Tiêu cực là gì? Làm sao để đánh bay cảm xúc tiêu cực nơi công sở?

4.5/5 - (1 vote)

Tiêu cực không phải lúc nào cũng xấu, nhưng việc làm chủ và biến nó thành cảm xúc tích cực thật không đơn giản chút nào. Ở bài viết này, JobsGO sẽ giúp bạn làm rõ tiêu cực là gì? Lợi ích, tác hại cũng như cách làm chủ cảm xúc tiêu cực để thành công trong cuộc sống!

Tiêu cực là gì?

Như chúng ta đã biết, tích cực là phản ứng hài lòng, lạc quan của con người khi đối diện với một vấn đề nào đó. Trái với định nghĩa tích cực là gì, tiêu cực lại là tính từ chỉ những hành động/ ý nghĩ kém lạc quan diễn ra trong não bộ. Nguồn năng lượng này thường xuất hiện do một sự kiện/ hành động nào đó từ môi trường bên ngoài, khiến chủ thể bị tác động theo chiều hướng xấu. Khi tiêu cực, con người dễ rơi vào trạng thái lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi và thậm chí có thể stress triền miên.  

tiêu cực là gì
Tiêu cực là gì?

Định nghĩa tiêu cực tiếng Anh (negative) theo từ điển Oxford được diễn giải như sau: “Expressing, containing or consisting of a negation, refusal or denial as well as not expecting good things, or likely to consider only the bad side of a situation.” có nghĩa là “phủ định những điều tốt đẹp, chỉ nhìn về mặt xấu trong mọi tình huống”.

Bạn có đang là một nhân viên tiêu cực?

Lối sống tiêu cực là gì? Biểu hiện như thế nào? Không khó để nhận ra một cá nhân đang ở trong trạng thái tiêu cực. Điều đó dễ thấy nhất ở người có những dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên tức giận: Bộc phát, nóng nảy và có những hành động vượt quá tầm kiểm soát khi công việc không thuận lợi hay gặp bất mãn với đồng nghiệp & sếp.
  • Hay lo lắng: Ăn uống thất thường, ngủ không đủ giấc, luôn cảm thấy không hài lòng, không yên tâm về bản thân và công việc.
  • Đàn áp mọi cuộc trò chuyện: Liên tục than vãn về cuộc sống, công việc và những chuyện xung quanh mình, phớt lờ những vấn đề của người khác.
  • Nói sau lưng người khác: Biến chuyện nhỏ thành chuyện lớn, thường xuyên kể lể nói xấu sau lưng đồng nghiệp mà không trực tiếp góp ý với họ.
  • Nhạy cảm: luôn coi nặng những lời phê bình, nhầm lẫn trêu đùa và chê trách.

    tiêu cực là gì
    Bạn có đang là một nhân viên tiêu cực?
  • Tự ti về bản thân: Luôn mặc cảm và cho rằng mình không đủ thông minh, không đủ năng lực hay sự cống hiến; hay tự so sánh mình và cho rằng mình thua kém người khác.
  • Hay dùng từ “nhưng”: Luôn đặt những suy nghĩ tiêu cực cạnh mặt tích cực, luôn tìm kiếm những khuyết điểm bên trong lời khen. Lời nói tiêu cực là gì? Chính là những mẫu câu diễn tả sự chán chường hoặc ngay cả những lời khen có từ “nhưng” (bài báo này được đấy nhưng dài quá, cô ấy thật xinh đẹp nhưng chắc sẽ chảnh,…).
  • Vô định về tương lai: Sống không có kế hoạch, vô định và không còn hào hứng trong công việc, cuộc sống cá nhân.

Bạn có từng gặp phải ít nhất một trong các dấu hiệu này? Đừng vội lo lắng, chúng là những cảm xúc ai cũng từng hoặc sẽ gặp phải trong đời. Điều quan trọng là cách nhìn nhận và khống chế nó.

? Xem thêm: 5 tiêu chí đánh giá thái độ trong công việc

Tiêu cực tác động tới chúng ta như thế nào?

Trong công việc và cuộc sống, chắc chắn sẽ có những lần chúng ta gặp phải chuyên không như ý. Thay vì lo lắng và sợ hãi, chúng ta buộc phải học cách đối mặt. Bởi khi quá lo lắng và sợ hãi, những cảm xúc tiêu cực sẽ lại đến với chúng ta càng nhanh và mạnh hơn. Việc quá tập trung vào một vấn đề nào đó khiến não bộ dồn toàn năng lượng vào nó, phóng đại nó lên nhiều lần. Một sự việc tưởng chừng đơn giản nhưng với thái độ tiêu cực sẽ khiến nó trở nên trầm trọng hoá, nhấn chìm và khiến bạn không lối thoát.

tiêu cực là gì
Tiêu cực tác động tới chúng ta như thế nào?

Nhìn lại những cảm xúc tiêu cực, sẽ chẳng ai muốn một lần phải trải nghiệm chúng. Cảm xúc tiêu cực không chỉ khiến bạn u mê trong bóng tối, mãi không thể tìm thấy lối thoát mà quan trọng hơn, điều đó có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn. Bởi không phải ai cũng đủ lạc quan và biết cách bảo vệ mình khỏi những năng lượng tiêu cực từ người khác. Khi bạn truyền cho họ quá nhiều những điều tồi tệ, họ có thể bị cuốn theo và “bị bủa vây” theo bạn.

Ngoài những tác hại nghiêm trọng, chúng ta cũng cần phải khẳng định rằng: tiêu cực không phải lúc nào cũng xấu. Tiêu cực chính là bản ngã của tích cực, khiến chúng ta thấu được giá trị của sự tích cực. Trong nhiều trường hợp, cảm xúc tiêu cực còn có thể chuyển hoá thành động lực, giúp chúng ta trưởng thành và phát triển.

? Xem thêm: Những thói quen tiêu cực cần loại bỏ vào buổi sáng

4 cách cân bằng cảm xúc, đập tan tiêu cực

Thật khó có thể đánh bay hoàn toàn cảm xúc tiêu cực. Bởi ngay trong khái niệm “tiêu cực là gì?” chúng ta đã hiểu đây là một cảm xúc tất yếu của con người. Tuy không thể hoàn toàn phủ nhận, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát nó, bằng một số các biện pháp sau đây:

tiêu cực là gì
4 cách cân bằng cảm xúc, đập tan tiêu cực

Sống khoa học và lành mạnh

Muốn nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, chúng ta cần một bộ não khỏe mạnh. Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ phần nào làm giảm căng thẳng cho não, giúp cơ thể được lưu thông đủ máu, hạn chế mệt mỏi lo âu.

Biết cách thư giãn

Cần biết phân nhỏ quỹ thời gian, hạn chế làm việc liên miên. Hít thở sâu và thư giãn trước mỗi vấn đề cũng là cách giúp bạn bình tĩnh và tạo năng lượng tích cực cho não.

Ưu tiên cho những cảm xúc tích cực

Trước bất kỳ một vấn đề nào đó, hãy tập cách nhìn nhật theo mặt tích cực và tập trung vào nó. Hãy để cảm xúc tích cực là ưu tiên, khi đó bạn sẽ không còn nhiều tâm trí để nghĩ đến những vấn đề tiêu cực.

tiêu cực là gì
Ưu tiên cho những cảm xúc tích cực

Học cách chia sẻ

Bạn có biết, những cảm xúc tiêu cực có thể được vơi bớt khi được chia sẻ với người khác hoặc viết lên giấy? Thay vì giữ trong lòng, đừng ngại chia sẻ, giải bài để hạnh phúc hơn nhé!

Tiêu cực là gì? Chính là những cảm xúc có thể nhấn chìm chúng ta nếu không được khống chế. Hãy biết làm chủ cảm xúc để thêm thành công trong công việc và cuộc sống nhé. Và cũng đừng quên tiếp tục dõi theo ủng hộ jobsgo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!

? Xem thêm: Suy nghĩ tích cực – “chìa khóa vàng” để bạn thành công và hạnh phúc hơn

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: