Công tố viên là công việc mơ ước của rất nhiều bạn trẻ hiện nay bởi sự danh giá, uy nghiêm. Vậy bạn đã thực sự hiểu nghề công tố viên là gì? Vai trò, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của vị trí này như thế nào? Nếu chưa biết đáp án cho những câu hỏi này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục lục
Công tố viên là gì?
Theo quy định của quốc tế, công tố viên là người thuộc cơ quan công tố, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố, buộc tội những kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự tại phiên tòa xét xử.
Trong hầu hết các văn bản thông luật, Trưởng công tố viên của chính phủ cũng có thể có trách nhiệm thực thi pháp luật, truy tố, thậm chí là chưởng lý hoặc biện lý.
Công tố viên là trưởng đại diện pháp lý của quá trình truy tố trong các quốc gia theo hệ thống tố tụng thông luật hay tố tụng thẩm vấn. Họ thường chỉ tham gia vào một vụ án hình sự khi nghi phạm đã được xác định, các cáo buộc phải được đưa ra bởi cơ quan điều tra.
Cụ thể, họ sẽ dựa vào kết quả điều tra để đưa vụ án lên trước tòa, kèm theo đó là các chứng cứ họ thu thập được. Công tố viên tiến hành trình bày quan điểm và đưa ra đề xuất về mức hình phạt phù hợp cho bị cáo theo quy định của pháp luật. Những người này cũng có nghĩa vụ bảo vệ bị cáo thông qua các hành động như đề nghị tạm hoãn thi hành án hoặc rút lại cáo trạng khi có căn cứ chứng minh bị cáo vô tội. Đồng thời họ cũng có trách nhiệm đưa ra những chứng cứ có lợi cho bị cáo.
Công tố viên khi điều tra không chỉ nhận các tài liệu được gửi đến từ cơ quan điều tra mà họ sẽ tiến hành truy vấn những người liên quan, sau đó kết tội trực tiếp và chuẩn bị thêm các biên bản cần thiết.
Các công tố viên thường sẽ là luật sư có bằng đại học luật, được Tòa án/cơ quan có thẩm quyền công nhận là chuyên gia pháp lý, được thừa nhận ở các phiên tòa.
👉 Xem thêm: Ngành luật là gì? Học ngành luật ra trường làm công việc gì?
Vị thế và điều kiện phục vụ của công tố viên
Hội nghị lần thứ 8 về Phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra vị thế – điều kiện phục vụ của công tố viên như sau:
- Với tư cách là yếu tố quan trọng trong trật tự tư pháp, công tố viên sẽ cần phải duy trì danh dự, phẩm giá nghề nghiệp mọi lúc, mọi nơi.
- Các quốc gia cần đảm bảo công tố viên có thể thực hiện được nhiệm vụ, chức năng chuyên môn của mình, không bị đe dọa, ngăn cản, quấy rầy, can thiệp trái phép hay chịu trách nhiệm một cách vô lý về hình sự, dân sự,…
- Công tố viên và gia đình của họ phải được bảo vệ về thân thể khi thực hiện các chức năng công tố.
- Điều kiện làm việc cho công tố viên phải hợp lý, thù lao đầy đủ. Các vấn đề liên quan đến tiền hưu, tuổi hưu,… cần phải được quy định bằng pháp luật, công bố bằng văn bản.
- Việc đề bạt công tố viên ở những nơi có chế độ cần phải dựa vào yếu tố khách quan, các tiêu chuẩn về chuyên môn, tính liêm khiết, kinh nghiệm, khả năng làm việc,…
Vai trò của công tố viên trong tố tụng hình sự
Công tố viên đóng vai trò rất quan trọng trong tố tụng hình sự. Cụ thể, vai trò đó thể hiện ở những khía cạnh sau:
Vai trò trong hoạt động điều tra
Công tố viên được trao quyền hạn và trách nhiệm duy nhất là điều tra hình sự. Cảnh sát được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của công tố viên. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ tham gia những vụ án lớn, có tầm quan trọng và có ý nghĩa nhất định như liên quan đến quyền con người của công dân, lừa đảo kinh tế, tham nhũng, buôn bán ma túy,…
Khi vụ án được chuyển đến cho công tố viên, họ sẽ mở cuộc kiểm tra toàn diện, xem xét những biện pháp điều tra của cảnh sát có phù hợp hay không? Tất cả những quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục tố tụng công bằng đều sẽ được thẩm định. Nếu các vấn đề không có trong vụ án, công tố viên ra lệnh cho cảnh sát điều tra lại hoặc khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra.
Phát động và duy trì quyền công tố
Khi đã kết thúc quá trình điều tra vụ án, công tố viên sẽ cần đưa ra quyết định là có buộc tội hay không? Nếu công tố viên không đưa ra cáo trạng thì hành động này được gọi là không truy tố.
Công tố viên cũng có thể thực hiện quyền tự quyết mà không cần quan tâm đến chứng cứ. Họ xem xét những trường hợp cụ thể của kẻ bị tình nghi và bản chất của tội phạm thông qua một thủ tục – đó là đình chỉ buộc tội.
Thi hành án
Tại Hàn Quốc, pháp luật cũng trao nhiệm vụ thi hành án bản án hình sự cho công tố viên. Theo đó, họ có vai trò trong việc chỉ đạo những quan chức liên quan cho mục đích cải tạo, phạt tù, thu tiền phạt,… trong các cơ quan lao động công ích.
Vai trò là người bảo vệ nhân quyền
Công tố viên có vai trò bảo vệ nhân quyền của mọi công dân, họ mang tư cách là người đại diện cho lợi ích công.
Những người này có quyền đệ trình lên Tòa án tất cả những chứng cứ liên quan đến phạm tội, bị cáo. Công tố viên cũng yêu cầu Tòa án áp dụng pháp luật một cách công bằng, không thiên vị, đảm bảo bị cáo sẽ không nhận được đối xử bất công nào. Điều này được gọi là nghĩa vụ biện hộ ảo – một phẩm chất cần thiết với công tố viên.
Ngoài ra, công tố viên cũng có vai trò trong việc ngăn ngừa, khắc phục những sai phạm có khả năng ảnh hưởng đến quyền con người bằng cách kiểm tra xem có ai bị bắt giữ mà không qua thủ tục tố tụng hợp pháp hay không?
Vai trò với tư cách luật sư Nhà nước
Với tư cách là luật sư Nhà nước, các công tố viên tham gia vào dự thảo, tranh luận những dự luật, thực hiện, hướng dẫn chiến lược kiện tụng cho chính quyền trung ương, địa phương nếu các cấp này có liên quan đến vụ kiện.
Bên cạnh đó, họ còn có vai trò cung cấp những những lời khuyên pháp lý miễn phí cho công dân. Khi cần thiết, công tố viên cũng có thể phân công người bản địa của tập đoàn để trợ giúp pháp lý.
Nghiên cứu và đào tạo
Nhiệm vụ của công tố viên là cố gắng tìm hiểu sự thật của vụ án, bảo vệ quyền con người, thu thập, phân tích chứng cứ bằng phương pháp khoa học. Chính vì vậy, trước khi được bổ nhiệm và trong suốt sự nghiệp của mình, các công tố viên đều phải trải qua những chương trình đào tạo khác nhau nhằm nâng cao chuyên môn, kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng để áp dụng hiệu quả cho từng trường hợp, vụ án. Điều này đóng góp quan trọng cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo của Viện công tố tối cao.
Hợp tác quốc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa, công tố viên tại các quốc gia đã, đang nỗ lực để đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm mang tính xuyên quốc gia, tổ chức chặt chẽ hơn bằng các biện pháp hợp tác quốc tế.
Ví dụ như Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã ký nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm với một số quốc gia trên thế giới. Và Viện công tố tối cao cũng có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thỏa thuận song phương với các Cơ quan công tố trong khu vực, trên thế giới.
👉 Xem thêm: Thẩm phán là gì? Quy định về chức danh Thẩm phán tại Việt Nam
Nhiệm vụ & quyền hạn của công tố viên
Đối với công tố viên, nhiệm vụ & quyền hạn sẽ gồm:
- Kiểm sát việc khởi tố và các hoạt động điều tra, lập hồ sơ vụ án của công an, cảnh sát điều tra.
- Nếu ra những yêu cầu cần thiết trong quá trình điều tra.
- Triệu tập, hỏi cung bị can, lấy lời khai của những người làm chứng, người bị hại, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
- Giám sát việc bắt giữ, tạm giam người bị nghi phạm tội.
- Tham gia vào các phiên tòa đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến vụ án, hỏi, đưa ra bằng chứng, thực hiện việc luận tội, tranh luận với những người tham gia tố tụng.
- Giám sát việc tuân thủ pháp luật trong xét xử của Tòa án, những người tham gia tố tụng, kiểm sát các bản án, quyết định của tòa.
- Kiểm sát việc thi hành các bản án, quyết định hành chính, quyết định của Tòa án.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Viện trưởng Viện kiểm sát về những quyết định của mình.
Mức lương của công tố viên
Mức lương của vị trí này hiện nay dao động từ 8 – 10 triệu đồng + phụ cấp/tháng. Thu nhập tuy không phải thấp, nhưng cũng chưa hẳn cao. Song đổi lại các bạn có môi trường tốt để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức và nâng cao cơ hội thăng tiến cho bản thân.
Bên cạnh đó, vì thuộc Cơ quan nhà nước nên công tố viên cũng được hưởng rất nhiều quyền lợi, chính sách và chế độ tốt.
👉 Xem thêm: Công chứng viên là gì? Có nên theo đuổi nghề công chứng viên?
So sánh công tố viên với luật sư
Nhiều người thắc mắc không biết công tố viên và luật sự khác nhau như thế nào? Vậy thì JobsGO sẽ giải đáp giúp các bạn.
Giống nhau
- Cả luật sư và công tố viên đều có quyền thu thập chứng cứ độc lập để trình bày tại phiên tòa.
- Cả hai đều không có trách nhiệm đơn phương tung ra chứng cứ cho bên còn lại.
- Họ đều có quyền xem xét hồ sơ do bên kia thu thập.
Khác nhau
Mục đích hoạt động | Truy tố người phạm tội. | Bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội. |
Quyền hạn | Điều tra, truy tố người phạm tội và có quyền bác bỏ chứng cứ của luật sư. | Khám xét, thu giữ, kiểm tra và yêu cầu khám xét đối với vật chứng, chất vấn người làm chứng. |
Vị trí trong tố tụng | Tiến hành hoạt động tố tụng. | Tham gia hoạt động tố tụng. |
Như vậy, bài viết này của JobsGO đã gửi đến bạn những thông tin đầy đủ và bổ ích về công tố viên. Hy vọng nó giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề và tự tin lựa chọn công việc này cho bản thân nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)