[Lựa chọn nghề nghiệp] Khủng hoảng chọn sai nghề: từ bỏ hay tiếp tục?

Đánh giá post

Nghề nghiệp là một trong những “cột sống” quan trọng đối với mỗi con người. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn, lựa chọn đúng nghề cho mình ngay từ lần đầu tiên. Và việc lựa chọn sai dẫn đến khủng hoảng lớn, khiến nhiều người suy sụp, mất phương hướng. Vậy khủng hoảng chọn sai nghề: từ bỏ hay tiếp tục?

Khủng hoảng chọn sai nghề: từ bỏ hay tiếp tục?
Khủng hoảng chọn sai nghề: từ bỏ hay tiếp tục?

Dấu hiệu cho thấy bạn chọn sai nghề

Làm sao để biết mình đang lựa chọn sai nghề? Đây là câu hỏi đang khá “hot” và nhận được đông đảo sự quan tâm trên các group về sự nghiệp. Thực tế, để đánh giá bản thân mình có đang đi sai hướng hay không, các bạn sẽ cần dựa vào rất nhiều yếu tố như:

Không vui vẻ khi làm việc

Trong công việc, không hẳn lúc nào chúng ta cũng có thể hào hứng, vui vẻ, nhất là giai đoạn deadline “dí sát nút” thì căng thẳng, stress, thậm chí là cáu gắt cũng sẽ có. Thế nhưng, nếu ngày nào đến công ty bạn cũng cảm thấy khó chịu, không tìm thấy niềm vui trong chính công việc mình làm thì cần phải xem xét lại ngay.

Người ta thường nói “chúng ta sẽ hạnh phúc khi làm việc mình thích”. Ngược lại, nếu bạn không cảm nhận được điều đó, tức là có thể bạn đang không thích nghề mình đang làm, bạn đang đi sai đường và chọn sai nghề.

Cảm thấy công việc khác thú vị hơn

Dấu hiệu thứ 2 cho thấy bạn đang chọn sai nghề đó là bạn thấy công việc khác thú vị, hấp dẫn hơn. 

Ví dụ bạn đang làm nghề content với tính chất công việc là làm ở văn phòng, ngày ngày chỉ viết lách. Bạn thấy quá nhàm chán với sự lặp đi lặp lại này, thấy hứng thú với hoạt động tổ chức sự kiện, làm truyền thông,… và muốn được theo đuổi nghề này.

👉 Xem thêm: [Câu chuyện nghề nghiệp] Nghề chọn bạn… hay bạn chọn nghề?

Vừa làm vừa chán nản

Vừa làm vừa chán nản là dấu hiệu cho thấy bạn chọn sai nghề
Vừa làm vừa chán nản là dấu hiệu cho thấy bạn chọn sai nghề

Không cảm thấy vui vẻ cũng sẽ khiến bạn trở nên chán nản hơn trong công việc. Bạn không còn muốn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, bạn buông xuôi muốn đến đâu thì đến. Thậm chí bạn cũng sẵn sàng nghỉ việc nếu “quá tam ba bận” không đạt KPI. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã sai lầm trong lựa chọn nghề nghiệp trước đó.

Vậy câu hỏi đặt ra là lý do nào khiến bạn đưa ra sự lựa chọn chưa đúng đắn đó? Câu trả lời sẽ được bật mí ở phần sau, đừng rời mắt khỏi bài viết nhé!

Những lý do khiến bạn chọn sai nghề

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định chọn sai nghề của mỗi người. Trong đó nổi bật nhất chính là:

Thái độ và tư tưởng bị sai lệch

Hiện nay, không ít bạn có suy nghĩ, thái độ khá sai lệch với các ngành nghề. Đó có thể là do thiếu hiểu biết hoặc ảnh hưởng từ chính tư tưởng của người thân trong gia đình.

Tưởng rằng nghề có phân cấp bậc

Thực tế, các ngành nghề, công việc vốn không hề phân cấp bậc sang – hèn. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng chỉ một số nghề như giáo viên, công chức, kỹ sư, bác sĩ,… mới là sang, ổn định. Ngược lại, một số nghề như công nhân, văn phòng, phục vụ,… là nghề ở cấp bậc thấp. Và đây là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm dẫn đến việc lựa chọn sai nghề của nhiều bạn trẻ.

Thái độ và tư tưởng bị sai lệch
Thái độ và tư tưởng bị sai lệch dẫn đến chọn sai nghề

Chọn nghề theo tư tưởng, ý kiến của người khác

Không có lập trường, không tự quyết định tương lai, nghề nghiệp của bản thân là một trong những thực trạng khá phổ biến hiện nay. Nhiều bạn trẻ theo nghề chỉ vì mong muốn của gia đình, tư tưởng của bố mẹ là phải làm nghề này, nghề kia mới giàu,… Như vậy, các bạn có thể đang vô tình bỏ qua sở thích, đam mê của mình để đi theo những lời khuyên từ người khác. Từ đây, việc nhận lấy hậu quả chọn sai nghề là điều khó tránh khỏi.

👉 Xem thêm: 4 giai đoạn khủng hoảng việc làm của giới trẻ

Chọn sai nghề vì thiếu hiểu biết

Thiếu hiểu biết về các nghề cũng là nguyên nhân dẫn đến các quyết định sai lầm của bạn trong tương lai như:

Bị vẻ bề ngoài của nghề hấp dẫn

Hiện nay, có rất nhiều nghề nhìn thì có vẻ sang trọng, kiếm được nhiều tiền như làm nghệ thuật, kinh doanh bất động sản, bán bảo hiểm,… Thế nhưng, không phải ai cũng có khả năng chinh phục được những nghề này.

Bất kỳ công việc nào, để hái được “trái ngọt” trên con đường sự nghiệp, các bạn đều phải đánh đổi trí tuệ, mồ hôi, công sức. Thậm chí, có những người làm nghệ thuật (ca sĩ, diễn viên,…) phải nhiều đêm thức trắng quay phim, tập luyện để cho ra các sản phẩm chất lượng nhất. 

Hay những chuyên viên kinh doanh bất động sản, để có thể diện bộ trang phục lịch thiệp, ký kết được nhiều hợp đồng, thành công vang dội, họ cũng phải ngày đêm tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu thị trường bất động sản,… từ đó mới đủ khả năng thuyết phục những vị khách khó tính.

Vì vậy, đừng để vẻ bề ngoài hào nhoáng đánh lừa là bạn muốn làm nghề này, nghề kia nhé.

Chọn sai nghề vì thiếu hiểu biết
Chọn sai nghề vì thiếu hiểu biết

Tưởng rằng chỉ cần giỏi môn nào thì hợp nghề đó

Học giỏi là tiền đề, bước đệm để bạn phát triển cho sự nghiệp sau này. Tuy nhiên, không phải bạn cứ giỏi Toán là sẽ hợp là IT, không phải giỏi Văn là làm được giáo viên dạy Văn,…

Để có thể làm nghề, bạn cần kết hợp được cả kiến thức và kỹ năng. Ví dụ nếu bạn là người hướng nội, bạn ngại giao tiếp thì khó có thể làm được công việc hướng dẫn viên du lịch, dù bạn học rất giỏi môn Địa lý.

Chưa nhận thức được đam mê của bản thân

Một trong những nguyên nhân khiến bạn chọn sai nghề chính là không biết bản thân muốn gì, thích gì, không xác định được đam mê. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng khiến các bạn trở nên mất phương hướng, chán nản và lâm vào khủng hoảng.

👉 Xem thêm: Mất phương hướng nghề nghiệp, bạn nên làm gì lúc này?

Hậu quả của việc lựa chọn sai nghề

Việc lựa chọn sai nghề không chỉ khiến bạn rơi vào khủng hoảng trầm trọng mà còn gây ra nhiều hậu quả lớn như:

Lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc

Hậu quả đầu tiên phải kể đến khi chọn sai nghề chính là khiến bạn mất rất nhiều thời gian, công sức đã bỏ ra. Bạn đã tiêu tốn của gia đình bao nhiêu tiền để học tập và rồi ra trường lại thấy mình chọn sai? Bạn đã dành cả 4 năm dài đằng đẵng để trau dồi kiến thức, ngày đêm lo lắng thi cử và cuối cùng lại không thể theo nghề? Như vậy chẳng phải là quá lãng phí hay sao?

Hậu quả của việc lựa chọn sai nghề
Hậu quả của việc lựa chọn sai nghề

Lãng phí chất xám

Khi bạn chọn sai nghề, bạn cũng đã làm lãng phí chất xám của bản thân, thầy cô đã dạy dỗ mình. Chất xám bạn có được không thể sử dụng cho công việc phù hợp. Thầy cô mất thời gian, công sức truyền kinh nghiệm cho một người không thể nối tiếp nghề của họ sau này. Đây chính là một sự lãng phí tài nguyên, nguồn nhân lực vô cùng lớn.

Chọn sai nghề dẫn đến làm trái ngành, thất nghiệp

Một hậu quả rất nghiêm trọng khi bạn chọn sai nghề đó là buộc bạn phải đi làm trái ngành hoặc tìm kiếm một công việc tạm thời để có tiền lo cho cuộc sống. Giai đoạn này chắc chắn sẽ không dễ dàng, khả năng bạn rơi vào khủng hoảng là rất lớn.

Vậy khủng hoảng chọn sai nghề: từ bỏ hay tiếp tục?

Có thể thấy, lựa chọn sai nghề ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, tương lai của mỗi người. Vậy rơi vào khủng hoảng này, bạn sẽ giải quyết như thế nào? Bạn sẽ từ bỏ hay tiếp tục nỗ lực để thích nghi?

Thực tế, mỗi người sẽ có những quan điểm, cách lựa chọn riêng. Trong bài viết này, JobsGO sẽ đưa ra một số lời khuyên, cùng tham khảo nhé!

Vậy khủng hoảng chọn sai nghề: từ bỏ hay tiếp tục?
Từ bỏ hay tiếp tục theo đuổi nghề là sự lựa chọn của mỗi người, cần cân nhắc kỹ lưỡng
  • Đối với trường hợp nghề bạn chọn không quá khác biệt so với nghề yêu thích thì đừng từ bỏ, hãy cố gắng, nỗ lực và thay đổi cách nhìn của bản thân. Bạn vẫn sẽ theo nghề, bên cạnh đó có thể trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng để phát triển thêm nghề mà mình đang hứng thú. Ví dụ bạn đang Marketing, muốn theo hướng tổ chức sự kiện, truyền thông nội bộ thì hãy tìm kiếm một môi trường làm việc để kết hợp được 2 mảng này. Hiện nay, không ít doanh nghiệp đang đặt song song mảng này cho cùng 1 vị trí đó.
  • Trong trường hợp nghề bạn đang làm quá khác biệt với nghề bạn thích, bạn quá chán nản, không tìm thấy động lực tiếp tục thì đừng ngần ngại, hãy bắt đầu lại ngay nhé. Chắc chắn một nhân viên kế toán không thể cố gắng kết hợp để phát triển thêm mảng code website được. Vậy nên, đừng ngại thay đổi, đừng ngại bỏ cuộc để bắt đầu hành trình mới nhé.

👉 Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp: chọn nghề theo sở thích hay xu hướng?

Lựa chọn sai nghề không hẳn là xấu. Việc bạn biết cách để thoát khỏi khủng hoảng, vũng lầy đó mới là điều quan trọng. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có quyết định đúng đắn cho bản thân mình khi vô tình chọn sai nghề nghiệp nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: