Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ bảo hiểm không thể thiếu đối với người lao động Việt Nam. Vậy bảo hiểm xã hội là gì? Người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi nào khi tham gia bảo hiểm? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu chi tiết thông tin về BHXH của nước ta trong bài viết dưới đây.
Bảo hiểm xã hội là gì? Các chế độ của bảo hiểm xã hội
Khái niệm bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp thu nhập của người lao động khi họ giảm mức thu nhập do bệnh tật, ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, nghỉ hưu, chết. Số tiền bảo hiểm chi trả sẽ dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn về đời sống cho người lao động cũng như các thành viên trong gia đình. Vì thế, bảo hiểm xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ an toàn xã hội và nó cũng là trụ cột chính trong hệ thống an sinh, xã hội nước nhà.
Mã số bảo hiểm là gì? – Mã số BHXH là mã định danh duy nhất được cấp cho 1 cá nhân ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm cùng các chính sách, chế độ được hưởng trọn đời. Mã số BHXH sẽ được áp dụng thay cho số sổ BHXH trùng với mã số BHYT cấp cho trẻ em từ khi sinh ra sử dụng thẻ BHYT cho đến những người nhận lương hưu hay tử tuất.
? Xem thêm: Có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại Luật BHXH 2014 cùng các quy định pháp luật hướng dẫn liên quan tới Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động sẽ được hưởng 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể sau:
- Chế độ ốm đau
- Chế độ thai sản
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Bảo hiểm xã hội phải đóng bao nhiêu năm? Mức đóng như thế nào?
BHXH phải đóng bao nhiêu năm để được hưởng lương hưu?
Theo quy định tại Điều 73, Luật BHXH thì người lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đáp ứng các điều kiện về tuổi đời đối với nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi, và có đủ hơn 20 năm đóng BHXH trở lên. Trường hợp người tham gia đã đạt tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng BH đủ 20 năm thì sẽ cho phép đóng đến đủ 20 năm để nhận lương hưu.
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Bảo hiểm xã hội khi nào lấy được?” là người lao động phải đóng đủ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu.
Cách tính thời gian tham gia bảo hiểm xã hội?
Theo quy định cụ thể tại Khoản 5, Điều 3 Luật BHXH 2014, cách tính thời gian tham gia bảo hiểm được quy định như sau:
- Thời gian tham gia BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BH cho tới khi ngừng đóng.
- Ngoài ra, nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục thì sẽ được hưởng nhiều quyền lợi về chế độ BHYT hơn. Còn nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng BHXH sẽ được cộng dồn các khoảng thời gian đã đóng.
? Xem thêm: Quyền lợi của bảo hiểm xã hội cập nhật mới nhất năm 2021
Bảo hiểm xã hội mức đóng bao nhiêu?
Theo điều 85, 86 của Luật BHXH, mức đóng BHXH bắt buộc sẽ được tính dựa trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính như sau:
Người lao động phải đóng bao nhiêu %?
Người lao động | Quỹ BHXH | Quỹ BHYT | Quỹ BHTN | Quỹ BNN, TNLĐ | Tổng | |
Tử tuất, hưu trí | Thai sản, ốm đau | |||||
Nước ngoài | 0 | 0 | 1.5% | 0 | 0 | 1.5% |
Việt Nam | 8% | 0 | 1.5% | 1% | 0 | 10.5% |
Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp đóng bao nhiêu?
Doanh nghiệp | Quỹ BHXH | Quỹ BHYT | Quỹ BHTN | Quỹ BNN, TNLĐ | Tổng | |
Tử tuất, hưu trí | Thai sản, ốm đau | |||||
Nước ngoài | 0 | 3% | 3% | 1% | 0.5% | 21.5% |
Việt Nam | 14% | 3% | 3% | 0 | 0.5% | 6.5% |
Bảo hiểm xã hội rút như thế nào?
Hồ sơ, thủ tục rút BHXH
Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:
- Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần (theo mẫu)
- Sổ bảo hiểm xã hội bản gốc
- Giấy tờ tùy thân (căn cước công dân/ chứng minh nhân dân)
- Sổ tạm trú KT3 hoặc sổ hộ khẩu
Tùy thuộc vào từng trường hợp mà người lao động cần chuẩn bị thêm giấy tờ khác.
Có được rút sổ bảo hiểm 1 lần khi có nhiều sổ BHXH không?
Tại Khoản 4, Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH có quy định người có 2, có 3 sổ bảo hiểm xã hội sẽ được xử lý như sau:
- Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên thì sẽ được thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu và in thời gian.
- Mỗi người sẽ chỉ được tham gia 1 sổ bảo hiểm. Trường hợp có 2 sổ BHXH thì người lao động cần thực hiện gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội rồi mới rút bảo hiểm 1 lần.
Bảo hiểm xã hội rút ở đâu? Mua ở đâu?
Bảo hiểm xã hội lãnh ở đâu? – Theo Điều 3, Quyết định 636/QĐ-BHXH thì NLĐ sẽ làm thủ tục rút bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm xã hội từ cấp huyện, nơi mà người lao động có sổ hộ khẩu tạm trú hoặc thường trú.
Bảo hiểm xã hội mua ở đâu? – Khi người lao động có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có thể đến địa điểm sau để tham gia BHXH tự nguyện:
- Cơ quan BHXH cấp huyện/ tỉnh nơi cư trú hoặc tạm trú
- Điểm thu, đại lý thu BHXH tại địa bàn mình ở
Khi đến những địa điểm này, người dân sẽ được hỗ trợ kê khai thông tin và các thủ tục để đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên khi đến thực hiện mua/ rút bảo hiểm thì cần lưu ý thời gian xem thứ 7 bảo hiểm xã hội có làm việc không. Bởi theo quy định thì thường cơ quan sẽ chỉ làm việc tới 11h30 sáng thứ 7.
? Xem thêm: Hướng dẫn nộp tiền bảo hiểm xã hội online chi tiết nhất
Qua bài viết “Bảo hiểm xã hội là gì? Quyền lợi và những điều cần biết khi tham gia bảo hiểm”. Có thể thấy, bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống cũng như hiệu quả làm việc đối với người lao động nói riêng. Người tham gia đóng BHXH sẽ được hưởng nhiều quyền lợi trong quá trình làm việc và đảm bảo nguồn thu nhập sau khi nghỉ hưu. Ngoài ra, nếu bạn đọc cần hỗ trợ thêm thông tin về các chế độ và thủ tục BHXH hãy để lại bình luận để JobsGO giúp đỡ nhé!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)