Học Y Dược Ra Làm Gì? 14 Công Việc Ngành Y Dược Bạn Có Thể Làm

Đánh giá post

Học Y Dược không chỉ để trở thành bác sĩ, dược sĩ, mà bạn còn có thể trở thành những nhà nghiên cứu, trình dược viên,… thậm chí cả nhà sáng tạo nội dung. Với kiến thức và kỹ năng đa dạng, bạn có thể làm việc ở rất nhiều vị trí sau khi tốt nghiệp ngành này. Vậy học Y Dược ra làm gì? Hãy theo chân JobsGO và cùng khám phá bạn nhé!

1. Tìm Hiểu Chung Về Ngành Y Dược

Ngành Y Dược là tên gọi chung của những nhóm ngành sức khỏe
Ngành Y Dược là tên gọi chung của những nhóm ngành sức khỏe

Ngành Y Dược là tên gọi chung của những nhóm ngành sức khỏe, gồm Y học và Dược học. Trong đó, Y học tập trung vào nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh tật thông qua phương pháp kỹ thuật truyền thống hoặc hiện đại, nhằm mục đích duy trì, cải thiện sức khỏe con người.

Dược học là lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sử dụng các loại thuốc và dược phẩm. Lĩnh vực này tập trung vào việc hiểu về cấu trúc, tác dụng, tương tác, và cách sử dụng an toàn, hiệu quả của các loại thuốc. Dược học cũng nghiên cứu về quá trình chế biến, bảo quản và phân phối thuốc đến người dùng.

2. Cơ Hội Việc Làm Ngành Y Dược Hiện Nay Như Thế Nào?

Y tế và chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu của xã hội. Chính vì thế, học ngành Y Dược sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngành này cung cấp đa dạng các lựa chọn nghề nghiệp như dược lâm sàng, sản xuất và nghiên cứu dược phẩm, phân phối và bán lẻ dược phẩm cũng như quản lý dược.

Ngoài ra, mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp là những yếu tố thu hút nhiều sinh viên. Để dễ dàng xin việc, sinh viên cần nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm thực tế qua thực tập hay xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành. Sự nỗ lực và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng thành công trong việc xin việc sau khi tốt nghiệp.

3. Học Y Dược Ra Làm Gì? Top Những Công Việc Phổ Biến Nhất

Học Y Dược ra làm gì? Dưới đây là thông tin về các vị trí việc làm mà sinh viên Y Dược sau khi ra trường có thể đảm nhiệm.

3.1. Bác Sĩ

Với hệ đào tạo Đại học, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm bác sĩ tại các bệnh viện. Đây là ngành nghề mà nhiều người lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành y. Tùy vào từng chuyên ngành mà có thể lựa chọn các công việc khác nhau: bác sĩ đa khoa, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ Nhi, bác sĩ phụ sản,…Trình độ mỗi người khác nhau nên khi tốt nghiệp sẽ làm tại các cơ sở khác nhau: bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện đa khoa,…

Xem thêm: Mô tả công việc Bác sĩ

3.2. Dược Sĩ

Nếu bạn học ngành Dược thì sau khi tốt nghiệp có thể xin làm dược sĩ tại các bệnh viện. Công việc chủ yếu là cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng cho bệnh nhân theo kê toa của bác sĩ. Có thể tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Ngoài ra, sinh viên ngành dược có thể làm tại các cơ sở bán lẻ thuốc, các công ty phân phối thuốc.

Xem thêm: Mô tả công việc Dược sĩ

3.3. Y Tá

Với hệ đào tạo sơ cấp, trung cấp, sinh viên tốt nghiệp sẽ làm y tá tại các bệnh viện. Công việc y tá là hỗ trợ bác sĩ trong quá trình làm việc. Công việc của y tế không chỉ điều trị bệnh nhân bị bệnh và bị thương, mà còn hỗ trợ giải đáp thắc mắc, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, làm thủ tục giấy tờ cho bệnh viện từ khi vào viện đến khi ra viện.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Y Dược làm ngành gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Y Dược làm ngành gì?

3.4. Điều Dưỡng

Học Y Dược ra làm gì? Nếu bạn học ngành điều dưỡng thì công việc sau khi ra trường là điều dưỡng viên. Công việc chủ yếu là phối hợp với các nghề khác trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chăm sóc phục hồi chức năng cho người ốm và người khuyết tật ở mọi lứa tuổi tại các cơ sở y tế.

Xem thêm: Mô tả công việc Điều dưỡng viên

3.5. Kỹ Thuật Viên Phòng Thí Nghiệm Y Tế

Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y tế sẽ làm các xét nghiệm lâm sàng các mẫu bệnh phẩm giúp các bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Một số loại xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch não, tủy… Hiện nay, có rất nhiều đơn vị phòng khám ngoài bệnh viện tuyển các vị trí kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y tế.

3.6. Kỹ Thuật Viên Siêu Âm, Chẩn Đoán

Sau khi có bằng cử nhân, sinh viên học ngành Y có thể lựa chọn làm việc tại các phòng siêu âm, chẩn đoán của các bệnh viện. Trước đây, ngành này khá khó xin việc vì chưa có nhiều thiết bị máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay do tình hình kinh tế xã hội được cải thiện, hầu hết các bệnh viện đều có dịch vụ chụp hình ảnh y khoa như Siêu âm, X quang, CT, MRI.

3.7. Trình Dược Viên

Công việc của một trình dược viên là giới thiệu cho bác sĩ, nhà thuốc về công dụng và lợi ích của loại thuốc do công ty sản xuất, phân phối. Họ cần thuyết phục bác sĩ sử dụng thuốc của công ty để điều trị cho bệnh nhân.

Học Y Dược không chỉ làm Bác sĩ, Dược sĩ
Học Y Dược không chỉ làm Bác sĩ, Dược sĩ

3.8. Nhân Viên Kinh Doanh Thiết Bị Y Tế

Hiểu đơn giản, công việc của nhân viên kinh doanh là đưa dược phẩm đến tay người tiêu dùng. Họ là người kết nối giữa các công ty sản xuất, phân phối các loại dược phẩm , thiết bị y tế phục vụ cho khám, chữa bệnh.

3.9. Content Marketing Y Dược

Học Y Dược ra làm gì? Học Y Dược không chỉ để làm Bác sĩ, Dược sĩ, mà ngành này còn mở ra cho bạn nhiều cơ hội công việc hấp dẫn chẳng hạn như công việc sáng tạo nội dung (content creator). Vậy content creator là gì? – Nhân viên Content Marketing Y Dược là người lên các ý tưởng, nội dung quảng cáo cho các sản phẩm dược phẩm của công ty, nhà phân phối dược phẩm.

3.10. Nghiên Cứu, Bào Chế, Kiểm Nghiệm Thuốc

Nhân viên nghiên cứu thuốc tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới, từ việc tìm hiểu thành phần, tác dụng, hiệu quả của thuốc đến thiết kế công thức thuốc.

Nhân viên bào chế thuốc tham gia vào quá trình sản xuất, đóng gói thuốc theo quy trình và tiêu chuẩn cụ thể.

Nhân viên kiểm nghiệm thuốc tham gia vào quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng thuốc. Họ tiến hành các thử nghiệm, phân tích và kiểm tra đặc tính vật lý, hóa học, sinh học của thuốc theo các quy định cụ thể.

3.11. Giảng Viên Cao Đẳng, Đại Học Y Dược

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng hoặc đại học Y Dược. Vai trò của giảng viên là chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về y tế, dược phẩm với sinh viên; đồng thời tạo điều kiện để đối phương áp dụng những kiến thức này trong thực tế.

3.12. Làm Việc Tại Bộ Phận Quản Y Dược

Nhiệm vụ của công tác quản Y Dược bao gồm nghiên cứu, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định chuyên môn và quy định liên quan đến quá trình thu mua, chế biến, sản xuất, pha chế, bảo quản, phân phối, quản lý thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, không gây tác hại,…

3.13. Dịch Thuật Ngành Y Dược

Học Y Dược cung cấp cho bạn kiến thức sâu về y học và dược phẩm, đồng thời cho phép bạn làm quen với thuật ngữ, ngôn ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực y tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để bạn trở thành một nhân viên dịch thuật ngành Y Dược.

3.14. Làm Việc Tại Các Tổ Chức Phi Chính Phủ, Tổ Chức Y Tế

Học Y Dược ra làm gì? Học Y Dược mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các tổ chức phi chính phủ và tổ chức y tế. Theo đó, tùy theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức, mà bạn có thể trở thành Bác sĩ, Nhân viên nghiên cứu, Dược sĩ, Y tá, Điều dưỡng, Chuyên viên tư vấn y tế,…

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc cho các cơ quan phi chính phủ, Tổ chức Y tế trong và ngoài nước
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc cho các cơ quan phi chính phủ, Tổ chức Y tế trong và ngoài nước

4. Tố Chất Cần Có Để Học Và Làm Ngành Y Dược

Để học tập và làm việc trong lĩnh vực Y Dược, có một số tố chất cần thiết mà bạn nên nuôi dưỡng:

4.1. Kiến Thức Và Sự Hứng Thú Về Y Học

Ngành Y Dược đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về các môn khoa học cơ bản như sinh học, hóa học và vật lý. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ cơ chế hoạt động của cơ thể con người mà còn nắm vững cách thức hoạt động của các loại thuốc, phương pháp điều trị. Đam mê với khoa học sẽ thúc đẩy bạn tìm hiểu, khám phá, học hỏi những kiến thức mới. Nó cũng giúp bạn vượt qua những thách thức trong học tập, nghiên cứu, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hành chuyên môn sau này.

4.2. Tính Cẩn Thận Và Tỉ Mỉ

Trong ngành Y Dược, một sai sót nhỏ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng thao tác, từ việc đo lường liều lượng thuốc đến việc kiểm tra các phản ứng phụ là cực kỳ quan trọng. Kỹ năng này còn giúp bạn đảm bảo sự chính xác trong chẩn đoán, điều trị, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

4.3. Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt

Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân, đồng nghiệp và các chuyên gia y tế khác. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu mà còn giúp bạn lắng nghe, thấu hiểu những lo ngại, nhu cầu của bệnh nhân. Kỹ năng giao tiếp tốt còn góp phần tạo dựng lòng tin và sự hợp tác từ bệnh nhân, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh.

4.4. Khả Năng Làm Việc Dưới Áp Lực

Ngành Y Dược thường xuyên phải đối mặt với các tình huống khẩn cấp, căng thẳng. Khả năng làm việc dưới áp lực giúp bạn duy trì sự bình tĩnh, quyết đoán và hiệu quả trong mọi tình huống. Kỹ năng này cũng giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn, đạt chất lượng cao, đồng thời bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình trước những áp lực nghề nghiệp.

4.5. Đạo Đức Nghề Nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp trong ngành Y Dược bao gồm tính trung thực, trách nhiệm và sự tận tụy với công việc. Bạn cần luôn đặt lợi ích, sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu, tuân thủ các nguyên tắc y đức, quy định pháp luật. Tố chất này sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin từ bệnh nhân, đồng nghiệp, đồng thời tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và an toàn.

4.6. Khả Năng Tự Học Và Cập Nhật Kiến Thức

Y học là những lĩnh vực không ngừng phát triển với những tiến bộ khoa học và công nghệ mới. Khả năng tự học, cập nhật kiến thức mới giúp bạn nắm bắt được những đổi mới của ngành, mở rộng hiểu biết và áp dụng các phương pháp điều trị mới nhất vào thực tiễn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

4.7. Tinh Thần Làm Việc Nhóm

Ngành Y Dược yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa nhiều chuyên ngành và chuyên gia khác nhau để đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe. Tinh thần làm việc nhóm sẽ giúp bạn phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định điều trị chính xác, toàn diện nhất. Sự hợp tác tốt trong nhóm cũng tạo ra môi trường làm việc hòa đồng, hỗ trợ lẫn nhau và nâng cao hiệu quả công việc.

4.8. Sự Kiên Nhẫn Và Lòng Nhân Ái

Làm việc trong ngành y tế đòi hỏi sự kiên nhẫn và lòng nhân ái đối với bệnh nhân. Bạn cần sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và giúp đỡ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Sự kiên nhẫn giúp bạn giải quyết những tình huống khó khăn, đồng thời tạo sự thoải mái, yên tâm cho bệnh nhân. Lòng nhân ái còn giúp bạn tiếp cận công việc với tinh thần phục vụ, cống hiến hết mình, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, tạo ra ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng.

Xem thêm: Nhóm infj t nữ có phù hợp để học y dược không?

5. Trường Đào Tạo Ngành Y Dược Tốt Nhất Hiện Nay

Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành Y Dược chất lượng mà bạn có thể tham khảo như:

  • Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội 
  • Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam 
  • Đại học Dược Hà Nội
  • Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 
  • Đại học Y khoa Vinh
  • Đại học Y Dược – Đại học Huế 
  • Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng 
  • Khoa Y – Đại học Quốc gia TP.HCM 
  • Đại học Tôn Đức Thắng 
  • Đại học Y Dược TP.HCM
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Y Dược Cần Thơ

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi “học Y Dược ra làm gì?”. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm và muốn theo học ngành này thì có thể tìm kiếm thêm những thông tin như điểm xét tuyển, trường đào tạo,… Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

1. Ngành Y Dược Thi Khối Gì?

Ngành Y Dược ở Việt Nam thường xét tuyển bằng các khối thi truyền thống gồm các môn khoa học tự nhiên, cụ thể như: khối B00, khối A00, khối D07, Khối A02…

2. Học Ngành Y Dược Có Cần Phải Thực Tập Không?

Thực tập là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Y Dược. Thông qua thực tập, sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và làm quen với môi trường làm việc thực tế. Thực tập thường diễn ra tại các bệnh viện, nhà thuốc, công ty dược phẩm hoặc các cơ sở nghiên cứu.

3. Học Ngành Y Dược Có Khó Không?

Ngành Y Dược đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn, đam mê học hỏi do khối lượng kiến thức lớn và yêu cầu sự chính xác cao. Sinh viên cũng cần có nền tảng vững chắc về các môn khoa học tự nhiên cùng khả năng tự học tốt. Tuy nhiên, nếu có đủ đam mê, nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể vượt qua các thử thách.

4. Ngành Y Dược Học Gì?

Ngành Y Dược bao gồm các môn học về sinh học, hóa học, vật lý và các môn chuyên ngành như dược lý học, hóa dược, dược lâm sàng, dược liệu học, công nghệ dược phẩm, và nhiều môn học liên quan khác. Sinh viên sẽ học cách phát triển, sản xuất, kiểm nghiệm và quản lý các loại thuốc và dược phẩm, cũng như cách chăm sóc và điều trị bệnh nhân.

5. Công Nghệ Sinh Học Y Dược Ra Làm Gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học Y Dược có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghiên cứu khoa học đến ứng dụng công nghệ trong y học và dược phẩm.

6. Học Dược Lâm Sàng Ra Làm Gì?

Dược lâm sàng là lĩnh vực chuyên sâu trong ngành dược học, tập trung vào việc tư vấn, quản lý và điều trị thuốc cho bệnh nhân. Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược lâm sàng có thể làm việc trong các vai trò sau: Dược sĩ cộng đồng, Chuyên viên quản lý dược tại các cơ sở y tế, Chuyên viên quản lý dược tại các cơ sở y tế, Chuyên viên tư vấn dược, Chuyên viên kiểm nghiệm chất lượng thuốc…

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: