TRẢ LỜI CÂU HỎI “ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA BẠN LÀ GÌ?” SAO CHO THUYẾT PHỤC

5/5 - (1 vote)

Với những bạn đã kinh nghiệm phỏng vấn xin việc thì câu hỏi này vốn đã quá quen thuộc rồi, nhưng với những bạn chưa có kinh nghiệm thì khả năng bị “bí” là điều dễ hiểu.

Cũng như nhiều câu hỏi khác trong một buổi phỏng vấn xin việc, chúng ta không biết cách trả lời câu hỏi “điểm mạnh, điểm yếu” của bạn là gì? Nên trả lời bao nhiêu điểm mạnh là đủ, liệu câu trả lời đó có biến mình trở thành kẻ tự tin thái quá hoặc có thuyết phục được nhà tuyển dụng hay không? Còn nếu đưa ra những điểm mạnh không nổi bật thì lại không được đánh giá cao?…

Thật ra với câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì? Mục đích của nhà tuyển dụng không phải để biết bạn có điểm mạnh gì, mà cái họ quan tâm là bạn đã ứng dụng điểm mạnh đó vào đâu cho công việc trước, và với công việc bạn đang ứng tuyển. Thế nên nếu bạn chỉ trả lời “tôi có khả năng giao tiếp tốt” hoặc “tôi có thể làm việc dưới áp lực cao” thì rất nhiều người khác cũng sẽ có câu trả lời tương tự như vậy.

Điều bạn cần làm ở đây là đưa ra những ví dụ chứng minh, những câu chuyện của cả nhân bạn và những con số được định lượng cụ thể về thành tích mà bạn có được nhờ vào điểm mạnh đó. Ví dụ nếu bạn nói “điểm mạnh của tôi là có thể làm việc dưới áp lực cao” , “tôi đã từng gặp 50 khách hàng trong một tuần và đàm phán được 30 hợp đồng” hoặc “tôi đã từng quản lý 10 chiến dịch trong một ngày”…đó mới chính là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Một vấn đề ở đây là bạn không biết nói đến điểm mạnh nào có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ở đây bạn có thể đưa ra từ hai đến ba kỹ năng, cách dễ nhất để tạo ra sự liên quan là bạn đưa ra một work-related skills. Ví dụ khi nói Skills nào thì bạn nghĩ đến Marketing? Quản lý Fanpage, chạy Facebook Ads, chạy Google Ads,… Nếu bạn có những kỹ năng như vậy thì cực kì liên quan luôn. Nếu bạn chưa có, đành phải dùng các kĩ năng mềm vậỵ.

Bên cạnh câu hỏi về điểm mạnh, câu hỏi về điểm yếu cũng là một câu hỏi mà chúng ta thường gặp khi đi phỏng vấn. Câu hỏi về điểm yếu thường gây khó khăn cho chúng ta vì tâm lý khi đi phỏng vấn là không ai muốn nói về cái mà mình kém cả. Lỡ nói ra rồi bị nhà tuyển dụng bắt bẻ thì sao? Để trả lời tương đối thuyết phục câu hỏi này, mình gợi ý với các bạn hai cách sau:

  • Nói về điểm yếu và điểm mạnh của nó

Mình lấy ví dụ cho dễ hiểu, nếu bạn nói “điểm yếu của tôi là chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ABC” thì bạn sẽ nói thêm đây chính là cơ hội để bạn học hỏi và nâng cao kiến thức cho bản thân mình.

  • Nói về quá trình bạn đã khắc phục điểm yếu đó như thế nào

Ví dụ bạn có thể nói rằng “ Một năm trước đây làm là một người rất rụt rè và rất ngại giao tiếp, điều này đã gây nhiều trở ngại cho em trong công việc cũng như trong cuộc sống. Và em đã quyết tâm khắc phục điểm yếu này bằng cách đặt ra mục tiêu cho mình mỗi ngày phải nói chuyện với ít nhất ba người và kết bạn với ít nhất một người bạn mới, em cũng đã đọc nhiều sách và tham gia những khóa học về nghệ thuật giao tiếp để thực hành. Đến bây giờ, điểm yếu đó của em đã được khắc phục rất nhiều”.

Đó, ví dụ là như vậy. Miễn sao bạn nói thật kĩ và rõ ràng về các bước bạn đã làm để khắc phục điểm yếu là được. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn tích cực hơn về bạn.

Sau cùng không quan trọng bạn có điểm mạnh hay điểm yếu gì, quan trọng là cách trả lời của bạn có chân thành và thuyết phục hay không thôi.

 

Tham khảo: Anh Tuấn Lê

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: