Sếp giao việc ngoài giờ hành chính, nên ứng phó như thế nào?

Đánh giá post

Bạn đã mail công việc cho sếp từ đầu giờ nhưng mà trong suốt giờ làm việc không thấy sếp phản hồi gì. Đến giờ nghỉ trưa hoặc gần giờ về, sếp bỗng gọi lại để hỏi về công việc hay nhân lúc giờ về để yêu cầu nhân viên ở lại tăng ca. Trong bài viết dưới đây JobsGO sẽ cùng bạn thảo luận về chủ đề “Sếp giao việc ngoài giờ hành chính nên ứng phó như thế nào?”.

Quan điểm về việc sếp hay giao việc ngoài giờ hành chính

Sếp giao việc ngoài giờ hành chính, nên ứng phó như thế nào?
Sếp giao việc ngoài giờ hành chính, nên ứng phó như thế nào?

Một câu hỏi đăng lên trang JobsGO hỏi đáp như sau: “Hi mọi người. Mọi người nghĩ mình nên làm gì khi sếp cứ nhằm giờ nghỉ trưa, giờ về thì giao thêm hoặc hỏi về công việc (trong khi mình đã gửi mail từ đầu giờ chiều nhưng cứ đến sát giờ về mới hỏi). Mà khó chịu hơn cả là thái độ của sếp, rõ mình về đúng giờ nhưng lúc nào cũng “sao nay về sớm thế”. Nhiều lúc chỉ muốn nghỉ việc”

Câu chuyện làm sao để ứng xử khi sếp giao thêm việc, bắt nhân viên ở lại tăng ca là chủ đề gây băn khoăn, trăn trở cho bất kỳ ai. Chắc hẳn khi đi làm, ai cũng muốn hết mình với công việc trong giờ làm, sau đó đi về nhà và tận hưởng cuộc sống riêng của bản thân. Vậy cộng đồng mạng nghĩ sao về câu chuyện trên? Dưới đây là quan điểm của cư dân mạng về chủ đề này.

Nên chủ động báo với sếp check mail công việc
Nên chủ động báo với sếp check mail công việc

Có lời khuyên rằng bạn nên chủ động báo trước công việc với sếp. Để đề phòng sếp quên chưa kiểm tra email, bạn có thể nhắn tin báo hoặc nói thẳng với sếp là mình vừa gửi mail, bảo sếp kiểm tra hòm thư. Khi nhắc sếp biết mình đã gửi email rồi, sếp sẽ chủ động sắp xếp công việc và bàn bạc với mình sớm hơn trong giờ hành chính. 

Có thể do sếp bận nên chưa có thời gian check mail công việc sớm
Có thể do sếp bận nên chưa có thời gian check mail công việc sớm

Một vài quan điểm khác bày tỏ thái độ cảm thông vì cho rằng sếp rất bận nên khó có thể quản lý tất cả công việc. Bạn có thể tùy cơ ứng biến, nếu sự việc không xảy ra quá nhiều thì cố gắng còn nếu ngày nào cũng như vậy, cảm thấy khó chịu thì hãy tìm một chỗ làm mới tốt hơn. 

Nhiều người chấp nhận làm hoặc là rời bỏ công ty nếu sự việc xảy ra quá nhiều lần
Nhiều người chấp nhận làm hoặc là rời bỏ công ty nếu sự việc xảy ra quá nhiều lần

Nhiều người trẻ hiện nay cũng có quan điểm theo đuổi sự tự do, nếu sếp không tôn trọng quyền lợi cá nhân của nhân viên thì họ sẵn sàng “dứt áo ra đi”. Trong môi trường công ty, nhân viên thường dễ bị thiệt thòi. Ngay cả khi đã có “Luật lao động”, lợi ích của nhân viên đôi khi bị một số ông chủ “làm ngơ”.  Nói tóm lại, điều này ít nhiều đã trở thành một “quy tắc ngầm” trong nội bộ công ty. 

👉 Xem thêm: Kỹ năng từ chối: Nghệ thuật nói “không” trong cuộc sống

Lời khuyên từ JobsGO 

Việc làm thêm ngoài giờ hành chính đôi khi gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân của nhiều người. Vậy làm sao để xử lý những yêu cầu bắt buộc làm tăng ca từ sếp? Dưới đây là một vài lời khuyên từ JobsGO. 

Bạn không cần viện lý do 

Khi đưa ra lời từ chối, chúng ta có xu hướng đưa ra lời tự biện minh. Việc này dẫn tới khi bạn muốn từ chối yêu cầu làm thêm ngoài giờ, bạn hay viện cớ này nọ không rõ ràng. Tuy nhiên, điều này gây ra phản ứng ngược lại, bạn càng cố thuyết phục lại càng không được. Luôn nhớ rằng bạn không sai khi từ chối yêu cầu vô lý từ sếp bởi vì đó không phải những điều được thỏa thuận từ trước. Tất nhiên nếu bạn sẵn sàng tăng ca thì không vấn đề gì tuy nhiên nếu bạn không muốn thì hãy lịch sự từ chối. 

👉 Xem thêm: Bí quyết công sở: Đồng nghiệp nhờ vả, làm thế nào để từ chối?

Đưa ra lời thương lượng

Đưa ra lời thương lượng
Đưa ra lời thương lượng về vấn đề làm ngoài giờ

Nếu sếp bất ngờ yêu cầu tăng ca không đúng lúc. Bên cạnh việc từ chối bạn có thể đưa ra giải pháp có lợi cho cả đôi bên. Bạn có thể đàm phán chuyển công việc được giao sang thứ hai thay vì chủ nhật. Ngoài ra, đưa ra giải pháp thay thế hoặc thương lượng hoàn thành công việc vào ngày khác là một cách hiệu quả. Trong một số tình huống, người sếp cố tình hạ bệ và thao túng tâm lý khiến bạn cảm thấy mình là người có lỗi. Lúc này, bạn hãy đảm bảo rằng giọng nói của mình toát lên sự tự tin và kiên định với lập trường của bản thân. Khoảnh khắc bạn bắt đầu do dự hoặc lo sợ, đối phương sẽ nắm bắt được điểm yếu của bạn. Sau đó, tiếp tục thuyết phục để cuối cùng bạn phải miễn cưỡng đến làm, vì vậy hãy quyết đoán khi đưa ra câu trả lời.

👉 Xem thêm: Bí quyết xây dựng phong cách làm việc nơi công sở 

Bài viết trên là quan điểm của JobsGO về vấn đề “Sếp giao việc ngoài giờ hành chính nên ứng phó như thế nào?”. Để chia sẻ quan điểm cá nhân hay đặt câu hỏi mà bạn thắc mắc, đừng ngần ngại tham gia cộng đồng JobsGO Hỏi & Đáp cùng chúng tôi.

thảo luận ngay

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: