Y sĩ đang là công việc được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy bạn có biết Y sĩ là gì? Y sĩ có phải là điều dưỡng không? Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này, cùng tìm hiểu những thông tin thú vị qua chia sẻ của JobsGO trong bài viết này ngay nhé!
Mục lục
Y sĩ là gì?
Y sĩ là gì? Họ chính là những người đảm nhận các công việc thuộc về lĩnh vực y khoa, họ thường có môi trường làm việc tại các phòng khám hoặc cơ sở y tế đa khoa hiện nay. Họ chính là người hỗ trợ trực tiếp các bác sĩ trong công việc, giúp đảm bảo nề nếp, trật tự tại cơ sở y tế hoặc phòng khám.
Chính vì vậy, ngoài những nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn thì y sĩ còn thực hiện công việc liên quan đến hành chính, văn phòng y tế nữa. Hiện nay, y sĩ sẽ được phân thành 2 cấp độ như sau:
- Y sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề: Đây là những khi thực hiện công việc cần phải làm theo sự sắp xếp của cấp trên, sự chỉ đạo của các bác sĩ và điều dưỡng.
- Y sĩ đã có chứng chỉ hành nghề: Đây là nhóm đối tượng sẽ có nhiệm vụ được giao thiên về chuyên môn lâm sàng. Trong một số trường hợp thì họ sẽ được phép thực hiện việc chuẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân khi có yêu cầu và phân công từ phía phòng khám hoặc cơ sở y tế.
👉 Xem thêm: Học Y học dự phòng ra làm gì? Mức lương thế nào?
Công việc của một Y sĩ là gì?
Trước khi tham gia vào vị trí này bạn cần tìm hiểu rõ tính chất, khối lượng công việc ra sao để có những chuẩn bị tốt nhất. Trong nội dung này, JobsGO sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Công việc văn phòng
Một y sĩ sẽ được đào tạo bài bản, đầy đủ các kỹ năng để họ thực hiện công việc văn phòng tại cơ sở khám chữa bệnh. Bên cạnh việc trả lời điện thoại, lên lịch hẹn, tiếp đón bệnh nhân thì họ còn phải cập nhật báo cáo, lưu thông tin,… Các kỹ năng này giúp họ có đủ tiêu chuẩn để đáp ứng công việc văn phòng.
Công việc lâm sàng
Công việc lâm sàng sẽ dành cho những người y sĩ có chứng nhận hành nghề. Công việc chủ yếu là hỗ trợ bác sĩ, điều dưỡng như: Đo chỉ số sinh tồn, chuẩn bị cho bệnh nhân tham gia bài đánh giá y khoa, giải thích quy trình điều trị và tập hợp kết quả xét nghiệm.
Y sĩ sẽ làm việc dưới sự giám sát của bác sĩ, thư ký y khoa. Bên cạnh các công việc trên, họ còn có thể tham gia vào quá trình lấy máy, đo điện tâm đồ, phát thuốc.
👉 Xem thêm: Trở thành một lập trình viên có khó không?
Công việc chuyên môn
Y sĩ cũng cần thực hiện các công việc theo đúng chuyên môn của họ. Đặc biệt, có một số y sĩ làm ở lĩnh vực: Nhãn khoa, nhi khoa, sản khoa,… Trong từng chuyên ngành khác nhau, họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ về văn thư, lâm sàng khác nhau.
Công việc bệnh viện
Trong bệnh viện, y sĩ làm nhiệm vụ lâm sàng và chăm sóc cho bệnh nhân như: Vệ sinh cá nhân giúp bệnh nhân, chuyển bệnh nhân từ nội trú sang ngoại trú,… Họ làm việc giống một kỹ thuật viên để chăm sóc bệnh nhân.
👉 Xem thêm: Học Y dược ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Y dược
Yêu cầu đối với Y sĩ
Y sĩ là một công việc đặc thù. Người thực hiện phải làm đúng vai trò, trách nhiệm của mình. Vì thế mà hầu hết yêu cầu đối với y sĩ là tương đối khắt khe, bao gồm cả chuyên môn, chứng nhận hành nghề, kỹ năng mềm.
Trình độ chuyên môn
Đầu tiên, để trở thành một y sĩ bạn phải được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp được công nhận (ví dụ như Đại học Y Dược TPHCM). Trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ được làm tại phòng thí nghiệm lâm sàng, thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Trong chương trình học bao gồm các môn: Giải phẫu, sinh lý học, thuật ngữ y tế,…
Chứng chỉ hành nghề y
Cho dù làm ở cơ quan nhà nước hay tư nhân thì giấy chứng nhận hành nghề là không thể thiếu. Giấy chứng nhận này là minh chứng cho việc bạn có đủ khả năng, tay nghề làm công việc đó và được sự công nhận hợp pháp của pháp luật.
Một khi có chứng chỉ hành nghề y, bạn có thể tham gia vào công tác khám chữa bệnh tại các phòng khám, bệnh viện,… Thậm chí bạn còn được mở phòng chẩn trị y học cổ truyền với y sĩ y học cổ truyền, được phép mở cơ sở tiêm, thay băng,…
Giao tiếp
Một y sĩ giỏi còn phải biết cách giao tiếp tốt với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đồng nghiệp và cấp trên. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp thông tin được truyền đi hiệu quả hơn. Đặc biệt nó còn là cách xây dựng lòng tin của bệnh nhân với bệnh viện.
Kỹ năng giải phẫu
Đối với y sĩ, hiểu biết cơ thể người là một trong những kỹ năng rất quan trọng. Bởi bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra cơ bản, chuẩn bị các công việc khác hỗ trợ bác sĩ. Bạn buộc phải làm quen và hiểu hệ thống thần kinh, tiết niệu, hệ thống hô hấp, sinh sản,… ở cơ thể người. Nếu như một bệnh nhân phản ánh đau hoặc biến chứng cụ thể thì y sĩ phải xác định được vị trí cơ thể bị ảnh hưởng rồi truyền đạt lại cho bác sĩ.
👉 Xem thêm: Bác sĩ nội trú là gì?
Kỹ năng hành chính
Kỹ năng hành chính giúp công việc đặt hàng công cụ y khoa, điền thông tin hóa đơn,… được tốt nhất. Trong trường hợp bệnh viện, phòng khám không có lễ tân thì bạn phải đảm nhận luôn trách nhiệm trả lời điện thoại, lên lịch khám,…
Kỹ năng trong phòng thí nghiệm
Kỹ năng trong phòng thí nghiệm gồm: Kiểm tra thị lực, thai sản, phân tích nước tiểu và mẫu bệnh phẩm,… Đây là trách nhiệm mà y sĩ cần làm trong phòng thí nghiệm nếu như cơ sở điều trị y khoa nhỏ và không gửi mẫu xét nghiệm đi nơi khác.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Y sỹ
Phân biệt Y sĩ với điều dưỡng
Chắc chắn rằng có không ít bạn bị nhầm lẫn ngành y sĩ và điều dưỡng với nhau bởi công việc của họ tại các cơ sở y tế khá là giống nhau. Tuy nhiên nó là hai vị trí công việc hoàn toàn khác nhau, chúng có chức năng và nhiệm vụ riêng. Nhưng điểm chung của y sĩ và điều dưỡng là “cánh tay” phụ trợ giúp đỡ các bác sĩ trong công việc khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
Y sĩ với chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về các bệnh lý, bệnh học ở bệnh nhân. Họ sẽ hỗ trợ các bác sĩ trong việc tìm ra những giải pháp điều trị tình trạng của bệnh nhân tốt nhất. Trong khi đó, điều dưỡng thiên về mảng chăm sóc bệnh nhân và giúp đỡ họ phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng sau điều trị.
Các y sĩ nếu có giấy chứng chỉ hành nghề hoàn toàn được phép chuẩn đoán pháp đồ điều trị, thực hiện việc cấp cứu cho bệnh nhân tùy thuộc vào từng trường hợp theo đúng chuyên môn của họ. Còn điều dưỡng sẽ hỗ trợ các bác sĩ chứ không được tham gia điều trị hay gia quyết định trong bất kỳ trường hợp cấp cứu nào.
👉 Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?
Học Y sĩ hay điều dưỡng có tương lai hơn?
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng nâng cao. Mà nguồn nhân lực cho ngành y đang thiếu trầm trọng. Chính vì thế mà việc tuyển dụng nhóm ngành này là rất cần thiết, đặc biệt là trong các tuyến cơ sở y tế địa phương. Đứng trước tình hình này, bạn học ngành y sĩ hay điều dưỡng thì đều có cơ hội việc làm như nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn đang phân vân không biết chọn ngành nào thì hãy cân nhắc lại sở thích cá nhân. Nếu bạn thích chăm sóc sức khỏe cho người khác thì nên chọn điều dưỡng. Còn nếu bạn thích khám chữa bệnh thì học ngành y sĩ.
Ngoài ra, hàng năm nước ta đều có chương trình hợp tác với các nước phát triển về lĩnh vực y học như: Đức, Nhật Bản, Mỹ,… Vì thế mà cơ hội điều dưỡng Việt Nam được học tập, làm việc trong môi trường nước ngoài là rất lớn. Thế nhưng, bạn cần phải thật sự tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc chuyên môn.
Trên thực tế, học ngành nào cũng đều có cơ hội, tương lai riêng nếu như bạn thật sự chăm chút, chú tâm vào nó. Mức lương cũng sẽ ổn định khi bạn biết nắm bắt cơ hội và phát huy thế mạnh. Điều tốt nhất đó là bạn nên dựa trên nguyện vọng, sở thích cá nhân để đưa ra lựa chọn phù hợp.
👉 Xem thêm: Registered nurse nghĩa là gì?
Kinh nghiệm tìm việc cho Y sĩ mới ra trường
Nhằm giúp các bạn sinh viên ngành này ra trường có công việc thuận lợi. JobsGO sẽ bật mí cho bạn một số kinh nghiệm tìm việc hiệu quả.
Cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn tốt
Kiến thức của ngành y vô cùng rộng lớn. Cho dù bạn có tốt nghiệp các trường top đầu thì cũng khó hiểu hết được. Vì vậy, để phát triển bản thân hơn nữa, y sĩ cần trau dồi kiến thức chuyên môn, lấp đầy khoảng trống. Đặc biệt, khi công nghệ mới phát triển, dược phẩm nhiều hơn, phác đồ điều trị thay đổi,… thì y sĩ lại càng cần phải học hỏi.
Nâng cao trình độ tay nghề
Y sĩ cần cố gắng nâng cao tay nghề, kinh nghiệm của mình, phải vừa làm việc, vừa học hỏi thêm. Từ đó bạn sẽ biết mình thiếu sót kỹ năng nào hay cần phát huy điểm mạnh gì để hoàn thiện bản thân, luôn sẵn sàng cho vị trí cao hơn.
Phát triển kỹ năng giao tiếp
Bất kể môi trường làm việc nào cũng cần phát triển kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt trong cơ sở khám chữa bệnh, bạn phải làm tốt điều đó để truyền đạt thông tin hiệu quả đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Ngoài ra, với một số y sĩ tư vấn tâm lý cho bệnh nhân thì kỹ năng này lại vô cùng cần thiết. Nó hỗ trợ trực tiếp trong công việc của bạn.
Cập nhật xu hướng tuyển dụng
Y sĩ cần cập nhật thường xuyên tin tức, xu hướng mới trong lĩnh vực mình làm việc. Điều này không những giúp bạn nắm bắt tình hình, cơ hội việc làm nhanh mà còn thể hiện sự am hiểu rộng với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.
Làm nổi bật kỹ năng mềm và chuyên môn
Sinh viên ngành y nói chung khi ra trường thường có kinh nghiệm mỏng. Vì thế bạn cần tận dụng kỹ năng mềm để biến nó thành điểm mạnh, thể hiện mình phù hợp với vị trí đó. Ví dụ: Trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe cũng cần người có kinh nghiệm liên quan đến hành chính – văn phòng, công nghệ, chăm sóc bệnh nhân,…
Chấp nhận mức lương khởi đầu thấp
Có thể bạn có rất nhiều bằng cấp, chứng chỉ khi ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng nó không thể chứng minh bạn nhiều kinh nghiệm thực tế. Bởi vậy, nếu như mức lương khởi điểm thấp thì nó hoàn toàn dễ hiểu. Bạn cần học cách chấp nhận và dành thêm thời gian học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Khi nhà tuyển dụng thấy bạn có tiềm năng, chắc chắn sẽ cân nhắc một con số xứng đáng.
Học hỏi thêm kinh nghiệm của người đi trước
Khi học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước sẽ giúp bạn có vốn kiến thức, kỹ năng phong phú và thực tế. Điều này sẽ rất hữu ích cho bạn trong quá trình xin việc. Trước tiên, bạn có thể bắt đầu tại các phòng khám tư nhỏ. Thế nhưng bạn vẫn thể hiện thái độ chuyên nghiệp, đam mê học hỏi và muốn phát triển. Dù ở bất kỳ môi trường nào, bạn cũng cần có thái độ nghiêm túc và luôn cố gắng tiếp thu.
Một số câu hỏi liên quan đến Y sĩ
Để hiểu rõ hơn về Y sĩ, bạn hãy cùng JobsGO điểm qua một số câu hỏi có liên quan đến ngành nghề này nhé.
Y sĩ học mấy năm?
Ngành y sĩ đa khoa hiện nay tại Việt Nam đào tạo dưới hệ trung cấp nên thời gian học là 2 năm. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, bạn có thể đăng ký theo học y sĩ đa khoa tại các trường trung cấp chuyên nghiệp trong vòng 2 năm.
Còn đối với các bạn đã tham gia đào tạo và học các chuyên ngành khác tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thì sẽ chỉ mất thêm 1 năm đào tạo thêm để trở thành cử nhân y trung cấp y sĩ.
>> Xem thêm: Học bác sĩ bao nhiêu năm?
Y sĩ lương bao nhiêu?
Theo thống kê của JobsGO thì hiện nay mức lương ngành y sĩ dao động từ 6 triệu – 13 triệu đồng/tháng và mức trung bình được trả nhiều nhất là khoảng 8 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập không hề thấp, nó lại còn cho bạn nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp về y tế của bạn nữa đó.
Y sĩ đa khoa có được học lên Bác sĩ không?
Đây chắc chắn là một câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ đang muốn tìm câu trả lời cho bản thân. Y sĩ đa khoa hoàn toàn có thể học lên để hành nghề bác sĩ. Sau khi bạn hoàn thành chương trình y sĩ đa khoa hệ trung cấp, bạn có thể đăng ký để học chuyên sâu lên cao đẳng, đại học và trở thành một bác sĩ đa khoa.
👉 Xem thêm: Người tính cách thuộc nhóm intp có theo được y sĩ không?
Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn hiểu y sĩ là gì. Nếu muốn theo đuổi ngành nghề này, bạn không những cần có đam mê mà còn phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết. Chúc bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)