Overthinking là gì? Cần làm gì khi rơi vào tình trạng suy nghĩ quá mức?

Đánh giá post

Overthinking là một “căn bệnh” đang khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những người trẻ. Overthinking gây ra rất nhiều tác hại, ảnh hưởng đến tinh thần, công việc cũng như cuộc sống của người mắc “căn bệnh” này. Vậy hiểu đúng overthinking là gì? Cần làm sao để khắc phục, hạn chế được tình trạng overthinking? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay qua bài viết bạn nhé.

1. Overthinking là gì?

Overthinking được hiểu là suy nghĩ quá mức, tiêu cực hóa những vấn đề đang hoặc sắp xảy ra trong cuộc sống.

overthinking là gì
Overthinking là gì?

Nó bao gồm có 2 dạng là:

  • Ruminating – hồi tưởng, suy nghĩ về quá khứ: đây là trường hợp mà sự việc đã diễn ra, đã có kết quả rồi nhưng bạn vẫn bị ảnh hưởng, phân tâm và nghĩ về nó.
  • Worrying – lo lắng cho tương lai: với trường hợp này, bạn lại nghĩ quá nhiều về những sự kiện sắp xảy ra, đến mức lo lắng và vẽ ra hàng loạt những tình huống xấu có thể xuất hiện.

2. Biểu hiện của overthinking

Biểu hiện rõ ràng và dễ thấy nhất của overthinking chính là việc bạn luôn tự chất vấn bản thân, suy nghĩ quá nhiều về điều gì đó. Bạn sẽ dành thời gian để xem xét, tìm hiểu về nguồn gốc, lý do tại sao lại có những suy nghĩ đó ở trong đầu mình. Và việc kiểm soát suy nghĩ bản thân đối với bạn là vô cùng khó khăn.

Ngoài ra, khi rơi vào tình trạng overthinking, bạn cũng xuất hiện những hoài nghi, không chắc chắn về quyết định của mình. Bạn sẽ cố để xem người khác nghĩ gì, luôn sợ mình sẽ mắc sai lầm.

Để biết rõ bản thân có đang mắc phải chứng rối loạn lo âu – overthinking hay không, bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau:

  • Có phải lúc nào bạn cũng phải suy nghĩ, lo lắng về điều gì đó?
  • Bạn thường hỏi tại sao bản thân lại như vậy?
  • Bạn có thường cảm thấy buồn và chìm sâu vào suy nghĩ nào đó không?
  • Bạn có phải vật lộn với việc kiểm soát suy nghĩ của bản thân không?

Nếu câu trả lời cho các câu hỏi trên là “Có”, khả năng bạn bị overthinking là rất cao.

Xem thêm: 5 suy nghĩ có hại cho sự nghiệp bạn cần loại bỏ

overthinking
Biểu hiện của overthinking

3. Nguyên nhân gây ra overthinking

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị rối loạn lo âu. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến là:

3.1 Quá cầu toàn

Việc bản thân quá cầu toàn, tham vọng cũng là một lý do khiến bạn phải suy nghĩ nhiều. Đối với bất kỳ sự kiện nào trong công việc, cuộc sống, bạn cũng muốn phải đạt được kết quả tốt, thành tựu lớn nhất. Vì thế mà bạn sẽ bị suy nghĩ quá nhiều đến những tình huống có thể xảy ra hay kết quả và hình thành chứng overthinking.

Tuy nhiên, nếu đã bị rối loạn lo âu, mọi suy nghĩ của bạn thường sẽ bị tiêu cực. Mà tiêu cực thì khó mà đạt được những kết quả tốt đẹp dù bạn đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều.

3.2 Chú ý quá nhiều đến kết quả

Bất cứ ai khi làm việc cũng sẽ chú trọng đến kết quả, luôn mong muốn mọi thứ đều tốt đẹp, suôn sẻ. Thế nhưng, có những người lại đặt yếu tố này lên quá cao, dẫn đến việc bị lo lắng nhiều cho những gì mình làm. Họ cho rằng, càng suy nghĩ nhiều thì sẽ càng đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng vậy, suy nghĩ tiêu cực có khả năng biến những kỳ vọng của họ thành thất vọng.

3.3 Quá quan tâm đến tiểu tiết

lo lắng quá mức
Nguyên nhân gây ra overthinking

Khi bạn quá chú ý đến những tiểu tiết nhỏ, bạn sẽ trở nên suy nghĩ nhiều và có xu hướng phân tích cặn kẽ về chúng. Vậy nhưng, nếu bạn không biết chọn lọc vấn đề thì sẽ nghĩ cả về những điều tiêu cực, đi xa hướng ban đầu và mắc chứng thích làm quá mọi việc lên. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra “căn bệnh” overthinking.

Xem thêm: Để áp lực không biến thành stress

4. Overthinking gây ra những tác hại gì?

Overthinking gây ra rất nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý của người “mắc bệnh” đó là:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: người thường xuyên bị rối loạn lo âu sẽ bị tiêu cực hóa các vấn đề, suy nghĩ nhiều và có nguy cơ mắc chứng tự kỷ, trầm cảm cao.
  • Não bộ bị quá tải: khi suy nghĩ quá nhiều, cơ thể bạn sẽ bị mệt mỏi, không muốn làm gì, não bộ dường như bị trì trệ trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin.
  • Chán nản với cuộc sống: khi bị overthinking, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ quá vô nghĩa, chán trường và muốn dừng tất cả mọi việc lại.
  • Ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định: khi suy nghĩ mọi thứ quá tiêu cực, bạn sẽ không còn minh mẫn, khó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác.
suy nghĩ quá mức
Overthinking gây ra những tác hại gì?

5. Làm sao để hạn chế tình trạng overthinking?

Thực tế, ai cũng đã, đang hoặc sẽ mắc phải chứng overthinking, chỉ là mức độ có thể nhỏ, không đáng kể nên đôi khi các bạn không phát hiện ra. Vậy làm sao để hạn chế, khắc phục được chứng rối loạn lo lâu này? JobsGO đã tổng hợp và sẽ gửi đến các bạn một số bí quyết dưới đây:

5.1 Nhận biết khi nào mình đang bị overthinking

Ranh giới giữa “suy nghĩ quá mức” và “cố gắng giải quyết vấn đề” là khá mong manh. Chính vì vậy mà nhiều người thường có sự nhầm lẫn, cho rằng bản thân chỉ đang cố hoàn thành tốt mọi việc chứ không phải mắc chứng overthinking.

Để không bị rơi vào mớ tiêu cực này, trước hết, bạn phải nhận thức rõ giải quyết vấn đề là có thể đưa ra giải pháp khắc phục. Còn suy nghĩ quá nhiều chỉ khiến bạn quẩn quanh một vấn đề, chìm đắm trong tiêu cực.

Xem thêm: Suy nghĩ tích cực – “chìa khóa vàng” để bạn thành công và hạnh phúc hơn

5.2 Làm rõ các nguyên nhân

Đối với chứng overthinking, nó không diễn ra liên tục mà chỉ xuất hiện khi bị kích thích bởi nguyên nhân nào đó. Ví dụ như khi ai đó hỏi bạn dự định cho tương lai như thế nào hay tại sao bạn không làm như thế này mà lại làm thế kia?,… Tất cả những điều này đều sẽ khiến bạn căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ rất nhiều.

Vì vậy, việc nhận biết đúng nguyên nhân, phân tích, làm rõ chúng cũng là một phương pháp để bạn tránh bị rối loạn lo âu.

5.3 Thay đổi tư duy, nhận thức

Muốn khắc phục được tình trạng overthinking, bạn sẽ cần phải thay đổi nhận thức của mình về các vấn đề. Bạn có thể giải quyết tình huống theo một hướng tích cực hơn, nhìn thoáng mọi việc thay vì những suy nghĩ tiêu cực.

Ví dụ, nếu thấy công việc hiện tại quá nhàm chán, không có cơ hội phát triển, bạn hãy nghĩ đến một hướng khác là tìm đến công việc thú vị hơn, có thể thăng tiến chứ đừng nghĩ mãi là “tại sao mình lại làm công việc như thế này?” hay “tại sao lương mình lại thấp như vậy, đi làm 5 năm vẫn không thể lên quản lý?,…”.

5.4 Đánh lạc hướng suy nghĩ của bản thân

vượt qua overthinking
Làm sao để hạn chế tình trạng overthinking?

Một phương pháp cũng khá hữu hiệu để giảm bớt suy nghĩ tiêu cực đó là hãy đánh lạc hướng bản thân. Bạn có thể tham gia các hoạt động tích cực, có tương tác cao để không phải nghĩ nhiều về điều gì đó. Chẳng hạn như đi du lịch, chơi game, đọc sách, xem phim,…

5.5 Học cách biết ơn, hài lòng

Cầu toàn không phải là xấu nhưng quá cầu toàn, tham vọng lại khiến các bạn dễ mắc chứng rối loạn lo âu. Đôi khi, bạn cần nhận thấy cuộc sống này đang rất tốt, bạn cần biết ơn, hài lòng với những gì mình đang có ở hiện tại. Tất nhiên, cố gắng, nỗ lực là điều nên làm nhưng hãy dừng ở một mức nhất định thôi nhé, đừng để bản thân trở nên mệt mỏi.

Xem thêm: “Tích cực độc hại” nơi công sở, làm sao để tránh xa cạm bẫy?

Hy vọng những thông tin JobsGO chia sẻ đã giúp cho các bạn hiểu rõ, hiểu đúng “overthinking là gì?”. Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, hãy tham khảo ngay các bí quyết trên bài viết để khắc phục và tạo nên một cuộc sống vui vẻ, tốt đẹp, tích cực hơn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: