Tái bảo hiểm là gì? Chức năng, vai trò và các hình thức tái bảo hiểm

Đánh giá post

Rủi ro phát sinh trong cuộc sống là điều không thể lường trước được, vì vậy mà mọi người mới tham gia bảo hiểm. Chính công ty bảo hiểm cũng tồn tại rủi ro khi kết kết hợp đồng dịch vụ bảo hiểm với khách hàng. Để giảm thiểu những mối nguy hiểm tiềm ẩn, cách tốt nhất là tham gia tái bảo hiểm. Vậy tái bảo hiểm là gì? Cùng tìm hiểu về vấn đề này và những thông bổ ích trong chia sẻ dưới đây.

1. Tái bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm là việc chuyển nhượng rủi ro trong hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm gốc sang đơn vị bảo hiểm khác. Nó cho phép doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm giảm thiểu được rủi ro bảo hiểm đối với các khách hàng của mình.

tái bảo hiểm là gì
Tái bảo hiểm là gì?

Hiểu đơn giản vấn đề tái bảo hiểm chính là hoạt động đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh trong ngành bảo hiểm hiện nay. Nó giúp công ty có thể ổn định được hoạt động kinh doanh, không cần tăng vốn mà vẫn có điều kiện để nhận về các bảo hiểm với mức rủi ro vượt quá khả năng tài chính của họ.

Xem thêm: [Tổng hợp] Thông tin cơ bản về các loại bảo hiểm hiện nay!

2. Chức năng của tái bảo hiểm

Ngoài việc đảm bảo hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc thì tái bảo hiểm còn có những chức năng như:

  • Giảm sự bất cân đối trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm bởi tỷ lệ phí bảo hiểm và phí bồi thường không chênh lệch nhiều.
  • Có thể giảm thiểu các rủi ro lớn gây thiệt hại lớn về mặt tài chính cho công ty bảo hiểm gốc.
  • Cân bằng được sự chênh lệch khi có nhiều tổn thất cũng xảy ra một lúc với doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo đó các bạn có thể thấy, việc tái bảo hiểm rất cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm. Vậy có những phương thức và hình thức tái bảo hiểm nào?

3. Phương thức tái bảo hiểm là gì?

Nó chính là phương thức mà các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng khi tiến hành tái bảo hiểm. Hiện nay có 2 phương thức là:

  • Tái bảo hiểm theo tỷ lệ: Công ty nhượng tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm sẽ làm hợp đồng, sau đó tiến hành phân bổ số tiền bảo hiểm trách nhiệm bồi thường, cùng phí bảo hiểm theo mức tỷ lệ nhất định mà thỏa thuận giữa hai bên đã ký kết.
  • Tái bảo hiểm phi tỷ lệ: Công ty nhượng tái bảo hiểm sẽ giữ một hạn mức trách nhiệm nhất định trong bảo hiểm ký kết với khách hàng, khi rủi ro xảy ra mà vượt quá hạn mức đó, phía đơn vị nhận tái bảo hiểm sẽ là bên có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.

Xem thêm: Bảo hiểm khoản vay là gì? Điều kiện tham gia của các ngân hàng

4. Có những hình thức tái bảo hiểm nào hiện nay?

Có 3 hình thức tái bảo hiểm như sau:

hợp đồng tái bảo hiểm là gì
Có những hình thức tái bảo hiểm nào?
  • Tái bảo hiểm tạm thời: Đây là loại tuỳ ý lựa chọn, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm gốc sẽ tùy chọn dịch vụ hoặc đơn bảo hiểm để tái bảo hiểm một cách riêng lẻ. Công ty tái bảo hiểm hoàn toàn có quyền tự quyết định việc nhận hoặc từ chối dựa vào lợi ích của doanh nghiệp họ.
  • Tái bảo hiểm cố định: Nó là hình thức tái bảo hiểm bắt buộc. Phía doanh nghiệp bảo hiểm gốc sẽ phải chuyển nhượng tất cả các đơn vị rủi ro theo thỏa thuận quy định cho công ty nhận tái bảo hiểm. Ngược lại, phía công ty tái bảo hiểm cũng phải chấp nhận toàn bộ rủi ro như hợp đồng đã ký kết.
  • Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc: Công ty nhượng tái bảo hiểm bắt buộc phải nhượng sang cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm toàn bộ dịch vụ đã ký hết với khách hàng. Phía doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm bắt buộc phải nhận và có thêm điều kiện đi kèm theo thoả thuận của 2 bên.

5. Các khái niệm liên quan đến tái bảo hiểm

5.1 Hợp đồng tái bảo hiểm là gì?

Hợp đồng tái bảo hiểm là một văn bản ký kết giữa công ty bảo hiểm gốc với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm. Theo hợp đồng thoả thuận, rủi ro của bảo hiểm gốc sẽ được chuyển nhượng trách nhiệm sang cho bên nhận tái bảo hiểm phù hợp với số phí tái bảo hiểm cho sự kiện bảo hiểm xảy ra.

đặc điểm của tái bảo hiểm
Hợp đồng tái bảo hiểm là gì?

Đây là một loại hợp đồng độc lập hoàn toàn. Nó thể hiện mối quan hệ ràng buộc của 2 công ty bảo hiểm với nhau. Nhưng nó sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được bảo hiểm theo bảo hiểm gốc. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên doanh nghiệp bảo hiểm gốc sẽ nhận bồi thường từ đơn vị tái bảo hiểm rồi chi trả trực tiếp cho người được bảo hiểm.

5.2 Dự phòng phí nhượng tái bảo hiểm là gì?

Nó là một khoản chi phí được lập nên nhằm mục đích thanh toán cho các trách nhiệm bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm với bên bảo hiểm thứ 3.

5.3 Kinh doanh tái bảo hiểm là gì?

Bạn không biết nhận tái bảo hiểm là gì? Đơn vị nhận tái bảo hiểm cũng là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong ngành bảo hiểm. Họ ký kết hợp đồng tái bảo hiểm với mục đích sinh lợi nhuận cho công ty. Theo đó, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với người tham gia, phía doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm cần thực hiện trách nhiệm chi trả phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm gốc. Cuối cùng phía công ty bảo hiểm gốc mới tiến hành thanh toán phí bảo hiểm đến tay người hưởng thụ.

Hiện nay tại Việt Nam có 2 đơn vị lớn nhất kinh doanh tái bảo hiểm là:

  • Tổng Cty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE).
  • Tổng Cty CP Tái bảo hiểm PVI (PVI Re).

5.4 Tài sản tái bảo hiểm là gì?

Nó chính là bảo hiểm mà doanh nghiệp đã ký kết với khách hàng của mình. Sau đó, nó sẽ được tái bảo hiểm mới kết hợp với một bên bảo hiểm thứ 3 nhằm giảm thiểu rủi ro.

Xem thêm: Mô tả công việc Chuyên viên tái bảo hiểm

6. Vai trò của tái bảo hiểm như thế nào?

định nghĩa tái bảo hiểm
Vai trò của tái bảo hiểm là gì?

Đối với các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm việc tái bảo hiểm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:

  • Nó giúp doanh nghiệp bảo hiểm gốc có thể phân tán rủi ro, qua đó ổn định được tài chính công ty. Đặc biệt nó giúp họ giảm thiểu được gánh nặng khi có sự cố thảm họa hoặc tích luỹ rủi ro.
  • Nâng cao khả năng thanh toán bảo hiểm của công ty khi ký kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp có thể nhận dịch vụ bảo hiểm vượt quá khả năng tài chính đơn vị.
  • Tái bảo hiểm giúp doanh nghiệp vừa không phải từ chối khách hàng, vừa đảm bảo đúng quy định về biên khả năng thanh toán bảo hiểm.
  • Phòng ngừa việc mất khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm gốc do ảnh hưởng từ thảm họa tự nhiên, xã hội. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp bảo hiểm gốc vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với khách hàng.
  • Tái bảo hiểm là một công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro bảo hiểm vô cùng hiệu quả nhờ việc dàn trải rủi và và tổn thất sang các công ty nhận tái bảo hiểm.
  • Tái bảo hiểm giúp công ty bảo hiểm gốc được hỗ trợ về tài chính thông qua hoa hồng tái bảo hiểm. Đồng thời họ cũng được hỗ trợ thêm về mặt kỹ thuật.
  • Tái bảo hiểm giúp khách hàng yên tâm hơn khi tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay. Người nhận bảo hiểm được bồi thường kịp thời, đầy đủ và chính xác.
  • Tái bảo hiểm còn giúp phân tán rủi ro cho nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, tổn thất lớn sẽ được chia sẻ với nhiều người tham gia bảo hiểm hơn.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có gì khác biệt?

Như vậy, bài viết trên của JobsGO không chỉ giúp bạn hiểu “tái bảo hiểm là gì?” mà còn giúp bạn nhận thấy sự cần thiết của hoạt động này đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay. Qua đó, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn ký kết hợp đồng tái bảo hiểm với hình thức và đơn vị nhận tái bảo hiểm phù hợp nhé!

 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: