[Hỏi & Đáp] Sếp yêu cầu mang việc về nhà phải làm sao?

Đánh giá post

Sếp yêu cầu mang việc về nhà là một trong những tình huống xảy ra tại môi trường công sở mà nhiều người không biết cách giải quyết. Hiểu được điều đó, trong bài viết này, JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn xoay quanh vấn đề: “Sếp yêu cầu mang việc về nhà phải làm sao?”. Cùng đón đọc nhé! 

Mang việc về nhà, có nên không?

Mang việc về nhà, có nên không?
Mang việc về nhà, có nên không?

Có thể khẳng định, hầu hết mọi người tại môi trường công sở đều không muốn mang việc về nhà sau giờ làm. Bởi họ muốn dành thời gian đó cho gia đình và bạn bè xung quanh. Hơn thế, sau một ngày làm việc vất vả, mệt mỏi, bạn cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để hồi sức và chuẩn bị một tâm thế thoải mái tiếp tục công việc trong những ngày sau đó. Tuy nhiên, thực tế, trong một vài trường hợp, bạn vẫn phải làm việc sau giờ hành chính. Vậy nên, không phải cứ mang việc về nhà là không nên. 

👉 Xem thêm: Sếp giao việc ngoài giờ hành chính, nên ứng phó như thế nào?

Sếp yêu cầu mang việc về nhà phải làm sao?

Bạn băn khoăn chưa tìm được cách giải quyết khi sếp yêu cầu hoàn thành công việc tại nhà khi đã hết giờ làm? Vậy thì hãy tham khảo ngay một vài hướng xử lý dưới đây!

Sếp yêu cầu mang việc về nhà phải làm sao?
Sếp yêu cầu mang việc về nhà phải làm sao?

Vui vẻ đồng ý

Khi nhận được lời đề nghị mang việc về nhà từ sếp, nếu bạn thấy mình có khả năng đảm nhận thì hãy vui vẻ đồng ý. Với một thái độ chăm chỉ và có trách nhiệm như vậy, chắc chắn cấp trên sẽ rất hài lòng về bạn. Bởi sếp sẽ đánh giá bạn là một người hết mình về công việc, không ngại gánh vác thêm nhiệm vụ ngoài trách nhiệm của bản thân. 

Thêm nữa, mang việc về nhà còn giúp bạn trau dồi được nhiều kinh nghiệm làm việc hơn. Làm càng nhiều, bạn sẽ càng tích lũy được nhiều cho bản thân. Đó sẽ là nền tảng giúp bạn khẳng định mình và giành được nhiều cơ hội thăng tiến tại nơi làm việc.

Vui vẻ đồng ý nếu cảm thấy thoải mái, sẵn sàng làm việc
Vui vẻ đồng ý nếu cảm thấy thoải mái, sẵn sàng làm việc

Từ chối một cách khéo léo

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bạn thường xuyên phải ôm việc về nhà có thể là do bạn cả nể, không dám nói lời từ chối khi sếp nhờ việc. Điều đó không chỉ khiến bạn bị quá tải mà còn đem đến cho bạn sự mệt mỏi, áp lực và chán nản. Từ đó, gây ảnh hưởng lớn tới hiệu suất công việc. Do vậy, bạn cần biết nói lời từ chối một cách đúng lúc. 

Nếu sếp giao thêm cho bạn những công việc ngoài phạm vi trách nhiệm của bản thân mà bạn thấy mình còn nhiều việc cần hoàn thành thì hãy từ chối một cách khéo léo. Hãy cho sếp thấy rằng bạn cũng rất sẵn lòng làm thêm việc sau giờ làm nhưng hiện tại bạn đang phải đảm nhiệm nhiều việc khác nữa. Nếu bạn nhận thêm những công việc sếp giao thì sẽ làm chậm tiến độ công việc đồng thời không thể đảm bảo một hiệu suất làm việc cao nhất. Như vậy, cấp trên chắc chắn có thể thông cảm cho bạn và không làm khó bạn thêm nữa. 

👉 Xem thêm: Muốn xin làm việc ở nhà, làm sao để sếp “gật đầu”?

Xem xét tính chất công việc của bạn

Thật vậy, không phải trường hợp nào mang việc về nhà cũng là không nên. Nếu công việc của bạn được đánh giá dựa trên kết quả thì mang công việc về nhà là điều có thể thường xuyên xảy ra. Bởi cấp trên không quan trọng bạn làm bao nhiêu thời gian một ngày, điều mà sếp quan tâm là kết quả công việc cuối cùng. Do đó, trong khoảng thời gian trên văn phòng, bạn chưa thể làm hết những việc cần làm thì bạn cần cố gắng hoàn thành nó sau giờ hành chính. Nếu không, khi kết quả công việc không đạt yêu cầu, bạn sẽ nhận được những đánh giá không tốt từ sếp. Điều đó có thể khiến bạn bị kỷ luật hoặc bị trừ lương. 

Xem xét giá trị bản thân

Xem xét giá trị bản thân
Xem xét giá trị bản thân có thực sự phù hợp không?

Khi sếp đề nghị bạn mang việc về nhà, hãy cân nhắc, xem xét về giá trị của bản thân. Cụ thể, bạn có thể xem xét rằng mức lương hiện tại bạn được nhận có xứng đáng với những cống hiến bạn đang bỏ ra hay không. Nếu sếp thường xuyên yêu cầu bạn làm thêm giờ nhưng lại không có chút động viên, ghi nhận hay khen thưởng nào thì bạn có thể thẳng thắn chủ động đề nghị với sếp về một mức lương khác phù hợp hơn. Bởi chỉ khi những nỗ lực của bạn được đền đáp một cách xứng đáng, bạn mới có động lực để tiếp tục cố gắng và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

Là bạn, bạn sẽ làm gì khi được sếp yêu cầu mang công việc về nhà? Chia sẻ thêm quan điểm của bản thân về vấn đề này nhé!

chia sẻ ngay

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin cũng như lời khuyên của JobsGO dành cho bạn trong trường hợp sếp yêu cầu mang công việc về nhà. Hy vọng nó sẽ giúp bạn gỡ bỏ những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề: “Sếp yêu cầu mang việc về nhà phải làm sao?”.

👉 Xem thêm: Nằm lòng 7 điều mà người sếp cần ở một nhân viên để cư xử khéo léo

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: