Xu hướng ngành Marketing trong thời điểm đại dịch Covid 19

Đánh giá post

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đột ngột hành vi và thái độ của người tiêu dùng. Để thích ứng với sự đổi mới này, các công ty đã nhanh chóng thay đổi chiến lược marketing để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Xu hướng công việc Digital Marketing  mùa Covid đã thay đổi như thế nào? Trong bài viết này JobsGO sẽ bàn luận về vấn đề này. 

Xu hướng ngành Marketing thay đổi
Xu hướng ngành Marketing thay đổi như thế nào?

Xu hướng ngành Marketing thay đổi theo hành vi của người tiêu dùng

Thói quen mua sắm và tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn do đại dịch Covid 19. Một số lượng lớn người tiêu dùng chuyển qua mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội, website. Theo các nhà bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh, mặc dù không thể khẳng định dịch Covid 19  khiến người dùng chuyển đổi toàn diện từ kênh mua hàng truyền thống sang kênh mua hàng hiện đại. Tuy vậy, ở một số danh mục sản phẩm cụ thể đã có sự chuyển dịch rõ nét từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử. Đặc biệt, chỉ thị giãn cách xã hội tại nhiều địa phương đã thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng dịch vụ giao thực phẩm, giao hàng tại nhà. Khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà, hoạt động giao dịch được thực hiện trực tuyến thay vì thông qua kênh thương mại truyền thống như trước đây. 

Xu hướng nhiều nhãn hàng đang hướng tới là thúc đẩy mức độ sẵn sàng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đối với sản phẩm cơ bản và sản phẩm tươi sống. Do tác động của dịch bệnh, khách hàng chuyển sang mua sắm trực tuyến loại sản phẩm này ngày càng tăng. Theo khảo sát của một số sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, xu hướng mua hàng online của người tiêu dùng ngày càng tăng mạnh. Trong đó 60% người được khảo sát nói rằng mình đã mua hàng online ít nhất 1 lần trong 12 tháng qua. 

Hành vi người tiêu dùng ảnh hưởng đến xu hướng của ngành Marketing
Hành vi người tiêu dùng ảnh hưởng đến xu hướng của ngành Marketing

Để nhanh chóng thích ứng với xu hướng tiêu dùng của khách hàng, nhiều công ty chuyển sang quảng cáo và thực hiện chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội, nhằm thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng online. Đa số các công ty chuyển sang hình thức bán hàng online qua Google, Facebook hoặc sàn thương mại điện tử. 

 👉 Xem thêm: Digital Marketing là gì? Những kiến thức về Digital Marketing bạn cần biết!

Xu hướng Marketing qua hình thức thực tế ảo 

Không được đến tận nơi để tận tay chạm và cảm nhận sản phẩm gây ra nhiều lo lắng cho khách hàng khi mua sắm qua mạng. Họ e ngại rằng sản phẩm mua qua mạng không phù hợp với nhu cầu của bản thân. Hiểu được điều này, nhiều nhãn hàng cho ra mắt công nghệ thực tế ảo thử sản phẩm tại nhà. Tại nhiều web của thương hiệu mỹ phẩm Mac, nhãn hàng tạo ra ứng dụng cho phép khách hàng thử màu son môi, màu kem nền, màu phấn má một cách ảo diệu. Trong khi đó nhãn hàng Lancome phát sóng chương trình làm đẹp trực tuyến đã thu hút hơn 46000 người xem tại Ý. Ông lớn Loreal cũng không hề kém cạnh khi tài trợ Snap Camera với ống kính trang điểm kỹ thuật số cho các cuộc gọi điện video trước khi phát hành Signature Faces, bộ sưu tập trang điểm kỹ thuật số đầu tiên của hãng. Nhãn hiệu Pizza Hut cho ra mắt “ con dấu ảo” chống giả mạo giúp khách hàng có thể thấy rõ nếu có ai mở hộp pizza trước khi nó được giao đến nhà. 

Xu hướng Marketing qua hình thức thực tế ảo
Xu hướng Marketing qua hình thức thực tế ảo

Khi giãn cách, tất cả mọi người phải làm việc và học tập tại nhà thông qua ứng dụng ảo như Zoom, Teams… Việc trò chuyện, kết nối qua video trở nên bùng nổ. Nền tảng trò chuyện video Zoom đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng đáng kinh ngạc 418% về tỷ lệ chấp nhận chỉ trong hai tháng. Các nhãn hàng đang chuyển dần sang hình thức Marketing qua thực tế ảo, để tăng trải nghiệm mới lạ thu hút khách hàng. 

Hiệu ứng lan truyền phát triển mạnh mẽ 

Hiệu ứng lan truyền đang phát triển ngày càng lớn mạnh trong giai đoạn dịch bệnh. Người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn hàng hóa dựa việc họ đã bắt gặp sản phẩm hay có ấn tượng về sản phẩm từ trước. Nghiên cứu cho thấy mọi người có xu hướng tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh. Khi một sản phẩm được nhiều người đánh giá tích cực, cảm nhận của người tiêu dùng sẽ có thiện cảm đối với sản phẩm đó. Nắm bắt tâm lý này của khách hàng, các thương hiệu đã triển khai chiến lược Marketing khai thác hiệu ứng lan truyền để quảng bá cho sản phẩm. 

 👉 Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Cách ứng dụng chiến lược 4P hiệu quả

Hiệu ứng lan truyền phát triển mạnh mẽ
Hiệu ứng lan truyền phát triển mạnh mẽ

Marketing kết hợp với Influencer 

Các thương hiệu sử dụng hình thức Marketing kết hợp Influencer nhằm mục đích gia tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Trong thời điểm dịch Covid 19, người tiêu dùng dành nhiều thời gian online, lướt mạng xã hội hơn, khiến họ bị quá tải thông tin và hoang mang khi đưa ra quyết định lựa chọn một sản phẩm. Chính vì vậy, họ có xu hướng tham khảo ý kiến từ người nổi tiếng, Influencer, KOL và người xung quanh. Khách hàng lựa chọn tham khảo từ nhiều nguồn thông tin không chỉ để đảm bảo về sự chắc chắn, mà còn là sự an toàn khi họ đưa ra những lựa chọn mua hàng. 

Sức hấp dẫn của các sản phẩm “0 đồng” 

Sức hấp dẫn của các sản phẩm “0 đồng” 
Sức hấp dẫn của các sản phẩm “0 đồng” 

Người tiêu dùng bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi các sản phẩm miễn phí, sản phẩm đồng giá hay cả miễn phí ship. Trong thời kỳ khó khăn do dịch bệnh, chiến lược ưu đãi mua 1 tặng 1 hay miễn phí 0 đồng trở nên có sức hút hơn bao giờ hết. Nhiều thương hiệu đã thấu hiểu hành vi người tiêu dùng để tung ra các chiến lược khuyến mãi vào ngày nhất định trong tháng như ngày 8 tháng 8, ngày 9 tháng 9 để kích cầu mua sắm. 

Tiếp thị đa kênh (omnichannel)

Một chiến thuật Marketing khả thi và hiệu quả cao là tiếp thị đa kênh (omnichannel). Nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang hình thức tiếp cận đa kênh với mục tiêu tối hóa lợi nhuận từ ngân sách tiếp thị của công ty bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận trên nhiều nền tảng quảng cáo. 

Với cách tiếp cận đa kênh, doanh nghiệp có thể đầu tư vào nhiều chiến lược và nền tảng khác nhau, bao gồm: 

  • Tiếp thị truyền thông xã hội
  • PR
  • Marketing trực tiếp
  • Podcast
  • Quảng cáo điện thoại
  • Xác nhận và tài trợ

Ngày nay 70% người tiêu dùng sử dụng 3+ kênh, vì vậy các nhãn hàng nên đa dạng hóa nội dung Marketing và tiếp cận gần hơn đến khách hàng. 

 👉 Xem thêm: Nhu cầu tuyển dụng nhân viên Marketing ngày càng tăng cao

Tiếp thị đa kênh (omnichannel)
Tiếp thị đa kênh (omnichannel)

Covid 19 ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của mọi người. Để có thể phát triển và sống sót qua đại dịch, các nhãn hàng luôn phải thay đổi từng ngày để thích nghi. Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có cái nhìn toàn cảnh về xu hướng ngành Marketing trong đại dịch Covid 19.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: