KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOC và KOL

Đánh giá post

Trong Marketing hiện nay, bên cạnh KOL thì KOC cũng được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Vậy KOC là gì? Nó khác gì so với KOL? Và liệu rằng KOC có đang dần thay thế cho KOLs Marketing? Cùng JobsGO phân tích để có đáp án cho những thắc mắc trên bạn nhé.

TÌM VIỆC LÀM Marketing

KOC là gì?

KOC là gì? KOC (Key Opinion Consumer) có thể hiểu đơn giản là những người khách hàng, người tiêu dùng tạo được sức ảnh hưởng nhất định trên thị trường. Họ là người sẽ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh để đưa ra đánh giá, nhận xét.

koc là gì
KOC là gì?

Những đánh giá, nhận xét của KOC thường mang tính khách quan và có khả năng tác động mạnh mẽ tới hành vi tiêu dùng sản phẩm của người dùng, đặc biệt là thế hệ gen Z. Họ sẽ ít khi được thanh toán chi phí quảng cáo. Nhưng đổi lại, họ có thể sử dụng sản phẩm miễn phí và được nhận tiền hoa hồng từ việc bán sản phẩm.

Hiện nay, thuật ngữ KOC còn khá mới mẻ tại Việt Nam, bởi vậy mà số lượng người theo dõi đối tượng này trên mạng xã hội cũng không quá lớn. Nhưng nếu những nội dung được xây dựng hữu ích cho người dùng thì chắc chắn trong tương lai gần, số lượng người theo dõi sẽ tăng đột biến.

👉 Xem thêm: KOL là nghề gì? KOL và Influencer liệu có giống nhau?

Sự khác nhau giữa KOC và KOL là gì?

Chắc hẳn, không ít bạn băn khoăn “Sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì?”. Có thể thấy đây là 2 đối tượng có tầm ảnh hưởng khá lớn trên thị trường hiện nay. Mặc dù đều là những người mang đến chia sẻ, trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ nhưng họ vẫn có một vài điểm khác nhau.

KOL
KOC
Mức độ phổ biến Chịu trách nhiệm quảng bá rộng rãi, quy mô lớn. Tập trung nhiều hơn vào hoạt động bán hàng hay dịch vụ khách hàng.
Quy mô khán giả Rộng rãi với lượng follow lớn Nhỏ với lượng follow hạn hẹp.
Tín chuyên môn Chuyên môn, kiến thức sâu rộng. Không đề cao chuyên môn.

Và để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, các bạn hãy cùng JobsGO phân tích cụ thể nhé!

koc và kol là gì
Sự khác nhau giữa KOC và KOL là gì?

Mức độ phổ biến 

Các KOL sẽ nhận việc với các mức giá khác nhau, dựa trên mức độ nổi tiếng của họ. Các thương hiệu thường sẽ tự chủ động tiếp cận, liên hệ với các KOL để làm việc, thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Còn với KOC, họ đơn giản chỉ là những khách hàng, người tiêu dùng bình thường để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Sau đó, họ sẽ tiến hành đánh giá sản phẩm và doanh nghiệp sẽ chi trả tiền hoa hồng nếu mang lại hiệu quả cao.

Xét về mức độ phổ biến, KOL sẽ chịu trách nhiệm quảng bá rộng rãi, quy mô lớn. Ngược lại, KOC sẽ tập trung nhiều hơn vào hoạt động bán hàng hay dịch vụ khách hàng.

👉 Xem thêm: Tuyển dụng Trade Marketing 

Quy mô khán giả 

Về quy mô khán giả, giữa KOC và KOL cũng có sự khác nhau. KOL được phân loại dựa trên số lượng người theo dõi từ mạng xã hội. Đây cũng chính là tiêu chí quan trọng để các doanh nghiệp lựa chọn đối tượng KOL phù hợp.

Ngược lại, với KOC thì lượng người theo dõi không phải là yếu tố quyết định. Vì còn khá mới mẻ nên những người này còn sở hữu lượng follow hạn hẹp.

👉 Xem thêm: Nghề Tiktoker là gì? Làm thế nào để kiếm tiền từ Tik Tok?

Tính chuyên môn

koc la gi
Tính chuyên môn

KOL đòi hỏi phải có chuyên môn, kiến thức sâu rộng để dẫn dắt người dùng. Còn KOC thì không nhất thiết phải vậy. Họ chia sẻ với tư cách là người mua hàng, toàn bộ đánh giá đều mang tính chất chủ quan của chính họ.

Mặc dù chỉ là quan điểm cá nhân, song họ vẫn sở hữu độ tin cậy rất cao với khách hàng. Họ sẽ dễ được đón nhận vì nó thực tế, không quảng cáo quá khoa trương cho thương hiệu nào.

Đánh giá hiệu quả của KOC dựa trên những tiêu chí nào?

Để có thể đo lường được hiệu quả, chất lượng của KOC, chúng ta không thể dựa trên lý thuyết mà cần phải xem xét các tiêu chí sau:

  • Relevant: đây là chỉ số dùng để đo lường độ hot, độ viral. Thông qua đây, doanh nghiệp cũng có thể thấy được mức độ phù hợp của Influencer trong từng dịch vụ, lĩnh vực. Influencer nếu chọn lĩnh vực theo đúng chuyên môn, có hiểu biết và thường xuyên hoạt động thì chỉ số đo lường này sẽ cao, dao động từ 60 – 70%.
  • Performance: chỉ số này sẽ đo lường hiệu quả hoạt động Marketing dựa trên nội dung, đánh giá đã được chia sẻ. Một Influencer có tác động lớn đến khách hàng, người tiêu dùng là Influencer chia sẻ những nội dung hấp dẫn, thu hút, đáp ứng được nhu cầu quan tâm, sử dụng của mọi người.
  • Growth: bên cạnh những thông tin có sẵn của sản phẩm, dịch vụ, các thương hiệu sẽ cần phải sáng tạo thêm các nội dung mới mẻ cũng như cập nhật xu hướng của thị trường nhằm tối ưu hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing. Để làm được điều đó, doanh nghiệp không thể bỏ qua những KOC sở hữu lượng fan tương đồng với nhóm đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Bởi nhóm này là nhóm đối tượng mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp.
kol và koc là gì
Đánh giá hiệu quả của KOC dựa trên những tiêu chí nào?

Lý do nên làm Marketing với KOC là gì?

Tuy vẫn còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam nhưng với những giá trị mà nó mang lại, phát triển Marketing với KOC chắc chắn có thể đem lại hiệu quả bất ngờ cho doanh nghiệp.

Đóng vai trò thiết yếu trong vòng đời khách hàng

KOC đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Cụ thể như:

  • Trước khi ra mắt: Với những kiến thức về sản phẩm được thương hiệu cung cấp, KOC có thể thông qua việc thực hiện những khảo sát nhỏ để giúp doanh nghiệp thu thập những phản hồi, ý kiến từ khách hàng về nhu cầu, mong muốn của họ. Ngoài ra, họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm trên thị trường với mức chi phí nhỏ để kịp thời cải tiến, chỉnh sửa trước khi chính thức cho ra mắt trên thị trường.
  • Sau khi ra mắt trên thị trường: Ở giai đoạn này, KOC cần giúp doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin với khách hàng thông qua những review khách quan, chân thật về sản phẩm. Qua đó, họ cần giúp thương hiệu thu thập những phản hồi chuyên sâu của khách hàng.
  • Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm: Trong giai đoạn trưởng thành của sản phẩm, KOC cần duy trì sự tiếp xúc để thúc đẩy doanh thu bán hàng.

Có thể thấy, KOC là một “vũ khí lợi hại” hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chức năng quản trị quan hệ khách hàng (CRM). Cụ thể, họ sẽ giúp giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp.

Đánh giá của người dùng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng tương lai

kol và koc la gì
Lý do nên làm Marketing với KOC là gì?

Theo một nguồn thống kê, khoảng hơn 2/3 người tiêu dùng bị tác động bởi những đánh giá, bình luận trực tuyến. KOC cũng là một người tiêu dùng sản phẩm. Họ dựa trên những cảm nhận chân thực của bản thân để đưa ra cho mọi người những ưu điểm cũng như hạn chế của sản phẩm. Review từ họ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng tương lai, tác động trực tiếp tới quyết định mua hàng của họ. Chính vì thế, không có lý do gì bạn lại bỏ qua họ trong quá trình làm Marketing.

👉 Xem thêm: [Cập nhật] 11 xu hướng Digital Marketing nổi bật nhất năm 2022

Liệu KOC có dần thay thế KOLs không?

Bởi nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ khách hàng nên không ít doanh nghiệp đang nhận định rằng, KOC đang dần thay thế KOLs Marketing. Vậy điều đó có đúng không?

Trong bài viết này, JobsGO sẽ chia sẻ một số ưu điểm mà KOC mang lại:

Tiết kiệm chi phí

Nếu hợp tác cùng với KOL, các doanh nghiệp sẽ phải trả 1 khoản phí khá lớn, tùy vào cấp độ nổi tiếng của các KOL. Bên cạnh đó, có rất nhiều chi phí phát sinh khác khi sáng tạo nội dung hay các ấn phẩm truyền thông. KOC có đang dần thay thế KOLs Marketing?

Còn với doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả một khoản hoa hồng nhỏ theo số đơn hàng thành công hoặc dựa trên mức độ tương tác của khách hàng.

Tăng doanh thu 

koc nghĩa là gì
Liệu KOC có dần thay thế KOLs không?

KOC sẽ trực tiếp sử dụng, trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm và đưa ra nhận xét chân thực mà không phụ thuộc vào nhãn hàng. Cũng chính vì vậy mà đánh giá này sẽ mang trải nghiệm thực tế hơn và khách hàng sẽ tin tưởng, mua sản phẩm nhiều hơn. Từ đó, doanh thu cho doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao.

KOC tạo được lòng tin với khách hàng

Như đã đề cập ở trên, KOC rất được lòng khách hàng. Họ đem tới hiệu quả lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp xây dựng được hệ thống khách hàng tiềm năng, trung thành lớn.

Cách kiếm tiền của KOC là gì?

Nếu KOL thường được các nhãn hàng mời để quảng bá sản phẩm và nhận tiền từ việc quảng bá thì KOC lại không giống vậy. Thông thường, họ sẽ chủ động liên hệ với các nhãn hàng để nhận sản phẩm và làm review. Mặc dù không nhận được tiền thì việc quảng cáo nhưng họ có thể sử dụng sản phẩm miễn phí và được hưởng hoa hồng dựa trên số đơn bán được thông qua kênh của mình.

Ngoài ra, họ cũng hoàn toàn có thể kiếm tiền từ các công việc khác giống với KOL, có thể kể đến như: làm Youtube, tham gia các chiến dịch quảng bá cho thương hiệu hay làm mẫu ảnh…

Như vậy, “KOL và KOC là gì?”, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về thuật ngữ này. Ngoài ra, JObsGO cũng so sánh sự khác nhau giữa KOC và KOL. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp các nhãn hàng, doanh nghiệp lựa chọn được hình thức làm quảng cáo, Marketing phù hợp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: