Quy tắc 6 chiếc lọ giúp dân công sở “thảnh thơi” về tài chính

Đánh giá post

Bạn đang gặp rắc rối về vấn đề chi tiêu hàng tháng? Bạn luôn tiêu nhiều hơn số tiền mà bạn kiếm được? Đừng quá lo lắng, vì đó là vấn đề chung của hầu hết mọi người và bạn cũng có thể giải quyết nó một cách hiệu quả bằng cách áp dụng Quy tắc 6 chiếc lọ của T. Harv Eker.

Lý do khiến tôi áp dụng Quy tắc 6 chiếc lọ?

Theo những gì tôi biết, tất cả những người thành công đều sử dụng một hệ thống quản lý tiền bạc nào đó. Cách đây 2 năm – vào năm tôi 23 tuổi, tôi chưa từng nghĩ về việc chia tiền thành nhiều khoản để chi tiêu. Và dĩ nhiên, tôi đã tiêu nhiều hơn số tiền mà tôi kiếm được. Tôi luôn cảm thấy bực bội khi nhìn vào chiếc ví của mình.

Lý do khiến tôi áp dụng Quy tắc 6 chiếc lọ?
Lý do khiến tôi áp dụng Quy tắc 6 chiếc lọ?

Một sự kiện bất ngờ đã diễn ra, khiến tôi buộc phải thay đổi cách thức chi tiêu. Vào mùa hè năm 2019, tôi bỗng bị mụn trứng cá. Khuôn mặt vốn không xinh đẹp càng trở nên tệ hại hơn. Thực lòng mà nói, khi mới bị tôi rất chủ quan và có ý tặc lưỡi cho qua, đợi một vài tuần kiểu gì cũng hết. Nhưng thời gian cứ trôi qua, mụn không thấy biến mất và tôi cảm thấy những tiếng xì xào bàn tán xung quanh mình. Mẹ tôi lo lắng và tôi bắt đầu không dám để lộ khuôn mặt của mình. Chỉ mãi đến lúc này, tôi mới thật sự khủng hoảng và tìm kiếm các biện pháp trợ giúp. Tôi sử dụng rất nhiều loại mỹ phẩm nhưng không hề thấy hiệu quả. Và rồi, tôi đến một phòng khám da liễu theo sự giới thiệu của bạn bè. Tôi không đến bệnh viện, vì vậy tất cả chi phí thăm khám và điều trị đều phải trả tiền. Nhưng nếu bạn từng mắc các bệnh da liễu, bạn sẽ biết rằng, số tiền để điều trị, chăm sóc da triệt để chẳng phải là một con số nhỏ. Nhìn vào tài khoản đã trống không, tôi cảm thấy rất nản lòng. Tôi phải xin tiền ba mẹ, vay tiền bạn bè. Sau biến cố này, tôi biết tôi cần thay đổi cách chi tiêu, tiết kiệm một khoản nhất định để phục vụ cho những nhu cầu bất chợt.

Khi “lùng sục” mọi ngóc ngách trên internet, tôi tình cờ biết đến Quy tắc 6 chiếc lọ của T. Harv Eker. Và dù vẫn nghèo như 2 năm trước, nhưng về cơ bản, tôi không còn lo lắng quá nhiều về vấn đề tiền bạc nữa.

👉 Xem thêm: Liều thuốc cho những chiếc ví “đói”: Học cách chi tiêu từ tỷ phú!

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ là gì và của ai? Quy tắc 6 chiếc lọ là một cách chia và tiêu tiền hợp lý được giới thiệu bởi T. Harv Eker. Trong quy tắc này, bạn cần chia tiền của mình thành 6 tài khoản khác nhau theo tỷ lệ nhất định. Bạn không nhất định phải để tiền trong những chiếc lọ, thay vào đó, bạn có thể sử dụng các tài khoản ngân hàng.

“6 chiếc lọ” trong Quy tắc 6 chiếc lọ gồm những gì?

Bạn có muốn “thảnh thơi” về vấn đề tài chính? Hãy cùng tôi tìm hiểu công thức thực sự của Quy tắc 6 chiếc lọ.

#1. Chiếc lọ Cần thiết (NEC – 55%)

Thực phẩm là một khoản chi tiêu cần thiết
Thực phẩm là một khoản chi tiêu cần thiết

Tiền trong tài khoản này được sử dụng để chi trả chi phí tiêu dùng hàng ngày, chẳng hạn như tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, tiền ăn uống, quần áo,… Về cơ bản, đây là những thứ cần thiết, không thể thiếu.

#2. Chiếc lọ Hưởng thụ (PLAY – 10%)

Tiền trong tài khoản Hưởng thụ được dùng để thanh toán cho các giao dịch mà bạn không thường thực hiện. Mục đích của “chiếc lọ” này là nuôi dưỡng bản thân và hưởng thụ. Bạn có thể dùng nó để mua một chai rượu vang đắt tiền vào bữa tối, đi massage hoặc đi du lịch.

👉 Xem thêm: Đầu tư là gì? 101 cách đầu tư vào bản thân không bao giờ lỗ vốn

#3. Chiếc lọ tự do tài chính (FFA – 10%)

Chiếc lọ này là “tấm vé” để bạn có thể tự do về mặt tài chính. Số tiền bạn bỏ vào trong “chiếc lọ” này được sử dụng để đầu tư và phát triển các dòng thu nhập thụ động của bạn. Và tất nhiên, bạn không được phép dùng số tiền này để chi tiêu. Tuy nhiên, bạn có thể dùng lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình phục vụ nhu cầu sống, hưởng thụ hàng ngày.

#4. Chiếc lọ Giáo dục (EDU – 10%)

Bạn có thể sử dụng tài khoản giáo dục để mua sách, CD, khóa học,...
Bạn có thể sử dụng tài khoản giáo dục để mua sách, CD, khóa học,…

Tiền trong “lọ” này được dùng để nâng cao trình độ học vấn và phát triển bản thân. Đầu tư vào bản thân là cách tuyệt vời để sử dụng tiền của bạn. Bạn chính là tài sản quý giá nhất mà bạn có. Đừng quên điều này!

Bạn có thể dùng tiền trong chiếc “lọ” Giáo dục để mua sách, khóa học, hoặc bất cứ thứ gì khác có giá trị nâng cao tri thức.

#5. Chiếc lọ Tiết kiệm dài hạn (LTS – 10%)

Tiền trong “lọ” LTS được dùng để phục vụ cho các mục đích lớn hơn, đẹp hơn; chẳng hạn như các kỳ nghỉ; mua nhà; tiền học hành cho con cái,… Về cơ bản, số tiền trong chiếc lọ này cần được tích cóp trong khoảng thời gian dài mới đủ để sử dụng.

Một khoản đóng góp nhỏ hàng tháng sẽ có giá trị trong một chặng đường dài. Vì vậy, bạn có thể có nhiều hơn một lọ LTS. Nếu bạn có nhiều hơn một tài khoản tiết kiệm dài hạn, hãy chia 10% cho các lọ theo mức độ ưu tiên của bạn.

#6. Chiếc lọ quà tặng (GIV – 5%)

Tài khoản quà tặng lưu trữ số tiền để cho đi. Bạn có thể sử dụng tiền trong “lọ” GIV để mua quà cho gia đình, bạn bè vào các ngày sinh nhật hoặc các dịp đặc biệt và ngày lễ. Bạn cũng có thể quyên góp số tiền này cho các quỹ từ thiện, trợ giúp người khó khăn trong xã hội.

👉 Xem thêm: Bật mí cách quản lý tiền bạc trong gia đình mà không phải ai cũng biết!

Chiếc lọ quà tặng
Chiếc lọ quà tặng sử dụng cho những dịp sinh nhật, lễ, Tết,…

Tôi biết rằng, nếu thu nhập hàng tháng chỉ khoảng 2 – 4 triệu, thật khó để áp dụng Quy tắc 6 chiếc lọ. Nhưng nếu bạn có số tiền từ 5 triệu trở lên (bao gồm tiền bạn tự kiếm và trợ giúp của bố mẹ), hãy áp dụng ngay quy tắc quản lý tài chính mà T. Harv Eker giới thiệu nhé. Dù không giúp bạn trở nên giàu có, nhưng quy tắc này sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi gặp các vấn đề khó khăn bất chợt.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: