Người hướng nội là như thế nào? Đặc điểm, tính cách của người hướng nội

Đánh giá post

Hướng nội là một trong những tính cách con người phổ biến hiện nay. Vậy như thế nào là người hướng nội? Đặc trưng, ưu điểm – hạn chế của người hướng nội là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Như thế nào là người hướng nội?

Người hướng nội thường được coi là người trầm tính, dè dặt và chu đáo. Họ không chủ động tìm kiếm sự chú ý đặc biệt hoặc tham gia nhiều vào các sự kiện xã hội. Lý do là bởi những việc này có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái và kiệt sức.

người hướng nội
Người hướng nội khá nhút nhát, ngại giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người

Họ có đặc điểm khá trái ngược với người hướng ngoại. Người hướng ngoại thường được mô tả là những người với nhiều sự tương tác và kết nối trong cuộc sống hàng ngày. Họ luôn có mặt trong các cuộc tụ tập và họ phát triển rất tốt trong một môi trường bận rộn.

Nhà tâm lý học Carl Jung là người đầu tiên mô tả hai thái cực tính cách con người này vào những năm 1960. Theo ông, người hướng nội và người hướng ngoại có thể được tách biệt dựa trên cách họ lấy lại năng lượng. Họ được định nghĩa là những người thích các môi trường kích thích tối thiểu và họ cần thời gian một mình để nạp năng lượng. Người hướng ngoại cảm thấy tràn đầy năng lượng khi bên người khác.

Tuy nhiên, những đặc điểm tính cách này không phải là tất cả. Một người được cho là hướng nội có thể có những yếu tố hướng ngoại trong tính cách của họ; họ có thể thích vẫn thích kết giao với mọi người. Những người hướng ngoại thỉnh thoảng cũng có thể thích cô đơn hơn một chút và thích làm việc một mình khi họ thực sự cần tập trung.

2. Đặc điểm tính cách của người hướng nội

Dưới đây là một số đặc điểm tính cách phổ biến của người hướng nội:

2.1 Muốn dành nhiều thời gian cho bản thân

Ý tưởng ở nhà một mình thật sự thú vị với họ. Những khoảng thời gian cho bản thân này rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của người hướng nội. Cho dù họ chỉ đơn giản là dành thời gian nghỉ ngơi hay tham gia vào một hoạt động nào đó, thì việc được làm một mình cũng khá hấp dẫn. Người hướng nội thường thích đọc sách, làm vườn, thủ công, viết lách, chơi game, xem phim hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào một mình.

2.2 Bị kiệt sức bởi các tương tác xã hội

Những người hướng ngoại sẽ ít khi bỏ lỡ một buổi tối thứ Sáu bên ngoài với bạn bè, còn những người hướng nội biết khi nào họ đã sử dụng hết năng lượng và cần nạp lại. Điều đó không có nghĩa là tất cả những người hướng nội sẽ không bao giờ đến các bữa tiệc – họ có thể tận hưởng chúng như bất kỳ người hướng ngoại nào – nhưng vào cuối một buổi như vậy, họ cần phải thoát ra ngoài để nạp năng lượng và thiết lập lại.

Xem thêm: Người hướng nội và chiếc ghế lãnh đạo

hướng nội là gì
Đặc điểm tính cách của người hướng nội

2.3 Thích làm việc một mình hơn

Nếu bạn không thực sự thoải mái khi liên tục làm việc với nhiều người, bạn có thể là người hướng nội. Người có xu hướng sống khép mình thường hoạt động tốt nhất khi họ làm việc một mình. Sự cô lập cho phép họ tập trung sâu sắc và tạo ra kết quả cao. Điều này không đồng nghĩa với việc họ không thể hợp tác làm việc với mọi người; họ chỉ đơn giản muốn tập trung vào nhiệm vụ cần hoàn thành hơn là để tâm tới những khía cạnh xã hội của việc làm việc nhóm.

2.4 Thích vòng bạn bè chỉ có những người thân

Với người hướng nội, vòng bạn bè thường sẽ khá hẹp. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ không thích kết giao hay tương tác xã hội. Họ thích tận hưởng những cuộc trò chuyện, cảm thấy vui vẻ khi ở trong vòng bạn bè thân thiết của mình. Một mối quan hệ chất lượng sẽ chính là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc của người hướng nội.

2.5 Cuộc sống nội tâm, có óc tò mò

Người hướng nội có thể mơ mộng, suy nghĩ về điều gì đó từ rất lâu trước khi quyết định thực hiện. Họ có cả một quá trình dài để suy ngẫm, nghiên cứu, đến khi cảm thấy bản thân đã chuẩn bị sẵn sàng, tích lũy đủ kiến thức mới bắt tay vào theo đuổi ước mơ, sở thích.

2.6 Dễ mất tập trung

Người hướng nội thường “chạy trốn” công việc trước mắt bằng cách thả hồn vào điều gì đó, để tâm trí “lang thang”. Điều này khiến họ rơi vào tình trạng mất tập trung và đôi khi gây ảnh hưởng đến công việc chung.

2.7 Thích viết hơn nói

Đặc điểm nổi bật của những người hướng nội đó là thích viết nhiều hơn nói. Bởi sống nội tâm, ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài nên khả năng giao tiếp, truyền đạt của họ chưa thực sự tốt. Họ dường khó sắp xếp được những điều cần nói hoặc phải suy nghĩ kỹ về câu trả lời. Nếu buộc phải đưa ra quyết định trong cuộc trò chuyện, có lẽ họ sẽ cần có thêm thời gian để cân nhắc, suy nghĩ kỹ thì mới tự tin với sự lựa chọn của mình.

2.8 Dùng cảm nhận nhiều hơn người hướng ngoại

Theo nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, những người hướng nội thường ít thể hiện ra bên ngoài, dùng cảm nhận nhiều hơn so với người hướng ngoại. Thay vì đưa ra câu hỏi, thắc mắc, ý kiến,…, họ sẽ im lặng quan sát, suy đoán, cảm nhận để nắm bắt vấn đề.

3. Ưu điểm, hạn chế của người hướng nội

Mỗi người sẽ có tính cách riêng và có ưu – nhược điểm nhất định. Cụ thể, với người hướng nội thì ưu điểm, hạn chế sẽ là:

đặc điểm người hướng nội
Ưu, nhược điểm của người hướng nội

3.1 Ưu điểm

  • Khả năng làm việc độc lập cao: bởi người hướng nội luôn hướng đến chiều sâu, dành nhiều thời gian để tìm hiểu các vấn đề mình quan tâm nên tư duy của họ cũng mạch lạc, làm việc có kế hoạch rõ ràng.
  • Khả năng quan sát, tư duy tốt: người hướng nội thích yên tĩnh, điều này giúp họ dễ dàng quan sát, nhìn nhận vấn đề chính xác, hiệu quả hơn. Vì vậy mà họ ít khi gặp thất bại.
  • Biết lắng nghe, thấu hiểu người khác: vì luôn hướng đến chiều sâu trong các mối quan hệ nên người hướng nội luôn biết cảm thông, chia sẻ với mọi người. Đây là ưu điểm giúp họ nhận được sự yêu quý, tin tưởng.

3.2 Hạn chế

  • Gặp nhiều khó khăn trong môi trường công sở: vì các công việc đều cần có sự tương tác cao nên đây sẽ là trở ngại lớn với người hướng nội.
  • Thường bị ảnh hưởng bởi tính lo âu: người hướng nội hay nghĩ đến chiều sâu nên dễ hình thành cảm giác lo lắng quá mức. Điều này gây tổn thương đến não bộ.

4. Hướng nội có liên quan đến gen di truyền không?

Tính cách con người chịu ảnh hưởng khá lớn từ gen di truyền. Và theo nhà nghiên cứu – bác sĩ trị liệu tâm lý Laney, hướng nội – hướng ngoại là một trong những đặc điểm được di truyền mạnh mẽ mẽ nhất.

Tuy nhiên, yếu tố môi trường hay trải nghiệm cũng là nhân tố tạo nên tính cách của mỗi người. Vì thực tế, bộ gen chỉ cho phép chúng ta xử lý mức độ hướng nội – hướng ngoại trong giới hạn nhất định. Còn việc thay đổi nó nằm ở chính bản thân mỗi người. Vì vậy, các bạn cũng không cần quá lo lắng về tính cách hướng nội của mình. Đây là một phần làm nên con người tuyệt vời của các bạn.

Xem thêm: 10 việc làm phù hợp với người hướng nội

5. Thang đo tính cách người hướng nội, người hướng ngoại

tính cách người hướng nội
Thang đo tính cách người hướng nội, hướng ngoại

Hầu hết chúng ta không hướng nội hoàn toàn hay hướng ngoại hoàn toàn. Chúng ta rơi vào một điểm nào đó ở giữa. Một số đặc điểm có thể mạnh hơn hoặc yếu hơn, đó là lý do tại sao mọi người có thể tự nhận mình là hướng nội hay hướng ngoại.

Các gen của bạn cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định bạn sẽ rơi vào đâu trên chuỗi tính cách này. Nghiên cứu chỉ ra rằng phản ứng của người hướng ngoại với dopamine (còn được biết đến với cái tên “hóc môn hạnh phúc”) khác với người hướng nội. Người hướng ngoại có được cảm thấy được kích thích hoặc tràn đầy năng lượng từ các tương tác xã hội. Trong khi đó người hướng nội lại có thường cảm thấy không thoải mái và bị kích thích quá mức.

Kinh nghiệm sống hay việc làm cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến tính cách của bạn. Bạn có thể thay đổi nhẹ trên phổ tính cách này trong suốt cuộc đời của mình. Không cần thiết phải thay đổi hoặc thay đổi tính cách của bạn từ sang hướng nội hay hướng ngoại. Hãy nhớ rằng tính cách là một phần tuyệt vời của con người bạn.

Xem thêm: Ambivert là gì? Tính cách nhóm người ambivert ra sao?


Tham khảo thêm từng nhóm tính cách hướng nội theo trắc nghiệm MBTI:

ISFP INFP
ISTP INTP
ISFJ INFJ
ISTJ INTJ

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: