Streamer là gì? Streamer kiếm tiền như thế nào hiện nay?

4.5/5 - (2 votes)

Streamer là một trong những nghề đang rất hot, được nhiều bạn trẻ lựa chọn, theo đuổi hiện nay. Vậy hiểu cụ thể nghề streamer là gì? Nghề này kiếm tiền như thế nào? Cơ hội – thách thức đối với nghề ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, cùng đọc để biết thêm thông tin bạn nhé.

1. Streamer là gì? Nghề streamer là gì?

Streamer dịch ra tiếng Việt có nghĩa là người làm công việc phát sóng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitch, Tiktok,… Nội dung mà họ truyền tải có thể liên quan đến hoạt động chơi trò chơi điện tử, cover bài hát hay bình luận về vấn đề nào đó đang “rầm rộ” trên mạng xã hội.

streamer là gì
Streamer là gì?

Hiện nay, streamer cũng được xem là một nghề được nhiều người theo đuổi, phù hợp với những ai yêu thích game online và có khả năng giao tiếp trên mạng. Công việc của streamer cũng diễn ra bình thường 8 tiếng/ngày, chỉ khác là họ phải ngồi liên tục trước máy tính và có thể cần làm ca đêm để phục vụ nhu cầu xem của mọi người.

Xem thêm: Nghề idol livestream là gì? Top 5 nền tảng livestream uy tín nhất hiện nay

2. Cơ hội & thách thức của nghề streamer

Với sự bùng nổ của công nghệ như hiện nay, nghề streamer có rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Song đi đôi với nó cũng là nhiều thách thức, đòi hỏi các streamer phải thực sự cố gắng, nỗ lực để vượt qua. Vậy hãy cùng JobsGO tìm hiểu rõ hơn về những cơ hội, thách thức của nghề này nhé.

2.1 Cơ hội

Nhiều “đất diễn”

Có thể nói, khi Internet, công nghệ phát triển thì nghề streamer lại càng có nhiều cơ hội để đi lên. Bạn không cần phải miệt mài gửi CV đi xin việc khắp nơi, lo lắng vì không ai tuyển dụng. Chỉ cần có khả năng giao tiếp, nói chuyện hay, dẫn dắt tốt và có thiết bị kết nối, livestream là bạn hoàn toàn có thể làm việc. Môi trường mạng cũng luôn rộng mở, cho bạn những cơ hội để phát triển, theo đuổi đam mê của mình.

Công việc tự do, linh hoạt

Làm streamer, bạn sẽ được thoải mái, tự do về thời gian, không gian làm việc. Tùy vào từng lĩnh vực mình theo đuổi mà bạn có thể lựa chọn khung giờ để livestream phù hợp, thu hút được đông đảo người xem.

Thường thì các streamer sẽ làm việc buổi tối nhiều hơn, vì khi đó khán giả sẽ có nhiều thời gian để lướt mạng xã hội, xem các livestream. Vì vậy mà công việc này sẽ rất phù hợp với ai ngại phải dậy sớm đi làm đó nhé.

Thu nhập khủng

Streamer là nghề được đánh giá có thu nhập vô cùng hấp dẫn với những con số “không tưởng”. Không cần phải sáng dậy sớm, tối về muộn, chỉ cần ngồi livestream chơi game, hát hò, bình luận về các vấn đề xã hội,… nhưng bạn vẫn có khả năng kiếm tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng. Thậm chí, có những streamer còn có thu nhập đến lên hàng tỷ đồng/tháng nếu có độ “hot” cao.

Xem thêm: Nghề Youtuber là gì? Các cách kiếm tiền từ Youtube

nghề streamer
Cơ hội của nghề streamer

2.2 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội trên thì làm nghề streamer, bạn cũng sẽ không tránh khỏi nhiều thách thức như:

Thu nhập ban đầu không cao

Với những bạn mới bắt đầu vào nghề, chưa có kinh nghiệm và lượng khán giản, fan nhất định thì chắc chắn thu nhập sẽ rất thấp. Trong khi đó, chi phí để mua các thiết bị và thời gian bỏ ra cho các buổi livestream lại khá nhiều.

Công việc bấp bênh, không ổn định

Làm streamer, bạn không thể đảm bảo được số lượng người sẽ theo dõi buổi livestream của mình. Cùng một giờ phát sóng trực tiếp nhưng vì có những sự kiện khác hot hơn, nội dung của bạn không còn thú vị, khán giả bận việc cá nhân,… nên lượt xem bị giảm. Tất cả những điều này khiến cho thu nhập của bạn bị ảnh hưởng và không ổn định.

Nhiều định kiến xã hội

Nhiều người nói làm nghề streamer “nắng không thấy mặt, mưa không tới đầu”. Thật vậy, vì làm công việc này, bạn dường như sẽ chỉ ở trong nhà, không lên văn phòng hay ra ngoài xã hội nếu không cần thiết. Hơn nữa, vì đây là một nghề còn khá mới nên không được nhiều người công nhận. Có những định kiến không hay về nghề streamer như “suốt ngày chỉ cắm đầu vào máy tính”, ‘chỉ thấy chơi game”, “việc làm bấp bênh”,…

Thời gian làm việc thất thường

Như đã nói, nghề streamer chủ yếu sẽ làm việc ca đêm để đảm bảo có nhiều người theo dõi. Vì vậy mà thời gian của những người làm nghề này sẽ bị đảo lộn, đôi khi là “ngày ngủ đêm cày”. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chế độ sinh hoạt cũng như sức khỏe.

Nhận nhiều chỉ trích

Khi làm nghề streamer, đôi khi các bạn sẽ phải nhận về những bình luận không hay, lời chỉ trích chỉ vì có những phát ngôn không đúng ý khán giả. Và nếu các bạn không vững tinh thần thì sẽ rất dễ suy nghĩ nhiều, vừa ảnh hưởng đến công việc, vừa gây hại cho sức khỏe.

Xem thêm: Influencer là gì? Influencer kiếm tiền thế nào?

streamer kiếm tiền như thế nào
Thách thức của nghề streamer

3. Streamer kiếm tiền như thế nào?

Nhiều người thắc mắc chỉ livestream, chơi game, bình luận thì streamer sẽ nhận tiền từ đâu? Vậy thì hôm nay JobsGO sẽ giúp các bạn giải đáp streamer kiếm tiền như thế nào nhé!

3.1 Nhận donate/tips

Hiện nay, hầu hết các nền tảng, trang web phát trực tiếp đều cho phép các streamer kiếm tiền từ việc nhận donate/tips của fan. Ví dụ như:

  • Youtube có dịch vụ tips chính là Super Chat. Theo đó, người xem có thể mua bộ hoạt ảnh trò chuyện – Super Stickers.
  • Twitch cho phép người xem ủng hộ streamer bằng việc sử dụng Bits – một công cụ ảo của nền tảng. Với mỗi lượt Bit người xem bỏ ra, streamer sẽ nhận được số tiền nhất định.
  • Facebook có dịch vụ tặng Stars cho streamer và mỗi lần như vậy, streamer cúng ẽ nhận được tiền.
  • Tiktok: khi livestream trên tiktok sẽ có phần nhận quà tặng, nếu streamer nhận được càng nhiều quà thì số tiền quy đổi ra sẽ càng lớn.

3.2 Hợp tác với bên thứ 3

Đây cũng là cách kiếm tiền được nhiều streamer sử dụng. Họ không thích tham gia trực tiếp vào các chương trình mà nền tảng cung cấp nên lựa chọn để bên thứ 3 quản lý các dịch vụ donate, chương trình đăng ký từ mọi nền tảng,…

Một số bên đối tác thứ 3 được nhiều streamer yêu thích như:

  • Patreon: đây là một hình thức cho phép các streamer có thể nhận được tiền thông qua cộng đồng fan. Patreon chủ yếu hỗ trợ streamer trên nền tảng Youtube, giúp họ kiếm tiền từ việc donate/đăng ký kênh.
  • Streamlabs: đây là ứng dụng tích hợp Widgets với các công cụ phát sóng trực tuyến như Twitch, Youtube, Mixer, Facebook,…
  • Gofundme/Kickstarter: đây là các website hỗ trợ kiếm tiền từ việc kêu gọi tài trợ cho một dự án. Nếu như các streamer đang có một dự án và thiếu tài trợ thì có thể tìm kiếm ở đây.

3.3 Quảng cáo

Khi đã có lượng fan nhất định, nhiều người theo dõi thì streamer có thể nhận quảng cáo từ các thương hiệu, doanh nghiệp. Theo đó, bạn sẽ hợp tác để hiển thị các banner quảng cáo, ghim các bình luận dưới livestream. Lượng người xem càng cao, nhấp vào quảng cáo càng nhiều thì thu nhập của bạn sẽ càng lớn.

Ngoài ra, cũng sẽ có một số hình thức quảng cáo khác như là Facebook, Ads, Google Ads,… hiển thị ngẫu nhiên trong quá trình bạn livestream.

3.4 Kiếm tiền từ lượng người theo dõi

Với một số kênh chuyên về livestream thì các streamer còn có thể kiếm được tiền từ lượng người theo dõi. Chẳng hạn như là Bigo, Twitch, Nimo TV,…, nếu bạn có càng nhiều người theo dõi thì thu nhập sẽ càng lớn.

thu nhập nghề streamer
Streamer kiếm tiền như thế nào?

3.5 Trở thành bình luận viên

Với những streamer giỏi, am hiểu chuyên sâu về game thì còn có thể được mời tham gia bình luận trực tiếp cho các giải đấu game. Và chắc chắn bạn sẽ có thể kiếm được tiền từ các buổi bình luận đó. Lúc này, catse sẽ được thỏa thuận ngay từ đầu, tính theo thời gian tham gia bình luận chứ không đơn giản chỉ là lượng người theo dõi nữa.

Xem thêm: KOL là nghề gì? KOL và Influencer liệu có giống nhau?

4. Làm nghề streamer cần những gì?

Nếu nghe qua, nhiều người sẽ nghĩ rằng làm nghề streamer là rất dễ. Tuy nhiên, để theo đuổi nghề này, các bạn sẽ cần chuẩn bị cũng như đảm bảo được những vấn đề sau:

4.1 Duy trì thường xuyên

Làm nghề này rất thoải mái, tự do, nhưng không phải vì vậy mà bạn thích làm, thích nghỉ lúc nào cũng được. Muốn có được lượng người theo dõi lớn, ổn định thì bạn buộc phải duy trì các hoạt động thường xuyên.

Ví dụ như là thời gian lên sóng, bạn hãy tạo thói quen cho khán giả bằng việc lên livestream đều đặn 21 hay 22h mỗi ngày. Hay các nội dung truyền tải cũng cần thống nhất, xuyên suốt, đừng đưa ra những nội dung không thú vị, thiếu nhất quán nhé.

4.2 Có khả năng giao tiếp xã hội tốt

Tính chất của nghề streamer là phải thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với khán giả, công chúng. Vì vậy mà bạn bắt buộc sẽ phải có kỹ năng giao tiếp tốt, có thể dẫn dắt câu chuyện, kết nối với mọi người.

Xem thêm: [Bật mí] Nghệ thuật giao tiếp để thành công

4.3 Nội dung sáng tạo

Làm nghề này, yếu tố quan trọng nhất là nội dung. Bạn không thể ngày nào cũng lên chia sẻ 1 vấn đề, câu chuyện nhàm chán, lặp đi lặp lại được. Bạn sẽ cần phải không ngừng sáng tạo, đưa ra những cái hay, cái mới, điều thú vị để thu hút người xem.

4.4 Có khả năng sử dụng, xử lý thiết bị tốt

Để phát triển trong nghề streamer, bạn phải có sự đầu tư, nâng cấp thiết bị hiện đại. Theo đó, bạn cũng cần có khả năng làm việc thành thạo, xử lý các vấn đề liên quan đến thiết bị, phần mềm phục vụ cho công việc livestream của mình.

4.5 Luôn tiếp thu, trau dồi kiến thức

nghề streamer là gì
Làm nghề streamer cần những gì?

Chơi game hay bình luận thì cũng cần phải cập nhật điều mới. Bạn không thể mãi lạc hậu và chơi các trò đã lỗi thời, không ai quan tâm. Do đó, việc luôn tục học hỏi, cập nhật xu thế, kiến thức mới là điều rất cần thiết nếu muốn phát triển với nghề streamer này.

5. Một số streamer nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều người theo đuổi nghề streamer, trong đó nổi tiếng phải kể đến những cái tên sau:

  • PewPew (Hoàng Văn Khoa): Đây là cái tên luôn gây bão cộng đồng mạng trong những năm qua, người mang trào lưu streaming đến Việt Nam. Pewpew sinh năm 1991, quê tại Hải Phòng, đi du học ở Úc từ năm lớp 9 và trở về Việt Nam vào năm 2012 với mục tiêu phát triển tựa game Dota 2.
  • Viruss (Đặng Tiến Hoàng): đây cũng là một streamer phát triển cùng thời với Pewpew, nổi tiếng trong cộng đồng game Liên Minh Huyền Thoại. Anh cũng là người đầu tiên thử sức với lĩnh vực stream game trên hệ thống Azubu Stream.
  • Độ Mixi (Phùng Thanh Độ): chàng trai quê Cao Bằng dù chỉ mới nổi khoảng vài năm trở lại đây nhưng cũng đã đạt được rất nhiều thành công trong lĩnh vực streaming. Anh được Pewpew giới thiệu trong cộng đồng game PUBG Việt Nam và tên tuổi cũng lên như diều gặp gió ở giai đoạn 2017 – 2018.
  • Xemesis (Hiếu Nghiêm): đây là 1 trong Bộ tứ streamer quyền lực tại Việt Nam hiện nay. Sau thời gian sống và làm việc ở Anh, Xemesis trở về Việt Nam và gia nhập vào cộng đồng stream game. Anh từng lọt top 23/28023 streamer nổi tiếng nhất thế giới.

Xem thêm: Nghề Tiktoker là gì? Làm thế nào để kiếm tiền từ Tik Tok?

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ nghề streamer là gì và làm sao để có thể phát triển được trong nghề này. Chúc các bạn thành công.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: