“Tích cực độc hại” nơi công sở, làm sao để tránh xa cạm bẫy?

Đánh giá post

Có những giai đoạn khó khăn, mệt mỏi, nhiều người khuyên bạn nên cố gắng, tích cực và lạc quan lên. Thế nhưng, “cố tỏ ra là mình ổn, nhưng sâu bên trong nước mắt là biển rộng” đôi khi chỉ khiến bản thân trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Chính bạn đang tự tạo ra một chiếc vỏ bọc “tích cực” để che đậy đi những “tiêu cực” đang xảy ra. Và nhất là tại nơi làm việc, điều này được gọi là “tích cực độc hại nơi công sở”, nó là liều thuốc độc mà bạn cần phải tránh xa.

Khi nào tích cực lại trở nên tiêu cực nơi công sở?

Trong suốt 2 năm qua, tình hình dịch bệnh căng thẳng đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống, gia đình của nhiều người. Và trong những lúc khó khăn chồng chất khó khăn này, chúng ta vẫn luôn tự động viên nhau rằng “hãy cố gắng lên”, “suy nghĩ tích cực lên”, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Thay vì lo lắng, sợ hãi, có những người lại bảo nhau đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình. Thế nhưng, nếu cứ vô lo vô nghĩ như vậy, liệu cuộc sống của bạn sau này sẽ thế nào? Người đưa ra lời khuyên cho bạn căn bản sẽ không bao giờ phải chịu cảnh đau thương, mất mát đó, cuộc sống của họ đã quá no đủ, giàu sang. Và lúc này, chính những điều tích cực đó lại vô tình trở thành tiêu cực, đối với một số người.

Khi nào tích cực lại trở nên tiêu cực nơi công sở?
Khi nào tích cực lại trở nên tiêu cực nơi công sở?

Thực tế, ranh giới giữa tích cực và tích cực độc hại, nó rất mong manh. Khi chúng ta gặp chuyện không hay, một lời khuyên có thể giúp trấn an tinh thần phần nào. Tuy nhiên, nếu bạn cứ cứng nhắc mà giữ thái độ tích cực trong khi bản thân không ổn chút nào, bạn cứ cố mang trong mình chiếc mặt nạ để che giấu cảm xúc, thì đó lại trở thành thứ độc hại.

Hiện nay, trong môi trường công sở cũng xuất hiện khá nhiều “tích cực độc hại”. Ví dụ như trong tình huống khó khăn, thay vì cố gắng tìm ra phương pháp giải quyết, nhiều người lại tỏ ra né tránh, cho rằng bản thân cố gắng đến đó là đã rất tốt rồi. Thế nhưng, cảm giác tự động viên mình, tự hài lòng, lạc quan dù kết quả không đến đâu sẽ khiến bạn mãi giậm chân tại chỗ, không thể phát triển, thậm chí là thụt lùi. Không phải tích cực ở môi trường nào cũng tốt, các bạn cần phải thật tỉnh táo để không sa vào cạm bẫy “tích cực mà độc hại”.

👉 Xem thêm: Toxic là gì? Dấu hiệu bạn đang làm việc trong một môi trường độc hại

Nguyên nhân dẫn đến “tích cực độc hại” nơi công sở là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra “tích cực độc hại” nơi công sở. Nổi bật trong đó phải kể đến chính là 2 nguyên nhân sau:

Sống ảo trên mạng xã hội

Sống ảo trên mạng xã hội
Sống ảo trên mạng xã hội là nguyên nhân dẫn đến tích cực độc hại nơi công sở

Facebook, Zalo, Instagram,… là những mạng xã hội đang gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Hàng ngày, đồng nghiệp đều cập nhật thông tin, hình ảnh tận hưởng cuộc sống, khoe ra mặt tốt của bản thân. Họ luôn cố đưa ra những gì lung linh, tuyệt vời nhất để thỏa mãn sự khoe mẽ, câu like, tìm kiếm sự chú ý, tương tác từ bạn bè. Những người này đều thích sống ảo, đếm lượt like, share, comment,… để làm lời động viên cho cuộc sống, mặc dù bên ngoài chưa chắc họ đã được như vậy.

Lối sống xa xỉ, sang chảnh này luôn được mọi người trầm trồ, ngưỡng mộ. Cũng vì thế mà có những kẻ xấu lợi dụng lòng tin, càng cố khuếch tán sự xa xỉ, nhằm đánh bóng tên tuổi, thực hiện mục đích trục lợi cho bản thân. Như vậy, những lời khuyên, chỉ dạy tưởng là tích cực này lại trở thành tiêu cực, khiến các bạn “tiền mất tật mang”.

Lời động viên đôi khi lại là “con dao hai lưỡi”

Khi bạn gặp phải khó khăn, đồng nghiệp thường động viên hãy cố gắng vượt qua. Thế nhưng, đôi khi lời khuyên đó lại là con dao hai lưỡi nếu không biết tận dụng đúng nơi, đúng thời điểm. Trường hợp mọi người động viên để bạn bớt đau buồn, phấn chấn lên thì sẽ là tích cực. Ngược lại, nếu lời khuyên khiến bạn ngủ quên trong sự “tích cực” thì lại trở thành tiêu cực, có hại cho bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Sự lạc quan đến từ chủ quan chính là thủ phạm nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp, khiến cho bạn khó phát triển. Nếu bạn cứ mãi ngủ quên trong “tích cực độc hại” đó, bạn sẽ tự tay hủy hoại bản thân kình.

👉 Xem thêm: Cả nể nơi công sở: Căn bệnh khiến bạn khó phát triển trong sự nghiệp

Lời động viên đôi khi lại là “con dao hai lưỡi”
Lời động viên đôi khi lại là “con dao hai lưỡi”

Làm sao để tránh xa cạm bẫy “tích cực độc hại”?

Qua những phân tích trên, chắc hẳn các bạn đã nhận thấy rõ “tích cực độc hại” nguy hiểm như thế nào. Ranh giới giữa tích cực và tiêu cực là rất mong manh. Và nếu bạn rơi vào cạm bẫy tích cực do chính bản thân tạo ra hay bị người khác tác động vào, bạn cần phải suy nghĩ và quay về ngay với thực tại.

Hiện nay, một trong những cách tốt nhất để bạn có thể tránh xa được cạm bẫy này đó là đối mặt với hiện thực cuộc sống, với công việc của mình. Dù bạn căng thẳng, bị phê phán, đánh giá không tốt, hãy nhìn nhận nó theo chiều hướng khách quan nhất, từ đó tìm cách khắc phục. Bởi con người không ai hoàn hảo, không ai làm việc gì cũng sẽ thành công ngay từ lần đầu tiên. Nếu bạn nhận được lời phê phán, phản đối trong công việc, bạn cần tìm ra vấn đề để sửa chữa cho đúng. Việc bạn trốn tránh hay tự an ủi mình sẽ chỉ có tác dụng tại thời điểm đó, xét về lâu dài, nó sẽ giết chết sự nghiệp của bạn.

Làm sao để tránh xa cạm bẫy “tích cực độc hại”?
Làm sao để tránh xa cạm bẫy “tích cực độc hại”?

Thực tế, sẽ rất ít người có thể nhận ra loại “tích cực độc hại” nơi công sở. Do đó, nếu bạn phát hiện sớm, hãy nhanh chóng tránh xa, đừng để bản thân rơi vào hố sâu và hủy hoại sự nghiệp của bản thân nhé.

👉 Xem thêm: 10 căn bệnh “mãn tính” phổ biến chốn công sở hiện nay

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: