Mất phương hướng nghề nghiệp, bạn nên làm gì lúc này? 

5/5 - (2 votes)

Trên con đường nghề nghiệp đôi lúc chúng ta bị mất phương hướng. Cảm giác mất phương hướng nghề nghiệp có thể xảy ra khi chúng ta thất nghiệp, giảm lương, công việc không thăng tiến hay thậm chí nó xảy ra ngay cả khi mọi việc đang tốt đẹp. Vậy phải làm sao một ngày bạn tỉnh dậy và nhận ra mình không có động lực, không muốn đi làm? Phải làm sao khi bạn cảm thấy mất phương hướng? Trong bài viết này JobsGO sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho tình trạng này. 

Mất phương hướng nghề nghiệp nguyên nhân từ đâu? 

Bất cứ ai cũng có thể mất phương hướng trong công việc. Trong khi những bạn trẻ tuổi 18 chưa đủ chín chắn để định hướng tương lai; thì ở tuổi 25, người ta thường cảm thấy phân vân không rõ liệu công việc đang làm có thực sự phù hợp. Thậm chí nhiều người ở tuổi tứ tuần cũng có thể cảm thấy mất phương hướng trong công việc. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này.

Mất phương hướng nghề nghiệp nguyên nhân từ đâu?
Mất phương hướng nghề nghiệp nguyên nhân từ đâu?

Sức khỏe thể chất và tinh thần ảnh hưởng tới công việc 

Đó có thể do sức khỏe tinh thần của bạn không tốt, mệt mỏi, căng thẳng và áp lực dẫn đến việc bạn cảm thấy chán nản và không có động lực. Bạn bắt đầu xuất hiện những công hỏi như:

  • “Tôi có nên tiếp tục công việc này hay không?”
  •  “Liệu tôi có nên dừng lại?” 
  • “ Tôi cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi, tôi có thật sự muốn làm công việc này tiếp hay không?”.

Ngoài ra, việc mất phương hướng có thể xảy ra khi bạn vừa trải qua một vài thay đổi lớn trong cuộc sống như kết hôn, sinh con hoặc biến cố đau buồn. Tâm lý của bạn khi đó ít nhiều bị ảnh hưởng kéo theo những thay đổi trong suy nghĩ về cuộc sống.

Mất phương hướng khi bạn có nhiều sự lựa chọn 

Một nguyên nhân tiếp theo dẫn đến sự mất định hướng là khi bạn có nhiều sự lựa chọn công việc. Bạn đứng giữa ngã ba, ngã bảy mà không biết đi về đâu. Bạn thấy phương án nào cũng tốt nhưng bạn không biết bản thân thật sự cần gì, muốn gì, năng lực nghề nghiệp của mình ở mức nào. Và rồi bạn nhận ra mặc dù có nhiều lựa chọn bạn vẫn bị mất phương hướng.

Không tìm thấy công việc phù hợp

Không tìm thấy công việc phù hợp
Không tìm thấy công việc phù hợp

Có những người nhảy việc rất nhiều lần, nhưng đổi qua công việc nào cũng không thấy phù hợp. Chính vì nhảy việc thường xuyên nên họ hay có tâm lý “không ổn định”. Nhiều khi công việc mới không tốt bằng công việc cũ khiến họ cảm thấy thất vọng.

Cuối cùng, vấn đề nghiêm trọng nhất là những người nhảy việc quá nhiều dễ bị các nhà tuyển dụng đánh giá kém, có ấn tượng không tốt. Điều đó dẫn đến tình trạng xin việc mới khó khăn hơn và ảnh hưởng tới tâm lý, gây mất định hướng.

👉 Xem thêm: 6 bước tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Làm thế nào khi mất định hướng? 

Người duy nhất có thể tìm ra lời giải cho bài toán mất phương hướng này là chính bạn. Chỉ có bạn mới hiểu mình muốn gì, mình cần gì và tự định hướng bản thân.

Trước tiên hãy chậm lại một nhịp, dành thời gian nghỉ ngơi

Làm thế nào khi mất định hướng? 
Làm thế nào khi mất định hướng? 

Điều đầu tiên bạn cần làm lúc này là thấu hiểu giá trị bản thân, hiểu điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Bạn có thể dành vài ngày không làm việc, nghỉ ngơi, tránh xa mạng xã hội để thư giãn tâm trí. Trong mấy ngày này bạn nên dành thời gian viết nhật ký, ghi lại cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Viết nhật ký, ghi hết lại cảm nhận và suy nghĩ của mình sẽ giúp bạn tạm vơi đi nỗi buồn, cảm giác chênh vênh.

Tiến sĩ Jason Moser, giáo sư tâm lý học và Giám đốc Phòng thí nghiệm sinh lý học lâm sàng của Đại học bang Michigan cho biết: “Viết ra suy nghĩ, cảm xúc bên trong sẽ giúp cho tâm trí không còn nghĩ về những việc làm bạn căng thẳng, khiến sự lo lắng giảm đi. Đây là kỹ thuật “đánh lạc hướng” bộ não, giúp nó làm việc tốt hơn”. 

Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục nghe có vẻ không liên quan lắm đến việc mất phương hướng nghề nghiệp nhưng nó lại có tác dụng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Thay vì ngồi lì tại bàn làm việc suốt ngày hay nằm trên giường lướt điện thoại, sao bạn không dành ít phút giải lao đi dạo, tập một bài thể dục ngắn, chạy bộ?

Vận động giúp mắt và đầu óc của bạn được nghỉ ngơi, giúp cơ thể được thư giãn, tốt cho cả tinh thần và thể chất.

👉 Xem thêm: Cách đặt mục tiêu công việc giúp bạn phát triển sự nghiệp!

Quyết đoán trong lựa chọn

Quyết đoán trong lựa chọn
Quyết đoán trong lựa chọn

Bạn thường có xu hướng trì hoãn trong việc đưa ra những quyết định như: “có nên chuyển việc hay không?”, “có nên dành thời gian học khóa học này hay không?” hay thậm chí là việc nhỏ nhặt như “đi ăn ở đâu?”.

Bạn khó ra lựa chọn vì nỗi sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội nào đó. Giải pháp là bạn hãy cố gắng đưa ra lựa chọn khả thi và kiên định với nó. Đồng thời bạn cần đủ chín chắn để chịu trách nhiệm với định hướng của bản thân. 

Xem lại quá trình làm việc 

Bạn nên dành thời gian xem lại toàn bộ quá trình làm việc của bản thân từ trước đến nay.

  • Trong các công việc bạn đã làm, công việc nào bạn cảm thấy giá trị và trân trọng nhất? Bằng cách trả lời câu hỏi này, bạn có thể tìm thấy kiểu công việc mà bản thân yêu thích.
  • Khoảng thời gian làm công việc đó, thử thách lớn nhất bạn gặp phải là gì? Điều gì cản bước bạn? Hiểu được điều này bạn sẽ tránh được sai lầm khi lựa chọn công việc tiếp theo. 
  • Câu hỏi cuối cùng là: “Lý do bạn quyết định nghỉ việc là gì?” Khi trả lời câu hỏi này bạn nên liệt kê càng chi tiết càng tốt cả lý do chủ quan và khách quan. Việc làm này giúp bạn hiểu rõ bản thân thực sự mong muốn điều gì.

Hình dung bức tranh toàn cảnh về công việc mong muốn của bạn 

Ba điểm bạn đánh giá cao nhất khi lựa chọn một công việc là gì? Tiền lương, thời gian, giá trị đóng góp cho xã hội hay được làm đúng lĩnh vực yêu thích, sếp thế nào đồng nghiệp ra sao?

Hình dung bức tranh toàn cảnh về công việc mong muốn
Hình dung bức tranh toàn cảnh về công việc mong muốn

Sau khi liệt kê ra 3 điều bạn đề cao nhất, bước tiếp theo bạn cần làm là bắt tay vào tìm kiếm tất cả thông tin về vị trí nghề nghiệp đó. Có nhiều người sau khi từ bỏ công việc cũ vẫn không cảm thấy hài lòng. Đó là vì họ chưa thực sự hiểu rõ tính chất của công việc trước đây của mình nhưng lại bị thu hút bởi “vẻ hào nhoáng” của công việc khác. Do đó, trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ. Không nên chỉ nhìn mặt mà bắt hình dong. Có những việc tưởng tốt nhưng không phải vậy.

👉 Xem thêm: Xử lý khủng hoảng sau mất việc: Đâu là giải pháp?

Khi mất phương hướng bạn hãy thả lỏng cơ thể, mất một hơi thật sâu. Đôi khi tất cả những gì bạn cần chỉ là thời gian để thấu hiểu bản thân. Trên đây là những chia sẻ của JobsGO khi bạn bị mất phương hướng nghề nghiệp. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích khi bạn đang mất phương hướng trong công việc. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: