Chỉ riêng các chức danh tư pháp sẽ cần trên 23.000 nhân sự vào năm 2023. Ngành luật hứa hẹn cơ hội việc làm dồi dào và mức lương cao. Nhưng bạn đã hiểu ngành luật là gì? Học ngành luật ra trường làm công việc gì? Bài viết này của JobsGO sẽ giải đáp các băn khoăn về ngành học này và định hướng tốt hơn cho tương lai.
Mục lục
1. Tìm hiểu ngành luật là gì?
Ngành luật là một ngành tương đối rộng. Đây là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.
Học ngành luật, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về pháp luật. Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị kiến thức khác nhau. Ví dụ, học luật dân sự, bạn sẽ được trang bị thêm những kiến thức về quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình.
Xem thêm: Ngành giải trí trong xu hướng công việc thời nay.
2. Ngành luật học gì?
Theo học ngành luật, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức luật ở đa dạng các lĩnh vực trong đời sống. Cụ thể như: các kiến thức nền tảng về luật kinh tế, luật tài chính – thương mại hay luật hôn nhân gia đình, luật môi trường, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền công dân, quy định về tài sản, thừa kế… Đặc biệt, nếu như bạn là người intp thì bạn sẽ phù hợp với việc theo đuổi ngành học này nhé.
Xem thêm: Intp hợp với tính cách nào?
3. Ngành luật có được ưa chuộng?
Hiện nay, ngành luật được xem là một trong những ngành học vô cùng “HOT” tại nước ta. Thật vậy, số lượng các trường tổ chức đào tạo ngành luật cũng như chỉ tiêu tuyển sinh ngành luật ngày càng tăng.
Điều đó cho thấy ngành luật đang có sự phát triển mạnh mẽ và là một trong những ngành được xã hội rất ưa chuộng. Đây cũng không phải là một điều khó hiểu vì ngành luật là yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho hầu hết tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay.
4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành luật hay không?
Người phù hợp với ngành luật là người sở hữu những tố chất và đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Lập trường vững vàng và tư duy phản biện tốt: Luật là ngành đòi hỏi sự phân định đúng sai một cách rõ ràng. Chính vì thế, tư duy phân tích, suy luận và phản biện tốt để đưa ra nhận định chính xác, hợp lý là điều vô cùng cần thiết, có thể đưa ra các quyết định chính xác và hợp tình hợp lý.
- Trí nhớ và khả năng đọc hiểu tốt: Luật bao gồm rất nhiều bộ luật và điều khoản khác nhau. Điều này đòi hỏi người theo học phải có một trí nhớ tốt để có thể ghi nhớ chúng nhằm phục vụ cho việc áp dụng trong thực tế.
- Yêu thích đọc sách: Bên cạnh các đầu sách chuyên môn về luật, người học còn cần tham khảo thêm các thể loại sách khác để trau dồi cho bản thân một nền tảng kiến thức đa dạng ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống như văn hoá, kinh tế, xã hội…
- Kỹ năng thuyết phục: Kỹ năng thuyết phục là yếu tố rất quan trọng đối với người theo đuổi ngành luật. Thật vậy, bạn cần phải lập luận để khiến người khác đồng thuận theo định hướng của mình.
- Yêu thích việc giải quyết vấn đề: Đặc thù của ngành luật là phải giải quyết các vấn đề rắc rối của thân chủ. Chính vì thế, chỉ khi bạn tìm thấy sự hào hứng trong việc tìm giải pháp cho các vấn đề đó, bạn mới có thể phát triển và tỏa sáng trong ngành.
5. Học ngành luật ra làm gì?
Sinh viên ngành luật ra trường làm gì? Nhiều người lầm tưởng học ngành luật chỉ làm luật sư. Tuy nhiên, tốt nghiệp ngành luật có vô vàn công việc mà bạn có thể ứng tuyển. Bên cạnh đó, không chỉ làm việc tại các cơ quan nhà nước, bạn có thể làm tại các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân… Cụ thể như:
5.1 Công chứng viên
Tốt nghiệp ngành luật bạn có thể ứng tuyển vị trí công chứng viên. Đây là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Công chứng viên còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong ngành luật, công chứng viên còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý.
Yêu cầu về kinh nghiệm của công chứng viên khá cao. Ứng viên vị trí này phải công tác pháp luật từ 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp ngành luật. Bên cạnh đó, bạn cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp và giải quyết vấn đề.
Mức lương công chứng viên: 8 – 10 triệu đồng/tháng.
5.2 Chuyên viên pháp lý
Đây là vị trí có cơ hội việc làm cao trong tuyển dụng việc làm ngành luật. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Do đó, họ phải chuẩn nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý.
Chuyên viên pháp lý phải thường xuyên gặp mặt, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, phải cập nhật những thay đổi của quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Để làm công việc chuyên viên pháp lý, bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật. Đồng thời phải giao tiếp tốt, có sức thuyết phục. Bạn phải linh hoạt để giải quyết các tình huống. Tác phong chuyên nghiệp là điều nên có ở chuyên viên pháp lý.
Mức lương chuyên viên pháp lý dao động từ 8 – 24 triệu đồng, tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người làm nghề.
5.3 Kiểm sát viên/ Công tố viên
Kiểm sát viên hoặc công tố viên là người của cơ quan công tố. Công việc chính là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Ngoài ra, họ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Kiểm sát viên là người có trình độ cử nhân ngành luật và được công nhận là chuyên viên pháp lý. Ngoài chuyên môn, bạn phải nắm được nghiệp vụ cảnh sát và điều tra tội phạm. Bên cạnh đó, bạn phải có các kỹ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin…
Trở thành kiểm sát viên/công tố viên, bạn phải luôn có bản lĩnh vững vàng, đạo đức, liêm khiết.
Vị trí này có mức lương cứng khoảng 8 – 10 triệu/tháng. Bên cạnh đó, kiểm sát viên/công tố viên còn được hưởng phụ cấp là 25% hàng tháng.
5.4 Luật sư
Luật sư hẳn là công việc được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành luật. Bởi đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành luật.
Công việc chính của luật sự là áp dụng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ. Đồng thời hỗ trợ, đem lại các giải pháp pháp lý cho khách hàng hoặc công ty đó. Một phần quan trọng trong công việc của luật sư là hiểu rõ các pháp nhân liên quan, từ cá nhân đến tổ chức, để tư vấn chính xác.
Yêu cầu đối với luật sư là phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư và có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương. Bên cạnh đó, luật sư cũng cần có kỹ năng giao tiếp, phân tích và xử lý tình huống tốt hay tác phong chuyên nghiệp, quyết đoán…
Mức lương: 10 – 15 triệu/tháng.
>>>Xem thêm: Mô tả công việc tư vấn pháp luật.
5.5 Thư ký tòa án
Thư ký tòa án là công chức làm việc tại Tòa án. Nhiệm vụ là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Thư ký tòa án còn là người hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật tại tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Để ứng tuyển trở thành thư ký tòa án, bạn phải có bằng cử nhân ngành Luật. Bên cạnh đó, bạn phải vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án. Các kỹ năng cần có: giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình, tin học văn phòng…
Mức lương thư ký tòa án là 8 – 10 triệu/tháng, chưa kể các khoản phụ cấp của nhà nước.
5.6 Giảng viên ngành luật
Công việc giảng viên ngành luật phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật. Bạn có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đào tạo chuyên ngành này. Ngoài ra, một số trường đại học cũng cần giảng viên giảng dạy về pháp luật chung, luật chuyên ngành. Do đó, nhu cầu giảng viên ngành luật ngày một tăng, tạo ra cơ hội việc làm.
Làm giảng viên, bạn cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật. Hoặc ít nhất là bằng cử nhân loại giỏi ngành luật hệ chính quy. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về luật, bạn cần có nghiệp vụ sư phạm. Các kỹ năng hỗ trợ cần có như: tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…
Mức lương: 7 – 10 triệu/tháng.
5.7 Thẩm phán
Thẩm phán chắc hẳn là ước mơ lớn của rất nhiều sinh viên ngành luật. Đây là chức danh cao quý thuộc về những người có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý và thực thi pháp luật. Trở thành thẩm phán bạn sẽ nắm trong tay rất nhiều quyền lực, danh vọng và địa vị. Nhưng bạn cũng có trách nhiệm cao với công việc này.
Để trở thành thẩm phán là cả một quá trình. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật, bạn còn phải trải qua 3 bước sau:
- Làm thư ký tòa án
- Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán
- Có quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Mức lương thẩm phán: Thẩm phán có mức lương trung bình là 8 triệu đồng/tháng kèm phụ cấp theo quy định của nhà nước.
>>>Xem thêm: Đơn tố cáo là gì?
5.8 Pháp chế doanh nghiệp
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn buộc doanh nghiệp phải tìm cách phòng ngừa. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã thành lập hẳn một phòng/ban pháp chế. Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Từ đó, tránh được những sai phạm có thể xảy ra.
Ngoài các doanh nghiệp, bạn có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Nhiệm vụ chính là đảm bảo những hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Ngoài ra, bạn phải thực hiện rà soát hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu hóa.
Bên cạnh phòng pháp chế, ngân hàng thường có các phòng/ban khác cần nhân sự ngành luật như đầu tư, thu hồi nợ, tố tụng…
Mức lương trung bình là 9 – 12 triệu/tháng tùy thuộc vào công việc và quy mô doanh nghiệp.
Xem thêm: [Tổng hợp] Thông tin cơ bản về các loại bảo hiểm hiện nay!
6. Học ngành luật ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều trường uy tín đào tạo ngành luật mà bạn có thể tham khảo:
Tên trường | Tổ hợp xét tuyển | Điểm chuẩn | ||
2022 | 2021 | 2020 | ||
Đại học Luật Hà Nội | A00 | 25.35 | 25.35 | 24.7 |
A01 | 24.95 | 25.75 | 23.1 | |
C00 | 28.75 | 28 | 27.75 | |
D01, D02, D03, D05, D06 | 25.8 | 26.55 | 25 | |
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam | C00; C20; A00; A09 | 24 | 19 | 17 |
Đại học Văn hóa Hà Nội | C00 | 27.5 | 26.6 | 25.25 |
A00; A16; D01; D78; D96 | 26.5 | 25.6 | ||
Đại học Công đoàn | A01; C00; D01 | 26.1 | 25.5 | 23.25 |
Đại học Vinh | C00; D01; A00; A01 | 19 | 17 | 15 |
Đại học Luật – Đại học Huế | A00; C00; C20; D66 | 19 | 18.5 | 17.5 |
Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng | A00; A01; D01; D96 | 23.5 | 24.75 | 23 |
Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) | A00; A01; D01; D07 | 25.7 | 25.95 | 25 |
Đại học Luật TP.HCM | A00 | 24.25 | 24.5 | 24 |
A01 | 22.5 | 27.5 | 22.5 | |
C00 | 27.5 | 24.75 | 27 | |
D01; D03; D06 | 23.25 | 24.5 | 22.75 | |
Đại học Tôn Đức Thắng | A00; A01; C00; D01 | 33.5 | 35 | 33.25 |
Mong rằng với chia sẻ trên của JobsGO bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành luật là gì. Đồng thời, hãy xác định cho mình con đường đúng đắn cho tương lai, có thể tham khảo thêm trắc nghiệm nghề nghiệp để tìm ra hướng đi phù hợp nhất với bản thân. Chúc các bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)