không quá xuất sắc
Bạn đã trả lời được hết tất cả các câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra. Nó có thể đúng nhưng chưa hoàn toàn xuất sắc. Với những câu hỏi mở, mục đích của nhà tuyển dụng là khai thác sâu các khía cạnh trong chuyên môn cũng như con người bạn. Nếu bạn chỉ trả lời ở mức chung chung, an toàn, không có sáng tạo hay chiều sâu, bạn sẽ không được đánh giá cao. Điều này cũng sẽ là một tiêu chí để họ đánh giá và không lựa chọn bạn. Một câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn là “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?” Điều này cũng sẽ là một tiêu chí để họ đánh giá và không lựa chọn bạn.
Không có định hướng công việc rõ ràng
Khi tuyển dụng nhân sự, các nhà quản lý, lãnh đạo sẽ luôn muốn tìm kiếm một người có tài năng, có định hướng, mục tiêu tốt để cùng xây dựng, phát triển doanh nghiệp. Nếu bạn chỉ đơn thuần muốn có một công việc, có thu nhập để duy trì cuộc sống, không đặt ra mục tiêu rõ ràng thì cũng khó chinh phục nhà tuyển dụng.
Dù bạn từng được đánh giá làm việc chăm chỉ, cẩn thận, các kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn tốt, song xét về định hướng, bạn vẫn còn mơ hồ thì sẽ là một điểm trừ lớn.
👉 Xem thêm: Cách đặt mục tiêu công việc giúp bạn phát triển sự nghiệp!
Trình độ chuyên môn chưa đủ
Trượt phỏng vấn vì chưa đủ trình độ chuyên môn, đây là lý do hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, có những bạn lại rất tự tin, thể hiện khá ổn về mặt ứng xử nên luôn nghĩ rằng mình có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ ít nhắc đến vấn đề đủ hay thiếu chuyên môn ngay lúc phỏng vấn bởi nó sẽ khiến ứng viên có cảm giác bị công kích. Vậy nên, nếu nhận thấy bản thân bị trượt phỏng vấn vì điều này, các bạn hãy cố gắng, nỗ lực trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn nhé.
Có tiếng xấu khi ở công ty cũ
Với những bạn có cá tính mạnh mẽ, có chính kiến và nhiều kinh nghiệm thì việc thẳng thắn trình bày quan điểm, thậm chí là phản bác, cãi lại cấp trên là điều rất bình thường. Thế nhưng, đó lại là nguyên nhân khiến bạn trở nên “tai tiếng”, mang nhiều tiếng xấu ở công ty cũ. Và trong quá trình tìm hiểu, nếu nhà tuyển dụng phát hiện ứng viên đã từng có những mâu thuẫn, xung đột ở công ty trước, họ sẽ trở nên quan ngại trong việc lựa chọn.
Mạng xã hội tiêu cực
Đây là một vấn đề mà không nhiều ứng viên quan tâm, thậm chí có những bạn không biết. Một số nhà tuyển dụng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, họ sẽ xem biểu hiện của ứng viên trên mạng xã hội như thế nào? Nếu bạn thường xuyên đăng tải những thông tin, trạng thái tiêu cực, không lành mạnh như chính trị, tôn giáo,… thì họ cũng sẽ không có thiện cảm. Đặc biệt với những vị trí bạn cần xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông (như Tiktoker) thì đây là yếu tố rất quan trọng, gây ảnh hưởng lớn đến danh tiếng, thương hiệu doanh nghiệp.
Thiếu năng động khi tham gia phỏng vấn
Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm kiếm những nhân viên năng động, tháo vát, nhiệt tình trong công việc, nhất là các vị trí liên quan đến Marketing, truyền thông, kinh doanh,… Vậy nên, nếu bạn tỏ ra thiếu năng động, quá trầm khi trả lời phỏng vấn thì có thể đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị đánh trượt.
Công ty ưu tiên tuyển dụng nội bộ
Một lý do khác mà bạn bị trượt phỏng vấn chính là công ty chỉ ưu tiên tuyển dụng nội bộ. Dù họ có mở ra những buổi phỏng vấn cho ứng viên ngoài, song vì đặc thù công việc cũng như vấn đề thời gian nên nếu có nhân viên muốn chuyển bộ phận, nhà tuyển dụng sẽ vẫn ưu tiên hơn.
Công ty dừng kế hoạch tuyển dụng
Bị trượt phỏng vấn vì công ty dừng kế hoạch tuyển dụng là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên cũng không phải không có. Đôi khi ở thời điểm này họ muốn tuyển nhân sự cho vị trí A nhưng sang thời điểm sau, họ lại không cần thiết. Có những lúc bạn sẽ vẫn thấy tin tuyển dụng từ họ, bạn ứng tuyển và được mời phỏng vấn, song nếu bạn không quá xuất sắc, cơ hội trúng tuyển sẽ vô cùng thấp.
👉 Xem thêm: Phỏng vấn: những điều nhà tuyển dụng và ứng viên cần lưu ý!
Như vậy, JobsGO đã chỉ ra 17 lý do khiến bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần. Hy vọng rằng qua đây, các bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm để thuận lợi hơn trong các vòng phỏng vấn nhé. Chúc các bạn may mắn và thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)