Bảo hiểm xã hội chế độ thai sản – Quy định mới 2024

Đánh giá post

Bên cạnh các chế độ hưu trí, ốm đau, tai nạn lao động,… thì thai sản cũng là chế độ bắt buộc thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội chế độ thai sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người lao động, quyền được chăm sóc trẻ em và đảm bảo thu nhập trong thời gian sinh sản. Vậy những ai được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản và quyền lợi bảo hiểm thai sản được quy định như thế nào?

Bảo hiểm xã hội chế độ thai sản là gì?

Thai sản là chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong thời gian sinh con. 

Ý nghĩa của chế độ BHXH thai sản:

  • Tạo điều kiện cho nữ giới vừa hoàn thành tốt chức năng làm mẹ, vừa làm công tác xã hội.
  • Đảm bảo thu nhập cho phụ nữ trong thời gian sinh con.
  • Tạo điều kiện cho chồng thực hiện trách nhiệm khi vợ sinh con.
  • Đảm bảo quyền được chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như sức khỏe cho phụ nữ khi sinh con.

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản?

Điều 31, Luật BHXH có quy định đối tượng tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng chế bảo hiểm thai sản khi:

  • Phụ nữ mang thai và sinh con
  • Phụ nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ
  • Nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi
  • Lao động nam có tham gia BHXH và có vợ sinh con
  • Phụ nữ thực hiện biện pháp tránh thai như triệt sản hay đặt vòng tránh thai
bảo hiểm xã hội chế độ thai sản 2
Điều kiện được hưởng chế độ BH thai sản?

? Xem thêm: Có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

  • Người lao động cần đóng BHXH tối thiểu từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con, nhờ người mang thai hộ hoặc nhận con nuôi.
  • Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH đủ từ 12 tháng trở lên mà không đảm bảo sức khỏe, phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì cần đóng BHXH đủ từ 03 tháng trở lên trước khi sinh.

Thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm thai sản là bao lâu?

Luật BHXH số 58/2014/QH13 có quy định cụ thể về thời gian nghỉ chế độ BH thai sản như sau:

Thời gian được nghỉ để khám thai

  • NLĐ sẽ được nghỉ mỗi lần đi khám thai là 1 ngày và tối đa 5 lần.
  • Trường hợp thai nhi có bệnh lý hoặc xa cơ sở khám chữa bệnh sẽ được nghỉ để đi khám thai mỗi lần 2 ngày.

Lưu ý, thời gian được nghỉ để đi khám thai sẽ tính theo ngày làm việc (không tính ngày nghỉ, ngày tết, ngày lễ).

Thời gian nghỉ khi bị sảy thai, lưu thai, hoặc nạo, hút thai bệnh lý

bảo hiểm xã hội chế độ thai sản 3
Từ năm 2021, khi vợ sinh con nam giới sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Trong trường hợp người lao động bị sảy thai, lưu thai hoặc nạo, hút thai do bệnh lý thì sẽ được hưởng thời gian nghỉ dưỡng như sau:

  • Khi thai dưới 5 tuần tuổi, NLĐ được nghỉ 10 ngày
  • Khi thai từ 5 – 13 tuần tuổi, NLĐ được nghỉ 20 ngày
  • Khi thai từ 13 tuần tuổi – dưới 25 tuần tuổi, NĐL được nghỉ 40 ngày
  • Khi thai nhi từ 25 tuần tuổi trở lên, NLĐ được nghỉ 50 ngày

Tuy nhiên, thời gian người lao động nghỉ dưỡng sẽ tính cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ và ngày tết.

? Xem thêm: Hướng dẫn nộp tiền bảo hiểm xã hội online chi tiết nhất

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Đối với nữ giới:

  • Được nghỉ chế độ thai sản tối đa 6 tháng trước và sau khi sinh con, và không được quá 2 tháng trước khi nghỉ sinh. 
  • Trong trường hợp sinh đôi trở lên, thì cứ thêm một con thì mẹ sẽ được cộng thêm một tháng.

Đối với nam giới:

  • Trường hợp vợ sinh thường, người chồng đóng BHXH sẽ được nghỉ 5 ngày khi vợ sinh con.
  • Trong trường hợp vợ sinh mổ thì thời gian nghỉ là 7 ngày.
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên, thì cứ thêm một con thì người chồng sẽ được nghỉ thêm 3 ngày.
  • Nếu vợ phải phẫu thuật và sinh đôi thì người lao động sẽ được nghỉ 14 ngày.

Thời gian nghỉ khi nhận con nuôi

Trường hợp nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì NLĐ sẽ được nghỉ theo chế độ thai sản tới khi con đủ 6 tháng tuổi.

Thời gian nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

  • Nghỉ 7 ngày nếu đặt vòng tránh thai.
  • Nghỉ 15 ngày nếu triệt sản.

? Xem thêm: Góc tư vấn: “Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu?”

Quy định mức hưởng chế độ thai sản 2024

Trợ cấp 1 lần khi sinh con

Điều 38, Luật BHXH 2014 có quy định: Người lao động khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội:

Trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở

Tiền chế độ thai sản

Theo điều luật 39, Luật BHXH 2014:

Mức hưởng hàng tháng = Mức tiền lương bình quân của 6 tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc x100%

Trong trường hợp chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm thì tiền chế độ thai sản sẽ được tính theo mức bình quân của các tháng đã đóng.

Mức hưởng thai sản của nam giới

  • Trường hợp chồng đóng BHXH và có vợ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần = 2 lần lương cơ sở.
  • Tiền thai sản của chồng được tính như sau:
Mức hưởng = mức tiền lương bình quân 6 tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc/ 24 x số ngày nghỉ.

Kết

Có thể thấy, pháp luật nước ta đã có chính sách nhằm tạo điều kiện để người lao động thực hiện thiên chức làm cha, làm mẹ của mình một cách tốt nhất. Chính vì thế, những cặp vợ chồng nào có nhu cầu sinh con trong năm 2021 này cần đặc biệt lưu ý để hưởng quyền lợi của bảo hiểm xã hội chế độ thai sản của mình nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: