Quyền lợi của bảo hiểm xã hội khác nhau tùy thuộc vào loại hình mà bạn tham gia là BHXH tự nguyện hay BHXH bắt buộc. Đối với BHXH bắt buộc thì người lao động được hưởng các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí, bệnh nghề nghiệp và tử tuất. Còn BHXH tự nguyện thì chỉ chi trả chế độ hưu trí và tử tuất.
Dưới đây là lợi ích của bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2025 chi tiết cho các chế độ.
? Xem thêm: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có gì khác biệt?
Mục lục
Chế độ ốm đau
Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh sẽ được hưởng chế độ ốm đau của BHXH. Các trường hợp ốm đau, tai nạn do tự ý bản thân hủy hoại, sử dụng rượu, ma túy,… thì không thuộc diện được trợ cấp ốm đau do BHXH chi trả. Ngoài trường hợp chính người lao động bị ốm đau, thì con cái dưới 7 tuổi của người lao động bị ốm đau có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh cũng thuộc diện hưởng chế độ này.
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau bằng quy định ngày nghỉ cụ thể là;
- 30 ngày/năm nếu thời gian đóng BHXH dưới 15 năm
- 40 ngày với người lao động đã tham gia BHXH từ 15 đến dưới 30 năm
- 60 ngày đối với đối tượng đóng đủ từ 30 năm trở lên
Những người lao động công việc độc hại, nặng nhọc thì thời gian nghỉ chế độ ốm đau ở mức 40 ngày, 50 ngày và 70 ngày.
Ngoài ra, người lao động mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày sẽ được nghỉ chế độ tối đa đến 180 ngày tính cả các ngày nghỉ trong năm. Trường hợp người lao động nghỉ chăm sóc con nhỏ ốm đau, thì mỗi năm thời gian nghỉ là 20 ngày (con dưới 3 tuổi) và 30 ngày (con từ 3 – 7 tuổi).
? Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Chế độ thai sản
Chế độ thai sản là ưu điểm của bảo hiểm xã hội, đặc biệt đối với lao động nữ khi nghỉ sinh con vẫn được hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống.
Đối tượng hưởng chế độ thai sản
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản là:
- Lao động nữ mang thai/ sinh con/ nhận con nuôi dưới 6 tháng
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc triệt sản
- Lao động nam có vợ sinh con
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động đóng BHXH bắt buộc là người lao động đã đóng BHXH bằng 6 tháng trở lên trước thời kỳ nghỉ sinh con hoặc nhận nuôi con. Hoặc tối thiểu 3 tháng trước khi sinh áp dụng với các trường hợp nghỉ sinh sớm theo chỉ định của cơ sở khám bệnh. Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận con nuôi thì vẫn hưởng chế độ thai sản.
>>>Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì?
Thời gian hưởng chế độ thai sản
Quyền lợi của bảo hiểm xã hội được áp dụng từ thời kỳ mang bầu đến sau sinh.
- Người lao động nữ được nghỉ việc 5 lần để đi khám thai (5 ngày), đối với trường hợp đặc biệt người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường, nơi ở xa cơ sở khám chữa bệnh thì thời gian nghỉ 2 ngày/lần.
- Trường hợp lao động nữ thai chết lưu, sẩy thai, hoặc phá thai do bệnh lý, BHXH vẫn chi trả chế độ thai sản và có thời gian nghỉ việc tối đa là 10 ngày đến 50 ngày tùy thuộc vào tuần tuổi của thai.
- Người lao động sinh con được hưởng thời gian nghỉ thai sản trước và sau sinh là tổng 6 tháng. Nếu sinh đôi trở lên, thì từ con thứ 2 mỗi con mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
- Nếu vợ sinh con, chồng đóng BHXH được nghỉ thai sản 5 ngày với sinh thường, 7 ngày với sinh mổ hoặc sinh con non. Vợ sinh đôi được nghỉ 10 ngày, sinh ba trở lên tăng thêm 3 ngày đối với mỗi con.
- Con chết sau sinh dưới 2 tháng, lao động nữ được nghỉ 4 tháng tính từ ngày sinh con; con chết từ 2 tháng tuổi trở lên mẹ được nghỉ 2 tháng tính từ ngày con chết. Thời gian nghỉ thai sản không vượt quá 6 tháng.
>>>Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm xã hội online là gì?
Mức hưởng chế độ thai sản
Mức hưởng chế độ thai sản với tiền lương bằng 100% với mức lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng gần nhất trước khi người lao động nghỉ việc thai sản.
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc; hoặc tai nạn trong quá trình di chuyển đi về từ nơi ở đến nơi làm việc; gặp tai nạn khi thực hiện công việc của công ty sử dụng lao động. Mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quyền lợi của bảo hiểm xã hội.
Bệnh nghề nghiệp mắc phải do quá trình làm việc tại môi trường độc hại, làm giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Tính trên sự suy giảm khả năng lao động, từ 5% đến 30%, người lao động được hưởng trợ cấp bằng 5 lần mức lương cơ sở, và sau 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng, sau đó mỗi năm được tính bằng 0,3 tháng tiền lương tham gia BHXH.
? Xem thêm: Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Chế độ hưu trí
Người hết tuổi lao động, đủ 55 tuổi với nữ và đủ 60 tuổi với nam, đã đóng đủ BHXH từ 20 năm trở lên sẽ được hưởng quyền lợi của bảo hiểm xã hội hưu trí. Mức hưởng lương hưu trí được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng BHXH.
Tử tuất
Tử tuất là quyền lợi của bảo hiểm xã hội khi người lao động qua đời. Trợ cấp tử tuất bao gồm mai táng và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất 1 lần.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp mai táng cho người thân của lao động bị mất bằng 10 lần mức lương đóng BHXH.
Trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở đối với mỗi nhân thân; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tử tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Thân nhân của người lao động có thể lựa chọn nhận trợ cấp tử tuất 1 lần, được tính bằng 1,5 tháng mức lương tháng bình quân đóng BHXH (trước năm 2014) và bằng 02 tháng mức tiền lương tháng bình quân đóng BHXH với thời gian đóng từ năm 2014 trở đi.
Kết
Quyền lợi của bảo hiểm xã hội giúp bảo vệ người lao động, bao gồm các chế độ chăm sóc sức khỏe ốm đau, thai sản, tai nạn, tử tuất, hưu trí. Biết về các lợi ích của bảo hiểm xã hội trên đây, bạn sẽ thuận lợi để áp dụng trong quá trình làm việc.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)