Bật mí 6 thói quen cần thay đổi ngay trong mùa dịch

Đánh giá post

Dịch bệnh Covid-19 đã làm xáo trộn cuộc sống của con người. Để “thích nghi” với sự xuất hiện của nó, có những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch. Điều đó sẽ làm tăng hiệu quả phòng ngừa Covid-19, giúp dịch bệnh nhanh được đẩy lùi. Dưới đây là các thói quen bạn cần thay đổi trong mùa dịch.

Thói quen gặp nhau “tay bắt mặt mừng”

thói quen cần thay đổi trong mùa dịch
Thói quen gặp nhau “tay bắt mặt mừng”

Trong giao tiếp hằng ngày, mọi người vẫn có thói quen “tay bắt mặt mừng” khi gặp nhau. Cái bắt tay như một lời chào hỏi, thể hiện sự tôn trọng, quý mến dành cho đối phương. Tuy nhiên, giữa mùa dịch hiện nay, đó là một thói quen cần phải thay đổi. Tại sao vậy?

Bởi bàn tay tiếp xúc thường xuyên với môi trường hay các đồ vật như tay nắm cửa, nút điều khiển thang máy,… Và những thứ đó đều có thể chứa rất nhiều virus, nấm, vi khuẩn… – là các tác nhân gây bệnh cho con người. Hơn thế, bàn tay còn tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ cơ thể. Như vậy, trong quá trình tiếp xúc, mọi người có thể vô tình làm lây lan virus nguy hiểm mà không hay biết. Nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, virus Corona có khả năng lây lan cao trong không khí thì mọi người không nên “vồ vập” mỗi khi gặp mà hãy đứng cách xa 2m để đảm bảo khoảng cách an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh.

Thói quen đưa tay lên mặt

thói quen cần thay đổi trong mùa dịch
Thói quen đưa tay lên mặt

Có lẽ, đưa tay lên mặt là thói quen vô thức của rất nhiều người. Đây là điều không nên có kể cả khi dịch bệnh chưa bùng phát. Và trong tình hình hiện nay thì mọi người cần phải thay đổi ngay điều này nếu không muốn nhận lấy những hậu quả khôn lường. Bởi cơ chế hoạt động của virus SARS-COV-2 là qua:

  • Dịch nhầy/ dịch tiết đường hô hấp rồi xâm nhập vào cơ thể con người từ mắt, mũi, họng.
  • Qua giọt bắn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Hoặc thông qua bàn tay khi tiếp xúc với những vật dụng trung gian chứa virus rồi đưa lên mặt.

Vì vậy, nếu không kiểm soát được thói quen đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì chúng ta rất dễ bị lây nhiễm dịch bệnh. Và ngoài việc thay đổi thói quen đó, hãy nhớ thường thuyên vệ sinh tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn để loại trừ những virus đang có trên bề mặt da của mình.

👉 Xem thêm: 6 thói quen sống lành mạnh bạn phải biết

Thói quen giao lưu gặp gỡ

thói quen cần thay đổi trong mùa dịch
Thói quen giao lưu gặp gỡ

Thói quen giao lưu gặp gỡ không phải là điều xấu. Tuy nhiên, khi xã hội đang “chao đảo” bởi virus SARS-COV-2 thì mỗi người nên “tạm dừng” thói quen này lại. Bởi không ai có thể lường được sự biến thể nhanh chóng và nguy hiểm của chủng virus mới. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu ủ bệnh, những người nhiễm virus thường không biểu hiện ra các triệu chứng nên mọi người rất khó nhận biết. Do vậy, việc thường xuyên tiếp xúc với người bên ngoài làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bạn.  

Tốt nhất, trong khoảng thời gian này, hãy hạn chế tối đa việc mời khách tới nhà chơi cũng như tới nhà người khác. Đó là cách giúp bạn bảo vệ bản thân, gia đình mình cũng như những người xung quanh bạn. 

Thói quen sà vào lòng người thân khi về tới nhà

Thói quen của người Việt Nam sau khi đi làm về là sà vào ôm, hôn những người trong gia đình như cha mẹ, con cái… Đó là cách để họ thể hiện tình yêu thương, sự nhớ nhung dành cho người thân của mình. Tuy nhiên, trong mùa dịch này, thói quen đó không tốt chút nào. 

thói quen cần thay đổi trong mùa dịch
Thói quen sà vào lòng người thân khi về tới nhà

Bởi sau một ngày làm việc bên ngoài, có rất nhiều bụi bẩn, virus gây bệnh đã bám vào cơ thể, quần áo của bạn. Và sự tiếp xúc thân mật ngay sau khi về nhà có thể làm lây truyền bệnh sang cho người thân. Đặc biệt, sức đề kháng của người già và trẻ nhỏ là rất yếu. Vậy nên, nếu không cẩn thận, nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ cao hơn.

Cách tốt nhất để thể hiện tình yêu với người thân của mình trong thời điểm hiện tại là quan tâm tới vấn đề sức khỏe của họ. Trước khi dành cho nhau những cái ôm, bạn cần rèn cho bản thân một thói quen là tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh bàn tay và súc miệng mỗi khi trở về nhà từ bên ngoài. 

Thói quen đến ngay bệnh viện khi ốm đau

Mọi người thường có tâm lý đến ngay bệnh viện, các phòng khám, cơ sở y tế… mỗi khi có bệnh. Tuy nhiên,  đợt dịch này đã ghi nhận nhiều ca vì không biết bản thân nhiễm virus nên đã tới cơ sở y tế khám dẫn đến sự lây lan dịch bệnh cho nhiều trường hợp khác và liên đới tới hàng nghìn người. Thậm chí, nhiều bệnh viện đã phải phong tỏa và dừng tiếp đón bệnh nhân. Điều đó đã đem lại bao nhiêu khó khăn cho công tác phòng chống dịch.

thói quen cần thay đổi trong mùa dịch
Thói quen đến ngay bệnh viện khi ốm đau

Cũng bởi vậy mà thói quen này cần được thay đổi. Trước khi tới khám ở các cơ sở y tế, bạn hãy liên hệ trước với các đơn vị để được hỗ trợ quy trình cụ thể. Và nếu, chẳng may bản thân bạn là người mắc bệnh, bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn hợp lý và không mang mầm bệnh ra môi trường bên ngoài. Điều đó sẽ giúp ngăn ngừa sự bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng.

👉 Xem thêm: 6 cách để có một cuối tuần lành mạnh trong mùa dịch bệnh

Thói quen vệ sinh cá nhân

Chắc hẳn ai cũng có một thói quen đánh răng ngày 2 lần. Tuy nhiên, hiện nay, bác sĩ khuyến cáo rằng thay vì chỉ đánh răng sau khi ăn, mỗi người cần làm thêm một việc là súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Điều đó để để phòng tránh sự xâm nhập của virus đi vào vùng hầu họng của bạn. Ở đây, súc họng chứ không chỉ là súc miệng. Tức là bạn phải để dung dịch sát khuẩn xuống sâu nhất vùng cổ họng của mình. Như vậy, bạn sẽ hạn chế được tối đa sự xâm nhập của virus vào cơ thể. Đây không phải là một thói quen khó thay đổi. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy cùng thực hiện mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho bản thân trước những yếu tố gây bệnh.

thói quen cần thay đổi trong mùa dịch
Thói quen vệ sinh cá nhân

Trên đây là những thói quen mà các bạn cần thay đổi trong mùa dịch. Hy vọng, dịch bệnh sẽ sớm qua đi và cuộc sống của mọi người sẽ nhanh trở lại yên bình như trước đây.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: